Khi người trẻ chung tay góp sức số hóa di sản

Ngôi nhà của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên nền tảng số hóa.
Ngôi nhà của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên nền tảng số hóa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ với nhiệt huyết và đam mê đã thực hiện nhiều dự án phục dựng, số hóa di sản, góp sức dùng công nghệ 4.0 để bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Số hóa di sản của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tin vui mới đây cho người yêu nhạc Trịnh và yêu mến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là căn nhà của cố nhạc sĩ đã được số hóa thành công. Ngôi nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, TP HCM từ lâu đã được xem như một di sản để những người yêu nhạc Trịnh đến chiêm ngưỡng, thăm quan và thắp hương tưởng nhớ cố nhạc sĩ. Tuy nhiên, theo gia đình Trịnh Công Sơn, có những người mến mộ nhạc sĩ nhưng ở rất xa, thậm chí ở nước ngoài nên khó đến thăm được, đặc biệt vào thời điểm giỗ Trịnh Công Sơn hàng năm. Chính vì thế, từ nhiều năm nay gia đình cố nhạc sĩ đã nghĩ đến phương thức đưa ngôi nhà lên mạng. Mới đây, một nhóm bạn trẻ nhiệt huyết đã thành công trong việc số hóa ngôi nhà.

Dự án số hóa ngôi nhà 47C Phạm Ngọc Thạch do nhóm 3 bạn trẻ thực hiện, bắt đầu từ cuối năm 2022. Để thực hiện dự án, các bạn trẻ không đơn thuần là số hóa bằng kĩ thuật mà phải bắt tay vào xem xét, tìm hiểu từng kỉ vật, lắng nghe từng câu chuyện liên quan đến đời sống cố nhạc sĩ. Những chi tiết nhỏ của đồ vật, từng góc ngôi nhà, tán cây cũng mang những câu chuyện cụ thể về đời sống, sinh hoạt, sáng tác của Trịnh Công Sơn. Sau đó, nhóm đã thực hiện việc scan 3D, đưa lên mạng, lồng tiếng giới thiệu tiểu sử nhạc sĩ.

Mặc dù mới được thực hiện, trang web số hóa ngôi nhà 47C Phạm Ngọc Thạch nhanh chóng nhận được lượng truy cập lớn. Hà Tâm, một bạn trẻ thường hát dòng nhạc Trịnh tại các quán cà phê âm nhạc tại Hà Nội cho biết, dù thường xuyên hát nhạc Trịnh và hâm mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhưng Tâm chưa có dịp đến thăm ngôi nhà của cố nhạc sĩ. Vì thế, ngay sau khi dự án số hóa hoàn thành, Hà Tâm đã nhanh chóng truy cập đường link để chiêm ngưỡng căn nhà qua không gian mạng. Hà Tâm cho biết: “Em thấy rất vui và xúc động khi được ngắm căn nhà giữ nguyên vẻ cổ kính, với tàng cây xanh mát, bộ bàn ghế nơi nhạc sĩ ngồi sáng tác, chiếc xe máy cũ, những bức tranh trên tường... Tất cả làm cho người xem như được sống trong không gian ấy, cảm thấy hiểu hơn về cuộc sống của cố nhạc sĩ. Hy vọng sẽ có nhiều dự án số hóa những di sản của các nghệ sĩ gạo cội, danh tiếng để người hâm mộ được thỏa lòng”.

Lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc

Những năm gần đây có không ít dự án số hóa di sản văn hóa được các bạn trẻ thực hiện với sự nhiệt tình, tự nguyện, xuất phát từ đam mê và trách nhiệm với di sản dân tộc.

Sự kiện “Bắc nhịp Tang bồng” mới diễn ra tại Hà Nội đã thu hút giới trẻ yêu nghệ thuật. Sự kiện do các bạn trẻ yêu thích văn hóa dân tộc khởi xướng, tạo ra không gian trải nghiệm mang đậm màu sắc dân gian với các sáng tác mới được lấy cảm hứng từ nghệ thuật ca trù, tuồng, chèo, múa rối nước, tranh dân gian Hàng Trống... Chương trình thông qua ứng dụng công nghệ để tiếp cận người xem, đặc biệt là người trẻ.

Hay như những hoạt động chuyển đổi số do Đoàn thanh niên TP Đà Nẵng đang thực hiện thời gian qua. Các tổ chức, cơ sở Đoàn đã tiến hành nghiên cứu, thu thập tư liệu về các di tích, các địa điểm văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, sau đó xây dựng các clip giới thiệu, gắn mã QR code có chứa thông tin về địa điểm nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu của người dân và đoàn viên, thanh, thiếu nhi.

Mạng xã hội hiện nay cũng xuất hiện nhiều nhóm bạn trẻ say mê các giá trị cổ truyền của dân tộc và thực hiện việc bảo tồn theo cách riêng. Bằng những hoạt động vẽ, thiết kế, sáng tác âm nhạc, kể chuyện... một số bạn thông qua mạng xã hội để thành lập nhóm, kêu gọi những người cùng chung mong muốn. Có thể kể đến những nhóm đang hoạt động mạnh mẽ những năm qua, thu hút hàng chục ngàn người yêu thích, như Nguyên Phong Đoạn Lĩnh, Đình làng Việt, Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương, Đại Việt Cổ phong, S.River... Mỗi một nhóm hướng sự quan tâm đến một lĩnh vực, như trang phục dân tộc, nghệ thuật biểu diễn cổ truyền, kiến trúc dân gian... và sưu tầm các thông tin, tái hiện lại trên mạng. Các nhóm này thu hút đông đảo thành viên tham gia, tìm hiểu, từ đó lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi gợi tình yêu đối với những di sản của tiền nhân.

Cứ như thế, bằng việc xây dựng website, group, kênh mạng, dùng hình ảnh, âm thanh, dùng cách thức tham quan trực tuyến, công nghệ thực tế ảo, đồ họa 3D... những người trẻ đã dùng chính năng lực của mình để tham gia vào công cuộc số hóa di sản. Những dự án do chính tay người trẻ thực hiện được đánh giá dễ dàng được người trẻ tiếp nhận do có “cùng tần số”.

Có thể nói, người trẻ ngày nay nắm trong tay rất nhiều công cụ hữu ích mang sức mạnh của công nghệ và góp sức vào công cuộc bảo tồn di sản dân tộc. Hy vọng những hành động thiết thực ấy sẽ ngày một nhân rộng, ngày một tỏa lan.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hồn thơ Hà Nội xoa dịu tâm hồn

Hà Nội có nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử sôi động giúp mọi người thư giãn, giải trí. (Ảnh minh họa trong bài: PV)
(PLVN) - Hà Nội mang vẻ đẹp của người thiếu nữ mặn mà, luôn dịu dàng, đằm thắm. Đến với Hà Nội, ta như bước vào bức tranh cổ kính, càng đi, càng chữa lành cho tâm hồn đang bề bộn suy nghĩ.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

'Bố con cá gai', hành trình 25 năm của một cuốn sách best-seller

'Bố con cá gai', hành trình 25 năm của một cuốn sách best-seller
(PLVN) - “Bố con cá gai” của tác giả Cho Chang-In, ra mắt lần đầu tại Việt Nam năm 2017, là câu chuyện đầy cảm động và day dứt về tình cha con, về sự hy sinh của người cha cho đứa con bị bệnh nặng. Cuốn sách nhanh chóng được độc giả mọi lứa tuổi yêu mến, trở thành best-seller trong suốt nhiều năm qua.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Phố hàng Hà Nội qua quan sát của người Pháp

 Nguồn ảnh: Bác sĩ Hocquard
(PLVN) - Hà Nội 36 phố phường, có những con phố còn lưu dấu xưa lại bây giờ và vẫn làm ăn, buôn bán sầm uất, nhưng cũng có những con phố không còn theo nghề cũ do thời thế đổi thay. Cách nhìn của những nhà chính trị, nghiên cứu người Pháp về phố phường Kẻ Chợ quả là lý thú.

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'
(PLVN) - Cây cầu Long Biên là một điểm nhấn của Hà Nội mà ai ghé Thủ đô đều tới đó một lần. Đã 2 thế kỷ trôi qua, cây cầu đã chứng kiến biến đổi lịch sử của nước nhà từ Pháp thuộc, đến độc lập, đến chiến tranh với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Ngược dòng lịch sử để chúng ta tìm hiểu câu chuyện người thợ Việt Nam xây dựng cây cầu mang tên “Paul Doumer”, nay là cầu Long Biên.

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa
(PLVN) - Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ đang miệt mài góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Đây chính là minh chứng cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò của mình là thế hệ tiếp theo trong hành trình bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa dân tộc.

Hà Nội và di sản kiến trúc thời bao cấp thương nhớ

Khu tập thể ở đường Trần Quý Cáp, Hà Nội. (Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Di sản kiến trúc thời bao cấp cần được bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Liệu chúng có khả năng đóng góp cho định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội hay không? Là câu hỏi trăn trở của giới kiến trúc sư, các nhà văn hóa thương nhớ về một thời kỳ gian khó của đất nước...

Đến Hà Nội, uống cà phê, ngắm quán, ngắm đường...

Góc của ký ức Hà Nội. (Ảnh: Mai Ngọc)
(PLVN) - Người Hà Nội giờ không chỉ uống cà phê mà còn phải chọn không gian với phong cách “chill”, tận hưởng sự thoải mái để thư giãn. Những quán cà phê có “view” đẹp, nơi có thể ngắm nhìn cảnh vật tươi tắn luôn được ưa chuộng. Ngoài ra, thú vui nhâm nhi tách cà phê vỉa hè giữa phố xá đông đúc hay ẩn mình tìm về hoài niệm với những quán cà phê thiết kế theo thời bao cấp cũng được nhiều người yêu thích.

Những ngôi nhà giữ 'hồn xưa, nếp cũ' ở Hà Nội

Ngôi nhà cổ tại Mã Mây giữ vẻ đẹp trang nhã, duyên dáng giữa phố thị tấp nập. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Từ trăm năm nay, phố cổ Hà Nội vốn nổi tiếng với những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Tràng An. Tuy nhiên, đến nay, chỉ còn lại rất ít những ngôi nhà lưu giữ được nét đẹp cổ kính, trở thành nơi du khách muốn tìm đến để tận mắt thấy những nhân chứng lịch sử mang nét đẹp cổ kính đặc trưng của nếp nhà Thăng Long - Kẻ Chợ xưa.

Có một Hà Nội phố

Chợ Hàng Bè khu vực ngã ba Hàng Bè - Gia Ngư năm 1992. (Ảnh: Henk Stakelbeek)
(PLVN) - Hà Nội phố với mái ngói lô nhô, những căn nhà ống 36 phố phường luôn là một phần tâm hồn của cư dân không chỉ Hà Nội. Chẳng thế, câu cửa miệng của người Hà Nội khi rảnh là hẹn nhau “lên phố”, là khu phố cổ bên hồ Hoàn Kiếm...

Quảng Ninh khai trương hành trình du lịch vịnh Bái Tử Long

Đại biểu cắt băng khai trương các hành trình tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long.
(PLVN) - Ngày 29/3, tại Bến tàu khách cao cấp Ao Tiên (huyện Vân Đồn), tỉnh Quảng Ninh chính thức khai trương các hành trình tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long – một dấu mốc quan trọng trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo, đưa Vân Đồn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.