4 người này gồm: Nguyễn Đức Thắng, Nhân viên hợp đồng phụ trách quản trị mạng của Trường, La Văn Huỳnh, Hoàng Thị Kim Dung (sinh viên) và Trần Văn Kiên (chủ tiệm Photo coppy). Riêng trường hợp của Thắng, cơ quan điều tra đã khởi tố về tội giả mạo giấy tờ trong công tác, 3 người còn lại có vai trò đồng phạm.
Kết quả điều tra được biết, sau khi nắm được thông tin 1 số sinh viên có nhu cầu nâng điểm, Huỳnh, Dung và Kiên đã chủ động gặp những người này đề nghị bỏ tiền sửa điểm. Thỏa thuận xong, Huỳnh dẫn các sinh viên đến gặp Thắng và cung cấp cấp thông tin cá nhân.
Ông Hùng (bên trái) trao đổi xung quanh vụ việc với PLVN |
Bản thân Thắng, được nhà trường giao mật khẩu phần mềm quản lý điểm của sinh viên nên có thể lợi dụng sơ hở trong quản lý và tự ý vào nâng điểm. Cứ 1 môn được sửa điểm, Thắng thu từ 1,5-1,7 triệu đồng, 3 người còn lại được 200.000-300.000 ngàn đồng/sinh viên.
PA92 cũng xác định, Thắng chủ yếu sửa điểm trung bình học kỳ hoặc điểm tổng kết cuối năm (cả năm học). Những người nào xếp loại yếu sẽ lên trung bình và từ trung bình lên loại khá... Tổng cộng, Thắng đã sửa điểm cho 19 sinh viên, thu lợi bất chính hơn 130 triệu đồng, còn Huỳnh thu 8 triệu đồng, Duy thu 2,3 triệu đồng và Kiên 3 triệu đồng.
Tại cơ quan điều tra, những người này đều thừa nhận hành vi của mình.
Trước đó, PLVN đã thông tin, từ mạng xã hội facebook, một số sinh viên đã đưa thông tin quảng cáo, kêu gọi những ai là sinh viên của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch “muốn chạy điểm trượt thành đỗ, chỉ cần bỏ ra từ 500 ngàn đến ba triệu đồng.” Sự việc gây xôn xao dư luận
Vào cuộc tìm hiểu, PV được biết, theo quy trình học tập của sinh viên trường này, khi học hết môn, giáo viên cho làm bài kiểm tra, chấm thi, sau đó trợ lý các khoa nhập điểm vào cuối kỳ. Tiếp đến, giáo viên in điểm tổng kết nộp về các phòng liên quan như phòng Quản lý Đào tạo và phòng Khảo thí. Tại đây, căn cứ và kết quả, những sinh viên nào qua, hay không qua môn học thể hiện rõ. Tuy nhiên, thực tế đã có những sinh viên không đủ điều kiện nhưng vẫn có bảng điểm “ma” để tốt nghiệp ra trường, trong số đó tập trung chủ yếu khóa năm 2010 và năm 2012.
Qua làm việc, ông Lê Quang Hùng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch thừa nhận có xảy ra tình trạng mua bán điểm để tốt nghiệp tại trường và Công an đã vào cuộc điều tra.
Được biết, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch đào tạo các ngành nghề: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Dịch vụ pháp lý và Quản lý buồng phòng… và hiện có hơn 3.000 sinh viên đang theo học.