Khởi sắc nông thôn mới ở tỉnh miền núi Điện Biên

Một góc thành phố Điện Biên Phủ.
Một góc thành phố Điện Biên Phủ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trở lại tỉnh Điện Biên những ngày gần đây, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay nhanh chóng ở tỉnh miền núi vốn còn nhiều khó khăn này. Những con đường đất đỏ, lầy lội ngày nào giờ đã được bê tông hóa. Những khu đất trống, đồi trọc trước đây giờ phủ kín một màu xanh cây trái. Diện mạo nông thôn ở Điện Biên đang khởi sắc từng ngày.

Nỗ lực vượt khó

Cũng như nhiều địa phương khác của cả nước, tỉnh Điện Biên bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm thấp. Với đặc thù là tỉnh miền núi, biên giới, dân cư sống rải rác, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, địa bàn chia cắt, tỷ lệ hộ nghèo cao…

Thêm vào đó là một bộ phận người dân chưa hiểu mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng NTM nên còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai chương trình xây dựng NTM trên địa bàn.

Tỉnh Điện Biên có 129 xã, phường, thị trấn, trong đó có 115 xã tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Tính đến hết năm 2015 mới chỉ có 01 xã đạt chuẩn NTM (đạt 0,86%), cho nên Điện Biên được đánh giá là tỉnh có kết quả thực hiện NTM đạt thấp ở khu vực miền núi phía Bắc, hầu hết các tiêu chí đều thiếu và chưa đạt.

Trước những khó khăn đó, giải pháp được tỉnh Điện Biên đặc biệt chú trọng đến đó là đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về mục đích và tầm quan trọng của xây dựng NTM. Tất cả các nội dung liên quan đến xây dựng NTM được đưa vào các cuộc họp để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, thực hiện... từ đó tạo nên lòng tin của nhân dân đối với chính quyền.

Đặc biệt là việc huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-HĐND tỉnh Điện Biên về Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Điện Biên cho biết: Hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, văn phòng điều phối NTM đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia của tỉnh ban hành kế hoạch, lộ trình và chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nội dung về xây dựng NTM.

Trên cơ sở đó, tỉnh Điện Biên đã ban hành các nghị quyết, đề án, chương trình hành động… giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương. Cùng với đó, tổ chức bộ máy thực hiện chương trình được thành lập theo quy định và thường xuyên được kiện toàn. Từ đó, các cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời và có tính thực tiễn cao, tạo điều kiện cho các địa phương khai thác các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với phát triển sản xuất.

Hệ thống đường giao thông được bê tông cứng hoá thuận lợi cho người dân đi lại trao đổi hàng hoá.

Hệ thống đường giao thông được bê tông cứng hoá thuận lợi cho người dân đi lại trao đổi hàng hoá.

Bước chuyển mình mạnh mẽ

Bắt tay vào xây dựng NTM, tỉnh Điện Biên xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trên cơ sở phân tích tiềm năng thế mạnh từng vùng, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao thu nhập. Cùng với đó là triển khai các tiêu chí “cứng” (đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế...).

Vượt qua những khó khăn, bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Diện mạo NTM các xã, phường, thị trấn miền núi, biên giới đã “thay da, đổi thịt” và khởi sắc.

Ông Nguyễn Thanh Bình cho hay: Đích đến trong xây dựng NTM là nâng cao chất lượng đời sống, thu nhập cho người dân. Để làm được điều đó, các huyện, thành phố đã căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương để lựa chọn khâu đột phá có trọng tâm, trọng điểm, người hưởng thụ cũng chính là nhân dân nên phải lấy người dân làm gốc. Huy động sức đóng góp của nhân dân từ trí tuệ, công sức, tiền của, đất đai cùng chung tay. Với cách làm đó, các hộ dân đã hưởng ứng việc hiến đất làm đường giao thông, nhà văn hóa, trường học... và tích cực lao động sản xuất, tạo nên sức bật cho xây dựng NTM.

Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cùng sự góp sức, đồng lòng của nhân dân, đặc biệt là sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên về Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Diện mạo khu vực nông thôn đang từng ngày “thay da, đổi thịt”, đời sống của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 38 xã đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn ước đạt 19,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn cũng giảm xuống 35,92%; tỷ lệ người có việc làm qua đào tạo đạt 73%; cơ sở hạ tầng được đầu tư; an ninh trật tự xã hội ổn định và giữ vững; các điều kiện về y tế, giáo dục, văn hoá, đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, nâng lên.

Với quan điểm xây dựng NTM là quá trình lâu dài, tỉnh Điện Biên đang nỗ lực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị để khơi dậy tiềm năng của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành và nâng cao cáo tiêu chí bằng nhiều giải pháp cụ thể. Nhất là các giải pháp hỗ trợ các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới đặc biệt khó khăn, từng bước hoàn thành các tiêu chí NTM gắn với giảm nghèo bền vững. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.