Khó xử lý bồi thường thiệt hại các hành vi gây ô nhiễm môi trường

(PLVN) -Vừa qua, tại Cần Thơ, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và phòng, chống tham nhũng.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam chia sẻ: Công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị của cả nước. Đặc biệt là Hội Luật gia Việt Nam cần tham gia sâu hơn và có trách nhiệm hơn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tư vấn pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân. Góp phần cùng Đảng và Nhà nước đảm bảo quyền lợi của người dân. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, hội nghị nhằm xây dựng đạo đức liêm chính cho mỗi luật gia. Qua đó, hội nghị tiến hành đánh giá khách quan kết quả của Hội sau 4 năm hoạt động, đồng thời đề ra những giải pháp mới trong thời gian tới nhằm hướng tới hoạt động có hiệu quả cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị về công tác của Hội trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị về công tác của Hội trong thời gian tới.  

Theo ông Dương Đình Khuyến, Trưởng Ban Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho biết: Hiện nay trên phạm vi cả nước hội có 81 trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc trung ương hội và các tỉnh, thành. Các lĩnh vực tư vấn pháp luật khá đa dạng chủ yếu là các vấn đề: pháp luật dân sự (thừa kế, tài sản), hôn nhân - gia đình, đất đai (đền bù giải phóng mặt bằng), lao động và công đoàn... Đối tượng chỉ yếu là người nghèo, đồng bào dân tộc, trẻ em, nạn nhân của bạo lực gia đình, người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắt. Điển hình là tiêu chuẩn đối với tư vấn viên tương đối cao; hoạt động tư vấn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; thiếu điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí để đảm bảo quá trình hoạt động.

Hiện nay, dưới sự phát triển vượt bậc của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên phạm vi cả nước tình trạng ô nhiễm môi trường đang có xu hướng ngày càng gia tăng đã gây ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống người dân. Theo thống kê, lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta hiện nay đạt khoảng 25,5 triệu tấn/năm, đây thực sự là một con số báo động và cần được xử lý triệt để. Luật sư Lê Văn Hợp, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu linh tế, pháp luật ASEAN, Hội Luật gia Việt Nam dự báo đến năm 2020, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh ở các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp tại các vùng lãnh thổ khoảng 57.000 tấn/ngày. Nguyên nhân là do hệ thống chính sách pháp luật về quản lý chất thải rắn còn chưa đầy đủ, chồng chéo. Công tác tổ chức, phân công trách nhiệm vẫn còn phân tán và thiếu sự thống nhất đã gây khó khăn trong việc thực thi các chính sách và các văn bản pháp luật. Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn là bài toán thách thức đối với các nhà quản lý và các nhà khoa học. Đa phần hiện nay nước ta còn sử dụng công nghệ chưa thực sự hiện đại và có quy mô nhỏ. Vì vậy, trong thời gian tới Hội luật gia Việt Nam cần tăng cường công tác chỉ đạo nhằm phổ biến rộng rãi Luật Bảo vệ môi trường đến với mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, cần nâng cao kỹ năng truyền thông môi trường đảm bảo kiện toàn vai trò thông tin, huy động, thương lượng, tạo cơ hội, đối thoại và hỗ trợ.

Bờ hồ Bún Xáng (TP Cần Thơ) ngập ngụa trong biển rác (hình ảnh được chụp vào ngày 17/12/2020).

Bờ hồ Bún Xáng (TP Cần Thơ) ngập ngụa trong biển rác (hình ảnh được chụp vào ngày 17/12/2020).

Mặc dù các quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật nhưng việc áp dụng vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Trên thực tiễn cho thấy các yêu cầu bồi thường thiệt hại thông thường không thực hiện khởi kiện tại Tòa án hay giải quyết tại Trung tâm trọng tài mà chủ yếu giải quyết qua thương lượng hòa giải; Doanh nghiệp không chấp nhận “bồi thường thiệt hại” mà chỉ “hỗ trợ” người bị thiệt hại; Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại về ô nhiễm môi trường và yêu cầu bồi thường thiệt hại chưa được nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức. Vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường mới được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/11/2020 sẽ làm rõ các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường được quy định từ điều 130 - 135. 

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh tại phiên họp của QH thảo luận về kết quả rà soát VBQPPL tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua.

Sử dụng kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật cho xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

(PLVN) - Thực hiện nhiệm vụ được giao tại điểm đ mục 2 Nghị quyết số 101/2023/QH15, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội (QH) khóa XV, việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được tổ chức triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước, với sự tham gia của các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương cấp tỉnh, các tổ chức, hiệp hội có liên quan, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Chính phủ với các cơ quan của QH. Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện nhiệm vụ quan trọng nêu trên.

Đọc thêm

Ưu tiên nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân yếu thế, đặc thù

Ông Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phát biểu khai mạc hội thảo
(PLVN) - Ngày 8/12, tại Lâm Đồng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp phối hợp Liên minh châu Âu và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tham vấn góp ý hoàn thiện, thông qua các chuyên đề phục vụ xây dựng chiến lược nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân, trọng tâm vào nhóm đặc thù, yếu thế.

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và giao ban công tác tư pháp năm 2023, ký kết giao ước thi đua năm 2024 Khu vực thi đua khối cơ quan Tư pháp các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng ngày 06/12, tại tỉnh Bắc Giang, Khu vực thi đua khối cơ quan Tư pháp các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc đã tổ chức Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và giao ban công tác tư pháp năm 2023, ký kết giao ước thi đua năm 2024.

Tăng cường mối quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Salavan (Lào)

Đại diện Sở Tư pháp hai tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Salavan (Lào) ký kết biên bản ghi nhớ giai đoạn 2023 – 2025.
(PLVN) - Ngày 07/12, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi làm việc với đoàn đại biểu của Sở Tư pháp tỉnh Salavan ( nước CHDCND Lào) nhằm đánh giá việc tổ chức thực hiện Biên bản hợp tác ký ngày 11/09/2012 tại tỉnh Salavan và thảo luận một số phương hướng, kế hoạch hợp tác trong thời gian đến giữa hai bên.

Đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự

Ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam; bà Nguyễn Linh Kha, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; ông Nguyễn Ngọc Vũ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-Len ký năm 2008, sáng 7/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Hà Nội tổ chức Hội thảo với chủ đề “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị
(PLVN) -Sáng 6/12, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) Việt Nam đã tổ chức Lễ khai mạc Hội nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện Công tố các nước Asean - Trung Quốc lần thứ XIII với chủ đề "Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia". 

Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện, hiệu quả các mặt công tác pháp chế

Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện, hiệu quả các mặt công tác pháp chế
(PLVN) - Ngày 05/12, Đoàn kiểm tra liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác pháp chế và xây dựng pháp luật tại Bộ Quốc phòng. Dự và chủ trì buổi làm việc với đoàn có Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Đẩy mạnh hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam - Phần Lan

Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã Ngài Keijo Norvanto, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam
(PLVN) -Sáng 05/12, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã tiếp đoàn Trung tâm Pháp quyền Đại học Helsinki, Phần Lan do Bà Tuija Brax, Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phần Lan, Giám đốc Trung tâm Pháp quyền và Ngài Keijo Norvanto, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam làm trưởng đoàn.

Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, chỉ đạo điều hành Cục THADS Nghệ An 5 năm liền đạt và vượt chỉ tiêu

Thời gian qua, Cục THADS Nghệ An tăng cường công tác hòa giải, kiên trì vận động, thuyết phục tạo niềm tin cho công dân.
(PLVN) - Trong 5 năm qua (2019-2023), với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống nên công tác thi hành án dân sự (THADS) của Nghệ An đã đạt và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, vinh dự được nhận nhiều phần thưởng của các cấp, các ngành.

Quảng Ninh kiến nghị tăng số vụ, việc, đưa ra xét xử tại các phiên tòa trực tuyến

Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, họp thẩm tra báo cáo tại tòa án nhân tỉnh.
(PLVN) -Tại báo cáo thẩm tra đối với công tác năm 2023, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh kiến nghị Tòa án nhân dân tỉnh đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử, nhất là các vụ, việc dân sự, vụ án kinh doanh, thương mại, hạn chế thấp nhất việc để các án quá hạn giải quyết. Đồng thời có các giải pháp khắc phục khó khăn, tăng số vụ, việc đưa ra xét xử các phiên tòa trực tuyến.