Khi hạt gạo “khuynh đảo” chính trường Thái Lan

Việc dự luật gạo bị hoãn vô điều kiện sau khi vấp phải sự phản đối cho thấy nông dân trồng lúa có ảnh hưởng nhất định
Việc dự luật gạo bị hoãn vô điều kiện sau khi vấp phải sự phản đối cho thấy nông dân trồng lúa có ảnh hưởng nhất định
(PLVN) - Dự luật gạo bị hoãn cho thấy ảnh hưởng chính trị của giới nông dân trồng lúa ở Thái Lan, đến mức chính phủ quân sự hùng mạnh cũng phải lấy lòng.

Tâm điểm của chính trị Thái Lan

Hạt gạo một lần nữa trở thành tâm điểm của chính trị Thái Lan sau khi một dự thảo luật gây tranh cãi đã bị hoãn vô thời hạn do sự phản đối của nông dân, một trong những khối cử tri có ảnh hưởng nhất ở Thái Lan.

Dự thảo luật gạo đề xuất thành lập một hội đồng do chính phủ kiểm soát để giám sát ngành gạo, và trao cho nhà nước quyền kiểm soát các hạt lúa giống được phép bán.

Dự luật được thông qua vòng đầu tại Hội đồng Lập pháp Quốc gia (NLA) vào tháng 1/2019 nhưng đã bị hoãn vào đầu tháng 2/2019 do sự phản đối ngày càng gia tăng từ nông dân trồng lúa, những người cho rằng dự luật có lợi cho các nhà sản xuất lớn vì sẽ cấm phân phối các loại lúa giống không được hội đồng kiểm soát chấp thuận. Dự luật này sẽ được xem xét lại sau cuộc bầu cử ngày 24/3.

Họ đã toan tính nhầm về thời điểm cũng như hậu quả chính trị”, Thanapan Laiprakobsup, nhà nghiên cứu về chính sách gạo ở Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nói.

“Chính quyền quân sự không nghĩ sẽ có phản đối mạnh như vậy... Nhưng lần này tất cả những bên liên quan (trừ các tập đoàn) đều cùng nhau phản đối. Ngành sản xuất gạo cần trợ giúp nhưng không cần can thiệp trực tiếp”, ông Thanapan nói, và cho biết nông dân, người xay xát gạo và các nhà xuất khẩu đã đoàn kết một cách hiếm hoi trong việc phản đối dự luật.

Kỳ bầu cử ngày 24/3 là kỳ bầu cử đầu tiên kể từ năm 2011, và Thái Lan sẽ lại có một chính quyền do dân bầu. Chính quyền quân sự đã lên nắm quyền tại Thái Lan năm 2014 sau cuộc đảo chính lật đổ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Tuy nhiên, chính quyền quân sự có thể vẫn sẽ có ảnh hưởng sau cuộc bầu cử. Đảng Phalang Pracharat đã đề cử Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, vị tướng nghỉ hưu đã lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2014, tiếp tục tranh cử để giữ chức thủ tướng. Sự phản đối của người dân Thái Lan đối với dự thảo luật gạo có thể ảnh hưởng đến khả năng thắng cử của ông Prayuth, ông Thanapan nói.

Đảng Phalang Pracharat đã phản đối dự luật và đề xuất một khoản trợ giá nếu thắng cử, nhưng ông Prayuth là gương mặt của đảng này và ông đã ủng hộ dự luật không được lòng dư luận này. Vì vậy, cử tri nông thôn vẫn có thể khiến đảng này phải “trả giá”. “Nông dân trồng lúa cho rằng đảng Phalang Prachachat và ông Prayuth là một... và họ sẽ thể hiện sự bất bình với ông ta”, Thanapan nói.

Mặt khác, việc hoãn dự luật cũng có thể có lợi cho đảng Pheu Thai thân cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người đắc cử năm 2001 trước khi bị lật đổ năm 2006. Em gái của ông Thaksin, Yingluck Shinawatra, sau này đã trở thành thủ tướng từ năm 2011, nhưng cũng bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2014.

Ảnh hưởng của giới nông dân

Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, và là nhà xuất khẩu gạo sang Trung Quốc lớn thứ 2. Tuy vậy, Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Gạo Thái Lan đã dự báo một sự sụt giảm 14% trong năm 2019 so với 2018.  

Thái Lan đã can thiệp vào thị trường gạo từ lâu. Điển hình, chính sách trợ giá gạo là một yếu tố quan trọng trong cuộc đảo chính lật đổ Yingluck vào năm 2014. Trước đó, chính phủ cam kết mua lại mọi hạt gạo với giá bị đẩy lên cao. Kế hoạch đó đã khiến chính phủ thiệt hại 8 tỷ USD, và khiến Thái Lan mất vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo.  

“Nông dân trồng lúa và gia đình họ là một trong những khối cử tri lớn nhất có thể được tác động bằng chỉ một chính sách”, Jacob Ricks, phó giáo sư khoa học chính trị ở Đại học Quản trị Singapore, nói. “Nông dân và gia đình họ vẫn chiếm hơn 30% cử tri Thái Lan, vì vậy họ vẫn quan trọng”.

Vì vậy, chính quyền quân sự đã đưa ra các khoản vay ngắn hạn và trợ cấp bằng tiền mặt cho nông dân trồng lúa. “Chính quyền quân sự cũng đã cố gắng lấy lòng nông dân với một loạt các chính sách, tuy nhiên họ mới chỉ thành công giới hạn”, ông Ricks nói.

Witoon Lianchamroon là giám đốc BioThai, một tổ chức vận động cho quyền của nông dân. Ông nói chính quyền quân sự đã tìm cách tăng cường kiểm soát giống lúa gạo được trồng và buôn bán.

Nếu dự luật được thông qua, “chúng tôi dự đoán sẽ chỉ còn vài giống gạo trên thị trường trong tương lai không xa, và sẽ do chính phủ và tư nhân kiểm soát”, ông nói.

Witoon nói dự luật được soạn thảo với mục đích thúc đẩy thương mại bất chấp lợi ích của nông dân muốn bảo vệ đa dạng sinh học và cải thiện giống lúa. “Một số giống lúa nhiều dinh dưỡng sẽ bị mất”, ông cho biết, và nói thêm dự luật sẽ không khuyến khích nông dân trồng và cải tiến một số giống lúa, vì việc đăng ký chúng sẽ “rất khó đối với nông dân”. Theo ông Thanapan, nông dân lo ngại sự kiểm soát chặt hơn của nhà nước sẽ mang lại lợi ích cho các tập đoàn lớn và gây thiệt hại cho họ.  

Mặt khác, việc dự luật bị hoãn lại một lần nữa cho thấy ảnh hưởng chính trị trong tay giới nông dân trồng lúa ở Thái Lan, ngay cả dưới thời chính phủ quân sự. “Dự luật gạo đã không mang lại đủ lợi ích để thuyết phục được nông dân”, ông Ricks nói.

“Ngay cả những người ủng hộ chính quyền hiện tại cũng cảm thấy khó mà nuốt trôi được dự luật này. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nông dân với tư cách một khối cử tri. Thậm chí chính quyền quân sự cũng không thể thông qua dự luật gạo mới khi nỗi lo nông dân biểu tình luôn cận kề”.

Đọc thêm

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.