Khi hiểm họa môi trường “sánh ngang” chiến tranh sinh học

Băng Bắc Cực tan chảy, nguy cơ giải phóng mầm bệnh nguy hại
Băng Bắc Cực tan chảy, nguy cơ giải phóng mầm bệnh nguy hại
(PLVN) - Nhân loại vẫn hằng lo ngại rằng chiến tranh sinh học, vũ khí sinh học với những đặc tính của mình sẽ gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, đưa đến những hậu quả không thể lường trước được. Tuy nhiên, mọi người lại quên mất rằng, những hiểm họa môi trường đã và đang đe dọa tương lai của nhân loại cũng thảm khốc không khác gì một cuộc chiến tranh sinh học toàn cầu.

Trẻ em là nạn nhân đầu tiên của hiểm họa môi trường

Năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF đã viết một bức thư gửi tới trẻ em thế giới của. Trong bức thư, bà Henrietta Fore nói về 8 lý do khiến bà lo lắng cho tương lai của trẻ em thế giới và một trong số đó là nỗi lo lắng với việc trẻ em sẽ phải đối mặt với hiểm họa môi trường.

“Trẻ em cần nước sạch, không khí sạch và môi trường khí hậu sạch” – bà Henrietta Fore viết – “Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) cho biết, biến đổi khí hậu đang trở thành nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng nạn đói trên thế giới. Nạn hạn hán và lũ lụt gia tăng làm giảm sút sản xuất lương thực, thế hệ trẻ em tương lai sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của nạn đói và suy dinh dưỡng.

Chúng ta đã và đang chứng kiến rõ ràng hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang gây ra thiên tai với cường độ thường xuyên hơn với khả năng tàn phá nặng nề hơn. Mặc dù có nhiều dự báo khác nhau, theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), số người di cư do môi trường sống dự kiến lên tới 200 triệu người đến năm 2050, có ước tính cho thấy lên tới 1 tỷ người.

Khi nhiệt độ tăng lên và nước trở nên khan hiếm, chính trẻ em là người sẽ cảm nhận rõ rệt tác động chết người của những bệnh tật lây lan liên quan đến nguồn nước nhiễm bẩn. Ngày nay, hơn năm trăm triệu trẻ em sống tại những khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt. Gần 160 triệu trẻ em phải sống ở những khu vực hạn hán nghiêm trọng.

Những khu vực như Sahel, đặc biệt phụ thuộc vào nông nghiệp, chăn thả gia súc và đánh bắt thủy sản, đặc biệt dễ bị tổn thương và ảnh hưởng bởi các tác động của biến đổi khí hậu. Ở vùng đất khô cằn này, dự báo lượng mưa sẽ ít hơn và khó dự đoán trong tương lai, đáng báo động hơn, khu vực này cũng đang nóng dần lên với tốc độ nhanh hơn 1.5 lần so với mức trung bình của thế giới. 

Những thách thức càng thêm nặng nề bởi tác động của ô nhiễm không khí, chất thải độc hại và ô nhiễm nước ngầm đang tàn phá sức khỏe của trẻ em. Năm 2017, khoảng 300 triệu trẻ em phải sống ở những nơi có mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời độc hại nhất – cao hơn gấp 6 lần hoặc cao hơn nữa so với các tiêu chuẩn quốc tế, góp phần là nguyên nhân gây tử vong khoảng 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi. Còn nhiều trẻ em hơn sẽ gánh chịu sự hủy hoại lâu dài đến sự phát triển não bộ và phổi còn đang phát triển của mình.

Đến năm 2040, một trong bốn trẻ em sẽ phải sống ở những khu vực thiếu nước nghiêm trọng và hàng nghìn trẻ em sẽ mắc bệnh từ nguồn nước ô nhiễm. Việc quản lý và bảo vệ nguồn cung nước ngầm sạch, dồi dào và dễ tiếp cận, cũng như việc quản lý rác thải nhựa nhanh chóng trở thành những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em trong thời đại của chúng ta”.

Viễn cảnh đen tối khi các quốc gia bị xóa sổ, dịch bệnh tràn lan

Những điều lo lắng của bà Henrietta Fore không phải không có lý khi 10 hiểm họa môi trường đe dọa nhân loại đã được các nhà khoa học chỉ ra. Đó là: Đất đai bị suy thoái; Sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn năng lượng và hiệu ứng nhà kính đang đe doạ toàn nhân loại; Giảm tính đa dạng động thực vật; Diện tích rừng giảm sút; Ô nhiễm hoá chất; Đô thị hoá vô tổ chức; Diện tích mặt biển và đại dương sẽ tăng quá mức; Không khí bị ô nhiễm nặng nề; Lỗ thủng tầng ozon ngày càng rộng ra ở vùng cực.

Chưa cần các nhà khoa học đưa ra dự báo thì một loạt các hiểm họa môi trường cũng đã và đang diễn ra ảnh hưởng đến chất lượng sống của nhân loại. Đó là việc những dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện có nguồn gốc từ động vật như đợt đại dịch virus Corona xuất hiện tại chợ hải sản Vũ Hán thời gian qua. Lý giải của khoa học về vấn đề tại sao còn người ngày nay lại lây nhiễm bệnh của động vật cho thấy, sự biến đổi về môi trường và khí hậu đang khiến môi trường sống của động vật trở nên khác đi hoặc biến mất.

Động vật thay đổi cách sống, nơi sống và cả thức ăn. Việc đô thị hóa vô tổ chức khiến 55% dân số thế giới hiện sống ở thành thị, tỷ lệ này 50 năm trước chỉ là 35%. Động vật mất môi trường sống và các thành phố lớn trở thành nơi trú ẩn mới cho động vật hoang dã như dơi, chuột, gấu mèo, sóc, cáo, chim, chó rừng và khỉ. Và vì thế chúng để lại những chất thải ở khắp nơi, khiến cho không gian đô thị xuất hiện thêm rất nhiều bệnh mới.

Thời gian gần đây một thông tin đưa ra khiến nhiều người lo ngại đó là hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến băng tan gây nên sự biến mất một hoặc toàn phần của các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam và qua đó đã giải phóng những virus cổ đại mà con người chưa hề biết đến, đồng nghĩa với việc không có cách phòng chống.

Thảm họa môi trường đe dọa trẻ em toàn cầu
  Thảm họa môi trường đe dọa trẻ em toàn cầu

Hiện tượng ấm lên toàn cầu cùng với hoạt động của con người đang làm tan lớp đất đóng băng vĩnh cửu, đánh thức mầm bệnh và virus khổng lồ cổ đại. Sau khi các nhà khoa học xem xét hai lõi băng nguyên thủy được thu thập từ sông băng Guliya vào năm 1992 và 2015 có nguồn gốc từ việc băng tan chảy trên cao nguyên Tây Tạng do biến đổi khí hậu, đã phát hiện 33 loài virus khoảng 520 - 15.000 năm tuổi mắc kẹt bên trong, trong đó có 28 loài chưa từng được biết tới. “Băng tan còn tiềm ẩn nguy cơ giải phóng một loạt mầm bệnh vào môi trường mà thế giới hiện nay chưa được chuẩn bị để đối phó”, nhóm nghiên cứu bày tỏ lo ngại.

Sự đa dạng của các loại động vật có tác dụng cân bằng sinh thái môi trường, thế nhưng hiện nay nhiều loài động vật đã và đang bị đe dọa bởi sự biến mất của môi trường sống, nhiệt độ đại dương gia tăng, hạn hán hay cháy rừng do biến đổi khí hậu gây ra.

Đơn cử như, loài hổ sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới châu Á đang dần biến mất bởi nạn săn bắt, buôn bán trái phép và môi trường sống bị thu hẹp dần do nạn phá rừng và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Loài báo tuyết sống ở vùng núi Himalaya và cao nguyên Tây Tạng số lượng hiện đang giảm nhanh chóng do biến đổi khí hậu và môi trường sống bị xâm lấn. Chim cánh cụt Galapagos bị đe dọa vì biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng, dịch bệnh, tràn dầu…

Những niềm hy vọng

Như lẽ thường, mọi điều đều có thể thay đổi được nếu chúng ta sớm nhận diện được vấn đề và hành động. Với những hiểm họa môi trường được ví nguy hiểm như cuộc chiến tranh sinh học toàn cầu cũng vậy. Do đó, bên cạnh nỗi lo lắng, bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF cũng bày tỏ hy vọng của mình.

Theo bà Henrietta Fore, đã và đang có những ưu tiên cao nhất cho những nỗ lực tìm cách thích ứng để giảm những tác động về môi trường đối với trẻ em.

Cụ thể, UNICEF nỗ lực hạn chế tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như thiết kế các hệ thống nước có thể chống chịu được lốc xoáy và xâm nhập mặn; tăng cường cấu trúc của trường học và hỗ trợ diễn tập chuẩn bị ứng phó; và hỗ trợ các hệ thống y tế cộng đồng. Những sáng kiến như Quản lý Dự trữ Tầng ngậm nước (MAR) – nếu được sử dụng trên quy mô lớn – có khả năng bảo toàn được nguồn nước sạch, bảo vệ hàng triệu trẻ em khỏi nguy cơ thiếu nước và bệnh tật.

Nạn phá rừng đẩy động vật hoang dã sống gần với con người, gián tiếp gây nên bệnh tật
 Nạn phá rừng đẩy động vật hoang dã sống gần với con người, gián tiếp gây nên bệnh tật

Rất nhiều chính phủ đã hành động để hạn chế ô nhiễm từ các nhà máy năng lượng, khu công nghiệp và phương tiện giao thông đường bộ bằng cách đưa ra nhiều quy định khắt khe. Một nghiên cứu năm 2011 của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho thấy Đạo luật Không khí sạch năm 1990 của Hoa Kỳ đã đem lại cho người dân những lợi ích về sức khỏe giá trị 30 đô la Mỹ từ mỗi đồng đô la đã đầu tư. Những chính sách như vậy đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ phổi và não bộ của trẻ em khỏi sự tàn phá của những chất gây ô nhiễm trong không khí và ô nhiễm bụi mịn.

Thủ đô U-lan Ba-to của Mông Cổ là một trong những nơi ô nhiễm không khí nhiều nhất trên thế giới vào mùa đông. Nguyên nhân gây ô nhiễm lớn nhất là từ hoạt động đốt than mà 60% dân số U-lan Ba-to sử dụng.

Các chuyên gia đổi mới sáng tạo của UNICEF cùng với cộng đồng, chính phủ, giới nghiên cứu và khu vực tư nhân đã bắt đầu thiết kế và thực hiện các giải pháp năng lượng hiệu quả thay thế cho năng lượng truyền thống mà các gia đình đang sử dụng nhằm giảm lượng tiêu thụ than đá và cải thiện chất lượng không khí, trong đó có việc thiết kế “Lều tròn của người Mông Cổ thế kỷ 21. 

Bên cạnh đó, nhân loại cũng đang nghiên cứu tìm giải pháp để tái chế và tái sử dụng nhựa một cách sáng tạo, giảm chất thải độc hại và biến rác thải thành những vật dụng hữu ích. Conceptos Plasticos, một doanh nghiệp xã hội của Colombia, phát minh một công nghệ sản xuất gạch từ nhựa không PVC có giá thành rẻ hơn, nhẹ hơn và bền hơn các loại gạch truyền thống  và đã sử dụng gạch này để xây dựng các lớp học.

Lớp học đầu tiên ở châu Phi xây dựng từ nhựa tái chế đã hoàn thành đầu năm nay ở Côte d’Ivoire, thời gian xây dựng chỉ trong vài tuần. Giá thành xây dựng bằng loại vật liệu này rẻ hơn 30% so với những lớp học xây bằng vật liệu truyền thống.

Sáng kiến biến chất thải nhựa thành gạch xây dựng có khả năng sẽ biến khó khăn trong quản lý chất thải nhựa thành cơ hội, thông qua việc thực hiện quyền được giáo dục của trẻ em với việc xây dựng trường, tăng quyền năng cho các cộng đồng, đồng thời giúp làm sạch môi trường... 

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).