Ảnh minh họa. |
Nhìn về mặt lý thuyết, có thể nói, những quyết định về việc giảm lãi suất liên tục được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cùng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN) của Chính phủ được ban hành… đã tạo nên sự yên tâm cho các DN sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn từ các nhà băng trên thực tế lại có nhiều cản trở.
Đại diện một DN cho hay, trong hàng vạn DN Việt
Để gỡ khó khăn cho cả DN và ngân hàng, mới đây, NHNN đã cho phép các ngân hàng được phép mua bán nợ lẫn nhau. Tuy nhiên, theo phản ánh của DN, việc mua bán nợ giữa các ngân hàng có diễn ra hay không, DN khó được biết. Hơn nữa, trong bối cảnh mà các ngân hàng đều đang buộc phải rốt ráo thực hiện tái cơ cấu theo chỉ đạo chung, thì việc “mua dây buộc mình” hẳn sẽ ít nhà băng nào nghĩ tới.
Ông Trịnh Văn Minh - Chủ tịch HĐQT Cty Thủy điện Cần Đơn (Bình Phước) - ví von rằng nếu có “đốt đuốc” đi tìm có ngân hàng nào đứng ra mua lại nợ của DN để cơ cấu lại khoản nợ thì cũng chẳng thấy! “Thực sự DN rất cần được khoanh nợ, giãn nợ cũ để có thể vay được vốn mới, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhưng xem ra rất khó khăn, nếu không muốn nói là hoàn toàn vô phương cách…”- ông Minh cho hay.
Ông Minh cũng thẳng thắn chia sẻ rằng, ngân hàng đã xem báo cáo tài chính của DN và thừa nhận là lành mạnh, phương án sản xuất kinh doanh cũng được đánh giá là khả thi… “Nhưng với lý do chúng tôi không có tài sản thế chấp, ngân hàng lại không cho phép đáo nợ… nên thời điểm này không thể vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh”.
Trong khi đó, với điều kiện khó khăn hiện nay, việc duy trì hoạt động, ổn định sản xuất, đảm bảo đủ để chi phí và trả lãi ngân hàng đã là một thách thức lớn đối với DN. “Làm gì hy vọng có tiền lãi mà trả nợ cũ. Thế nên lãi suất có giảm mạnh thì cũng chả mang lại lợi ích gì cho DN lúc này” - đại diện một DN sản xuất xi măng ở Hoà Bình cho biết.
Điểm lại chính sách của NHNN trong thời gian qua, nhận thấy rất rõ việc giảm lãi suất huy động đã được làm rốt ráo, thậm chí quá mức kỳ vọng. Chỉ trong vòng 3 tháng, lãi suất đầu vào đã được điều chỉnh tới 3 lần, giảm từ 14% xuống còn 11% (ngày 25/5). Quyết tâm của NHNN trong việc giảm lãi suất đã được triển khai rất mạnh mẽ. Đương nhiên, lãi suất huy động đã giảm, chả lý do gì lãi suất đầu ra vẫn giữ nguyên.
Vậy là hàng loạt ngân hàng tuyên bố hạ lãi suất cho vay về mức 17- 19%, thậm chí có nhà băng còn cho vay với lãi suất 14 - 15%. Bên cạnh đó, không ít gói hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng ưu tiên cũng được nhiều nhà băng tung ra… Tất cả những động thái này tưởng như sẽ tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của cả DN và ngân hàng.
Thế như, kết quả là tín dụng 4 tháng đầu năm vẫn âm, trong khi hàng vạn DN đang khắc khoải chờ được vay vốn thì vẫn … ngồi đợi. Như vậy, khi quyết định giảm trần lãi suất huy động được đưa ra, thì chỉ lãi suất đầu vào giảm theo quy định, còn lãi suất đầu ra vẫn… tuỳ thuộc vào ngân hàng.
Uyên Lan