Khóc, cười những vụ yêu cầu Nhà nước bồi thường (Kỳ 1)

 Trước khi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2009 ban hành và có hiệu lực, các văn bản pháp luật về BTNN quy định chưa rõ ràng  việc xác định cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết TNBTCNN. Điều này làm cho những người bị thiệt hại gặp khó khăn khi thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại và gây ra tình trạng các cơ quan nhà nước lẩn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm của mình trong việc giải quyết quyền lợi của người bị thiệt hại.

Trước khi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2009 ban hành và có hiệu lực, các văn bản pháp luật về BTNN quy định chưa rõ ràng  việc xác định cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết TNBTCNN. Điều này làm cho những người bị thiệt hại gặp khó khăn khi thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại và gây ra tình trạng các cơ quan nhà nước lẩn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm của mình trong việc giải quyết quyền lợi của người bị thiệt hại.

 

Đá bóng trách nhiệm

Tháng 12/1993, ông Hoàng Minh Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng xuất nhập khẩu, Giám đốc điều hành Liên hiệp Khoa học sản xuất Việt Nam, Giám đốc Cửa hàng Xuất nhập khẩu Đồng Tiến (DOTIMEXCO) bị TAND TP. Hà Nội kết án về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”. Sau nhiều lần xét xử, tháng 6/1996, ông được TANDTC tuyên không phạm tội. Từ năm 1997, ông Tiến làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị xử oan nhưng đến tận năm 2006 (tức gần 10 năm sau) mới được bồi thường. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại kéo dài của ông Tiến do thiếu cơ sở pháp lý và không xác định được cơ quan giải quyết bồi thường.
LS. Đỗ Ngọc Thịnh (Liên đoàn Luật sư Việt Nam) nhận định: Các cơ quan tư pháp cũng đã tiến hành xem xét và xử lý cán bộ, công chức đã làm oan cho công dân trong hoạt động tố tụng hình sự, tuy nhiên, chủ yếu là rút kinh nghiệm. Mặt khác, có nhiều vụ việc làm oan liên quan đến nhiều ngành (Công an, Kiểm sát, Tòa án) nên việc xét kỷ luật cán bộ rất khó phân định rạch ròi, cụ thể về trách nhiệm…

Ngay sau khi được tuyên vô tội, ông Tiến đã gửi nhiều đơn yêu cầu theo Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ tới nhiều cơ quan nhà nước, tuy nhiên không có cơ quan nào nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông. Năm 2003, Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành, ông Tiến lại có đơn yêu cầu bồi thường nhưng vẫn chưa được chấp nhận vì phải “chờ” Thông tư hướng dẫn. Sau khi có Thông tư năm 2004, đơn của ông Tiến được chấp nhận nhưng TAND TP. Hà Nội không chịu trách nhiệm bồi thường và chuyển hồ sơ sang VKSND TP. Hà Nội. Việc chuyển qua chuyển lại giữa hai cơ quan đã diễn ra đến tận cuối tháng 6/2004 mới xác định được cơ quan giải quyết bồi thường cho ông Tiến là VKSND TP. Hà Nội.

Như vậy, phải mất 8 năm, ông Tiến mới tìm được đúng cơ quan có trách nhiệm bồi thường cho mình. Điều này trước tiên, do thiếu cơ sở pháp lý, Nghị định 47 không phân tách trách nhiệm của từng cơ quan ở mỗi giai đoạn trong hoạt động tố tụng để xác định cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường. Nghị quyết 388 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa giải quyết được vấn đề. Một vấn đề nữa, khi người bị thiệt hại không xác định được cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường thì cũng không có một cơ quan nào đứng ra xác định cơ quan có trách nhiệm đó.

Nhấn mạnh rằng Nghị quyết 388 và Nghị định 47 sẽ hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010, Luật TNBTCNN đã giải quyết được bất cập trên. Luật xác định rõ ràng hơn cơ quan có trách nhiệm giải quyết BTNN cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Đặc biệt, Luật đã quy định thành lập một cơ quan mới để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BTNN (Cục BTNN thuộc Bộ Tư pháp). Nếu như các văn bản trước đây không thiết lập một cơ quan cụ thể để thực hiện chức năng này, khiến việc bồi thường không được thống nhất trong phạm vi toàn quốc và gây nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thì với Luật TNBTCNN, nếu không xác định được cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại, người bị thiệt hại có thể yêu cầu Cục BTNN xác định.

Người bị oan đã chết, có được bồi thường?

Mặc dù Luật TNBTCNN đã mở rộng phạm vi được bồi thường ra cả hoạt động quản lý hành chính, thi hành án, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính nhưng việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan, bị gây thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra vẫn luôn là câu chuyện bức xúc nhất. Triển khai Nghị quyết 388 đã có nhiều người bị oan, sai được minh oan nhưng quá trình thương lượng đòi quyền lợi chính đáng của họ lại vô cùng gian nan, vất vả.

Chẳng hạn, có trường hợp quá trình thương lượng bồi thường thiệt hại vật chất, cán bộ được giao nhiệm vụ thương lượng có biểu hiện né tránh, sợ trách nhiệm, đưa ra những yêu cầu thiếu căn cứ buộc người bị oan phải chấp nhận mức bồi thường thấp hơn với thiệt hại thực tế hoặc xác định không đúng, không đủ thiệt hại được bồi thường, gây phản ứng gay gắt của người bị oan khiến thương lượng không thành, phải đưa ra Tòa án giải quyết, làm kéo dài thời gian giải quyết như vụ việc của ông Lưu Việt H. ở tỉnh Bến Tre. Trong khi đó, theo đánh giá của một công dân đã được minh oan về hai tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” và “trốn thuế”, Luật TNBTCNN vẫn chưa thực sự “tiến bộ” so với các quy định trước đây vì không đưa ra những căn cứ để tính mức bồi thường cho “những thiệt hại do không được khai thác từ tài sản”.

Tuy nhiên, đau lòng hơn cả là một số trường hợp người bị oan đã mất, thân nhân của họ có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhưng hồ sơ vụ án không còn lưu trữ. Từ đó, không có căn cứ để giải quyết như vụ việc của ông Hoàng Văn T. và Hoàng Ngọc H. ở tỉnh Lạng Sơn. Hay trường hợp của bác sĩ Nguyễn Thanh L. ở tỉnh Hậu Giang – người cách đây 31 năm bị Công an huyện Phụng Hiệp (nay là thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ điều tra về tội “Tham ô tài sản XHCN”. Đến ngày 9/5/1981, khi đang nhận quà của gia đình đến thăm nuôi tại trại giam thì bất ngờ ông L. bị đột quị và qua đời. Nhận thấy việc khởi tố, bắt giam bác sĩ L. là oan sai, gia đình ông đã nhiều lần có đơn gửi tới các cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết bồi thường. Quan điểm của các cơ quan bảo vệ pháp luật huyện Phụng Hiệp và tỉnh Hậu Giang đều nhất trí phải bồi thường oan sai cho bác sĩ L. song khi hồ sơ vụ án đã bị… thất lạc.

Đáng tiếc, Luật TNBTCNN hiện hành cũng không hướng dẫn cách giải quyết những trường hợp nêu trên ra sao, ai phải chịu trách nhiệm với những trường hợp này để người bị oan “ngậm cười nơi chín suối”?!

Theo Cục trưởng Cục BTNN (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thanh Tịnh, tính đến tháng 7/2011, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã tiếp nhận khoảng gần 400 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó đã thụ lý giải quyết khoảng 300 vụ việc (chưa bao gồm các vụ việc yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi quản lý hành chính trong thủ tục giải quyết vụ án hành chính). Phần lớn các yêu cầu bồi thường được thực hiện tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Chỉ một số lượng nhất định người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường và khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.

Hoàng Thư

Đọc thêm

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.