Khi Hà Nội bắt đầu trở thành điểm đến của âm nhạc quốc tế...

Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa- Monsoon music Festival thu hút hàng triệu khán giả Việt Nam và quốc tế. (Ảnh: BTC).
Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa- Monsoon music Festival thu hút hàng triệu khán giả Việt Nam và quốc tế. (Ảnh: BTC).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các chương trình âm nhạc quốc tế không chỉ dừng lại ở việc nâng cao thưởng thức nghệ thuật cho người Việt Nam, mà còn là cơ hội quảng bá hình ảnh đẹp đất nước, con người Việt Nam, thành phố Hà Nội ngàn năm văn hiến đến bạn bè thế giới.

Các show diễn quốc tế ấn tượng

Đêm nhạc của BlackPink đem lại hiệu quả quảng bá hình ảnh Hà Nội đến bạn bè, du khách toàn thế giới. BlackPink là một trong những nhóm nhạc Kpop nổi tiếng trên toàn thế giới, Thủ đô Hà Nội tiếp tục được lan tỏa đến hàng triệu du khách toàn cầu. Đặc biệt, lượng khách du lịch nước ngoài từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… tăng mạnh là một "cú hích" cần thiết cho thị trường âm nhạc Việt Nam. Theo Sở Du lịch Hà Nội, tính chung trong hai ngày 29 - 30/7, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt hơn 170.000 lượt người. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt hơn 30.000 lượt, với các thị trường khách hàng đầu là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp... Tổng thu từ khách du lịch đạt 630 tỷ đồng.

Sân vận động Mỹ Đình gần như được lấp đầy trong hai đêm nhạc, thu hút gần 67 nghìn người. Để chương trình "Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của BlackPink 2023" tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình vào ngày 29/7/2023 (với khoảng 36.000 khán giả), ngày 30/7/2023 (với khoảng 31.000 khán giả) diễn ra thành công, UBND TP Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng xây dựng phương án bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn và y tế, phòng, chống dịch... Hai đêm diễn này chứng tỏ nỗ lực của các cấp, ngành Hà Nội trong hiện thực hóa Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Những năm gần đây, Hà Nội trở thành điểm đến của nhiều chương trình âm nhạc, lễ hội âm nhạc quốc tế. Trước đó, Hà Nội từng là điểm đến biểu diễn của những ban nhạc, nghệ sĩ nổi tiếng thế giới - Boney M và Modern Talking. Năm 2011, nhóm nhạc Backstreet Boys tổ chức thành công đêm diễn tại sân vận động Mỹ Đình. Cùng năm, nhóm nhạc đình đám Westlife chọn Hà Nội là điểm đến.

Năm 2012, chương trình âm nhạc Music Bank lựa chọn Hà Nội là một trong những điểm đến tại khu vực Đông Nam Á. Music Bank in Hanoi 2012 quy tụ nhiều nhóm nhạc Hàn Quốc như Super Junior, SNSD, Davichi, B2ST, IU, Sistar, MBLAQ… thành công rực rỡ. Music Bank in Hanoi 2015 thu hút hàng trăm nghìn khán giả tham dự với sự có mặt của dàn sao hàng đầu xứ sở kim chi như EXO, SHINee, GOT7, Sistar, Apink...

Lễ hội “Âm nhạc quốc tế Gió mùa” - Monsoon music Festival của nhạc sĩ Quốc Trung được coi là thương hiệu của văn hóa Hà Nội gây ấn tượng không chỉ với khán giả Thủ đô mà còn quốc tế bằng những phong cách âm nhạc mới. Hàng trăm nghệ sĩ nổi tiếng, không khí sôi động của một lễ hội âm nhạc với chất lượng chuyên môn cao, với kỹ thuật và kỹ năng tổ chức chuyên nghiệp ở tầm cấp quốc tế. Ngoài chất lượng nghệ thuật mang tầm quốc tế, Lễ hội cũng xây dựng được một nét văn hóa đẹp cho Thủ đô. Khi kết thúc, mọi người tham gia đều tự ý thức việc nhặt rác.

Hòa nhạc giao hưởng Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert cũng trở thành điểm hẹn của du khách quốc tế tại Hà Nội. Chỉ riêng Hòa nhạc giao hưởng Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert năm 2019 đã quy tụ gần 100 nghệ sĩ tài năng với những nhạc cụ hiếm trên 200 tuổi từ Dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng London. Chương trình có sự góp mặt của hàng nghìn khán giả, trong đó phần nửa là du khách quốc tế, theo dõi trực tiếp trong khu vực tượng đài, cùng hàng nghìn khán giả theo dõi qua màn hình LED 400 inch tại đường Đinh Tiên Hoàng và Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Năm 2022, "HAY Glamping Music Festival" trở thành sự kiện âm nhạc gây chú ý tại Hà Nội khi quy tụ được 4 ban nhạc huyền thoại quốc tế A1, The Moffatts, 911 và Blue tham gia trình diễn. Xuyên suốt 10 tiếng đồng hồ diễn ra lễ hội âm nhạc là chừng đó thời gian 10 nghìn khán giả cùng nhau tắm mưa, hát hò, nhảy múa, hòa vang tiếng hát cùng các nghệ sĩ trên sân khấu. “Với mong muốn tạo nên một lễ hội âm nhạc nghệ thuật tiệm cận nhất với xu hướng lễ hội âm nhạc trên thế giới, HAY Glamping Music Festival là nơi các nghệ sĩ - không phân biệt quốc tịch, màu da, ngôn ngữ, dòng nhạc… cùng nhau kể một câu chuyện mà không bị phụ thuộc vào bất kỳ một tên tuổi riêng biệt nào" - đại diện TheBROS cho biết.

"Đối với chúng tôi, một lễ hội âm nhạc thành công không chỉ là bán hết toàn bộ vé hay được nhận những lời tung hô, mà quan trọng là những trải nghiệm tuyệt vời mà nghệ sĩ đứng trên sân khấu cùng với hàng nghìn khán giả đến tham dự sẽ cảm nhận được. Đây trở thành là điểm đến thưởng thức nghệ thuật, vui chơi dành cho nhóm bạn, gia đình và cả du khách quốc tế vào mỗi dịp chương trình diễn ra" - đại diện TheBROS bày tỏ.

Cần nâng tầm công nghiệp âm nhạc

Các khán giả trong và ngoài nước cổ vũ cuồng nhiệt nhóm nhạc quốc tế trình diễn tại Hà Nội, ảnh BTC.

Các khán giả trong và ngoài nước cổ vũ cuồng nhiệt nhóm nhạc quốc tế trình diễn tại Hà Nội, ảnh BTC.

GS.TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chia sẻ với truyền thông, Hà Nội sở hữu không ít tiềm năng để tổ chức các sự kiện âm nhạc, chương trình biểu diễn quốc gia và quốc tế. Đời sống âm nhạc ở Thủ đô ngày càng phong phú, với nhiều phân khúc công chúng đa dạng: từ các dòng nhạc chính thống, nhạc trữ tình, bolero, EDM đến các trào lưu của thế giới: pop, rock, jazz, blues, R&B/soul, hiphop, nhạc đồng quê, dân gian đương đại, nhạc điện tử, nhạc dance...

Công nghiệp âm nhạc là một trong những cột trụ chính của ngành công nghiệp văn hóa mỗi quốc gia. Nếu có thể tạo ra môi trường để vận hành một nền công nghiệp âm nhạc bài bản với đầy đủ các thành tố thì sẽ tạo ra doanh thu lớn, đem đến nhiều việc làm, đóng góp tích cực cho GDP.

Tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” diễn ra vào cuối tháng 3/2023, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho hay: Trong thời gian tới, TP Hà Nội tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế như: Làng nghề truyền thống, du lịch văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật biểu diễn… Phấn đấu đến năm 2025, công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp 5% GRDP; 2030 đóng góp 8% GRDP của TP Hà Nội đã đưa ra các chiến lược cụ thể và bài bản đề đạt được mục tiêu này.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng đã định hướng nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, trong đó có nhấn mạnh đến nội dung “Triển khai có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị và thành tưu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”.

Đây là cơ sở quan trọng để Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” - một trong hai Nghị quyết chuyên đề được xác định trong cả nhiệm kỳ.

Đây cũng được coi là bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô, nhằm bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, cải thiện chất lượng văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Thủ đô, thu hẹp dần khoảng cách, nâng cao khả năng thụ hưởng văn hóa giữa các vùng của Thủ đô, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng tỷ trọng đóng góp vào GRDP của thành phố.

Để thu hút và hỗ trợ đầu tư, thành phố đặt mục tiêu quy hoạch, bố trí quỹ đất, nguồn lực đầu tư của Nhà nước và ngoài Nhà nước cho các công trình, dự án phát triển văn hóa chất lượng cao. Trong đó ưu tiên phát triển không gian công cộng, điểm du lịch văn hóa, vui chơi giải trí, nghệ thuật biểu diễn, kết hợp phố - không gian đi bộ, điểm mua sắm, mở rộng tạo không gian văn hóa dành cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế, tiềm năng như: Nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, phần mềm và các trò chơi giải trí, du lịch văn hóa, ẩm thực… Phát triển mạng lưới doanh nghiệp văn hóa, trong đó hình thành một số tập đoàn lớn về công nghiệp văn hóa. Hà Nội cần có một hệ thống đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng từ cơ quan Nhà nước, đơn vị quản lý bản quyền, đơn vị tổ chức để tránh những lùm xùm đáng tiếc trước và sau mỗi chương trình âm nhạc quốc tế…

Theo GS.TS Từ Thị Loan, thị trường Việt Nam cũng không thiếu các tài năng nghệ thuật và gương mặt giải trí, từ các nhạc sĩ, ca sĩ đến đạo diễn, nhà sản xuất như: Quốc Trung, Mr Siro, Tiên Cookie, Khắc Hưng, Lê Cát Trọng Lý, Sơn Tùng M-TP, Hoàng Thùy Linh, Hà Anh Tuấn, Soobin Hoàng Sơn, Đen Vâu…

Hà Nội ngày càng trẻ trung, hiện đại và sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hóa nghệ thuật ngàn năm văn hiến, trở thành một trong những thành phố năng động nhất trên thế giới (năm 2019) theo chỉ số tăng trưởng thành phố do Jones Lang LaSalle thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Đọc thêm

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.

Các địa phương tích cực nâng cấp điểm đến du lịch

Các địa phương đang tích cực nâng cấp các điểm đến du lịch để thu hút du khách tới nghỉ dưỡng, tham quan. (Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn)
(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ ở cả lượng khách và tổng thu từ việc làm du lịch. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được coi là nhân tố quyết định.

Gia Lai mùa lễ hội

Gia Lai mùa lễ hội
(PLVN) - Nhắc đến Gia Lai người ta sẽ nghĩ tới những nương cà phê trĩu quả, là đồi chè xanh ngút ngàn núi trùng điệp, là một thành phố “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Thế nhưng, có một Gia Lai rất khác, Gia Lai của sắc màu, của những mùa hoa…

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Hà Nội – Những con phố Studio

Hà Nội – Những con phố Studio
(PLVN) -  Hà Nội luôn biết cách “gây thương nhớ” cho ai sống trong lòng Hà Nội hoặc một lần bước chân qua. Một góc phố, một quán café, một con đường… có thể trở thành Studio tuyệt đẹp lưu giữ những khung hình mang nét đẹp rất riêng của Thủ đô.