Khởi nghiệp sáng tạo là yếu tố đặc biệt quan trọng trong kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Techfest 2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Techfest 2024.
(PLVN) - Chiều 27/11, tại TP Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc TECHFEST Việt Nam 2024, sự kiện thuộc chuỗi chương trình Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia. Chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), UBND TP Hải Phòng tổ chức.

Cải thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ Trưởng Bộ KH&CN cho biết, trong quá trình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể số lượng và chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (KNST). Từ những bước đầu tiên, hệ sinh thái KNST Việt Nam đã vươn lên trở thành điểm sáng không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.

Vai trò của doanh nghiệp KNST là trung tâm trong việc hình thành một hệ sinh thái KNST quốc gia mạnh mẽ, không ngừng kết nối với các nguồn lực quốc tế, từ đó nâng tầm Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong kỷ nguyên chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, các doanh nghiệp KNST sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, đồng hành, sát cánh cùng đất nước tiến xa hơn trên con đường hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững.

Sự thành công của hệ sinh thái KNST Việt Nam hôm nay có được, ngoài sự nỗ lực, sáng tạo không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp KNST còn là sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chung tay, phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức chính trị - xã hội. Chính sự hợp tác đồng bộ, thống nhất này đã tạo ra một môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp KNST có thể phát triển, mở rộng quy mô và hoạt động.

Các chính sách thúc đẩy hệ sinh thái KNST của Chính phủ thông qua Đề án 844 hỗ trợ hệ sinh thái KNST quốc gia; Đề án 1665 hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp; Đề án 939 hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp,… với các hoạt động từ hỗ trợ hoàn thiện công nghệ, chuyển đổi mô hình, nâng cao năng lực, tiếp cận nguồn vốn, kết nối đầu tư, mở rộng thị trường, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động.

Những chính sách hỗ trợ này cần tiếp tục được phát huy và mở rộng, để bảo đảm hệ sinh thái KNST Việt Nam luôn duy trì đà phát triển, tăng cường sức cạnh tranh và tiếp tục là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ Trưởng Bộ KH&CN phát biểu khai mạc.

Ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ Trưởng Bộ KH&CN phát biểu khai mạc.

"Bộ KH&CN sẽ cùng các Bộ, ngành, địa phương tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cải thiện khung pháp lý, thiết kế các cơ chế hỗ trợ phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KNST có thể vận hành hiệu quả trong môi trường kinh doanh toàn cầu.

Chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế để đa dạng hóa các nguồn lực, hỗ trợ các doanh nghiệp KNST tiếp cận, hấp thụ những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trên thế giới, cùng sự hỗ trợ từ các tập đoàn trong và ngoài nước, các tập đoàn đa quốc gia, các quỹ đầu tư toàn cầu." - Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết.

Cần có tư duy đột phá, chấp nhận rủi ro

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn đặt KH&CN, GD&ĐT và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Trong văn kiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động về đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm.

Trong chiến lược phát triển 10 năm 2021-2030 cũng đề ra phương hướng phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhằm tạo bứt phá, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cái văn bản về nội dung này. Đồng thời đã giao cho Bộ KH&CN xây dựng và dự thảo Luật KH&CN về đổi mới sáng tạo, trình Quốc hội thông qua năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, đổi mới sáng tạo, KNST góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của từng chủ thể, từng doanh nghiệp và tạo ra những thay đổi đột phá, thậm chí kiến tạo ra thị trường mới, ngành mới, lĩnh vực mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới, lực lượng sản xuất mới. KNST là yếu tố đặc biệt quan trọng trong kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc để giàu mạnh và thịnh vượng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc; góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc TECHFEST Việt Nam năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc TECHFEST Việt Nam năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ chỉ ra rằng, bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, cần khắc phục: Hệ sinh thái khởi nghiệp đang ở giai đoạn hình thành, còn thiếu nguồn lực để có thể tăng tốc và phát triển mạnh mẽ; còn chậm đổi mới về tư duy, chưa tạo ra đột phá, nhất là trong thủ tục pháp lý; không gian, cơ sở hạ tầng thí điểm, thí nghiệm công nghệ mới chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới.

Đặc biệt, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, các cơ sở giáo dục đạo tạo và doanh nghiệp. “Cần có tư duy đột phá, chấp nhận rủi ro, dám nghĩ dám làm trong thúc đẩy các hoạt động KNST, cả từ phía Nhà nước, từ phía cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân với tinh thần “lợi ích thì hài hòa mà rủi ro thì chia sẻ””, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng cũng cho rằng, yêu cầu chủ đạo đặt ra để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia là thu hút nguồn lực từ các tập đoàn quốc tế, quốc gia; nuôi dưỡng và phát triển nhiều kì lân công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ mới; đồng thời, phải tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo một cách toàn diện, bao trùm và bền vững.

KNST cần có sự chung tay đồng lòng của cả hệ thống chính trị, của cả người dân, doanh nghiệp. Lấy người dân doanh nghiệp làm trung tâm,làm chủ thể, làm mục tiêu động lực và nguồn lực trong KNST; đặc biệt cần ưu tiên cho thế hệ trẻ, giúp đỡ thế hệ trẻ trong KNST.

Bên cạnh đó cũng cần có tư duy mới, nhận thức mới, cách làm mới, có tư duy hỗ trợ, hợp tác dài hạn, ổn định, vì lợi ích lâu dài. KNST cần dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro, dám tiên phong trong mọi hành động, dấn thân vì lợi ích quốc gia, dân tộc cùng với lợi ích cá nhân.

TECHFEST Việt Nam 2024 với chủ đề "Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam".

TECHFEST Việt Nam 2024 với chủ đề "Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam".

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy hệ sinh thái KNST: Tập trung hoàn thiện thể chế cho đổi mới sáng tạo và lập nghiệp; Xác định rõ lĩnh vực ưu tiên, trong đó tập trung tạo ra lực lượng sản xuất mới, các lĩnh vực chiến lược như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, những công nghệ tiên phong như trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn...; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và các phong trào khởi nghiệp sáng tạo; đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo…

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Trong đó, tập trung chỉ đạo rà soát, hoàn thiện chiến lược, cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo với tinh thần tạo mọi thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cộng đồng doanh nghiệp nhà đầu tư và người dân.

Đọc thêm

'Cuộc cách mạng' về tổ chức bộ máy

'Cuộc cách mạng' về tổ chức bộ máy
(PLVN) -  Vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; từ bộ máy của Đảng đến bộ máy Nhà nước; từ Trung ương đến địa phương; là vấn đề đặc biệt hệ trọng, có thể coi đây là một “cuộc cách mạng” về tổ chức bộ máy. Nhưng không thể không làm, nếu không làm sẽ tiếp tục lãng phí nguồn lực, Việt Nam khó bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình.

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 3: Bảo đảm thực thi đầy đủ các mục tiêu đề ra trong sắp xếp đơn vị hành chính

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long. (Ảnh: Nguyễn Thủy)
(PLVN) -  Để có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về thực trạng của quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cả nước tính đến nay, Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long.

Cải cách thủ tục hành chính: Tạo động lực phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, công tác cải cách TTHC luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Hôm qua (26/11), tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với 3 Bộ (Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông) và 8 địa phương (Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Dương, Tây Ninh) về công tác cải cách thủ tục hành chính.

Chính thức áp thuế 5% đối với phân bón

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 26/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Đại biểu Quốc hội lo ngại tình hình tội phạm công nghệ cao

Đại biểu Dương Khắc Mai. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ngày 26/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TANDT, Viện trưởng VKSNDTC; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án… Nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại trước tình hình tội phạm vi phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao.

Một số chỉ tiêu công tác chưa đạt theo yêu cầu của Quốc hội

Toàn cảnh phiên làm việc sáng 26/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe và thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 2: Giải quyết khó khăn trong sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành, nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của 21 tỉnh, TP. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, nhiều địa phương đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu nhất để việc sắp xếp đạt kết quả tích cực, thuận lợi cho hoạt động của đơn vị hành chính mới, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân. Việc sắp xếp kịp thời nhằm ổn định tổ chức bộ máy và tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp ở cơ sở. Tuy nhiên, qua thực tiễn sắp xếp cho thấy còn nhiều khó khăn trong triển khai.

Tổng Công ty Đông Bắc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Lãnh đạo BQP và các đại biểu tham quan các mô hình, sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của TCty Đông Bắc. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh).
(PLVN) -   Đột phá đổi mới, ứng dụng công nghệ vào phát triển sản xuất, TCty Đông Bắc nỗ lực xây dựng đơn vị trở thành doanh nghiệp (DN) top đầu Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh than, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, gắn với củng cố quốc phòng, xây dựng Quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Tuyên bố chung Việt Nam - Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria Rumen Radev chụp ảnh chung, sáng 25/11. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững tại mỗi khu vực và thế giới.

Báo chí gặp khó vì thiếu quảng cáo

Phiên làm việc chiều 25/11 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội nhất trí với việc nới diện tích quảng cáo trên báo in sẽ giúp cho các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính và tốt hơn trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vấn đề khó khăn nhất với các cơ quan báo chí không phải vì thiếu diện tích quảng cáo mà là thiếu quảng cáo.