Khi bác sĩ ngoại sang Việt Nam…du học

Có thể nói những tiến bộ trong chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ Việt Nam thời gian gần đây đã làm cho bè bạn năm châu phải thán phục. Chính từ những đột phá đó mà ngày càng nhiều bác sĩ (BS) ngoại  sang Việt Nam học hỏi  kỹ thuật mổ nội soi, mổ vi phẫu... Tại TP.HCM có bệnh viện danh sách học trò ngoại sang du học đã được đặt chỗ trước tới hết năm 2012.

Có thể nói những tiến bộ trong chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ Việt Nam thời gian gần đây đã làm cho bè bạn năm châu phải thán phục. Chính từ những đột phá đó mà ngày càng nhiều bác sĩ (BS) ngoại  sang Việt Nam học hỏi  kỹ thuật mổ nội soi, mổ vi phẫu... Tại TP.HCM có bệnh viện danh sách học trò ngoại sang du học đã được đặt chỗ trước tới hết năm 2012.

Các bác sĩ nước ngoài đang học phẫu thuật nội soi ở Bệnh  viện Đại học Y dược
Các bác sĩ nước ngoài đang học phẫu thuật nội soi ở Bệnh viện Đại học Y dược
Việc to của những “người nhỏ”
Phẫu thuật nội soi (PTNS) đã được áp dụng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 1993 đến nay, các kỹ thuật PTNS phức tạp nâng cao như cắt thực quản qua nội soi, cắt dạ dày, lấy thận ghép… đã gây được tiếng vang nhất định và ngày càng có nhiều bác sĩ nước ngoài sang tìm hiểu, học nghề.
Khi tham gia học ở khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Clemen (người Úc) và gần 100 bác sĩ nước ngoài khác rất kinh ngạc khi chứng kiến các bác sĩ Chợ Rẫy đã dùng kỹ thuật mổ nội soi để cắt 60 cm đại tràng trái và đưa lên tạo hình thực quản cho chị Tạ Thị Khánh Vân sau khi bị uống nhầm a xít và bị teo thực quản suốt 20 năm. “Chúng tôi không ngờ bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy làm được kỹ thuật này” - bác sĩ Clemen trầm trồ! 
Trung tâm PTNS BV Đại học ĐHYD ra đời từ năm 2008. Th.S-BS Lê Quang Anh Tuấn- Phó Khoa Ngoại tiêu hóa-gan mật của bệnh viện kể: “Nhiều lúc chúng tôi cũng bất ngờ về khả năng của mình. Vào những năm 1996-1997 khi mà thế hệ chúng tôi còn đang mày mò tìm cách được đi sang các nước trong khu vực để học hỏi về kỹ thuật mổ nội soi thế mà tới 2009 và đặc biệt là 2010 các bác sĩ nước ngoài từ nhiều bệnh viện trong khu vực như Philippines, Indonesia, Malaixia, Thái Lan, Myanmar, thậm chí Pakistan, Ấn Độ và gần đây nhất là Singgapore, một đất nước được đánh giá có sự phát triển y khoa “chạy trước” ta cả 50 năm nhưng học viên vẫn sẵn sàng sang bệnh viện để được làm học trò”.
Còn GS Muntaz Maher (Pakistan) một người theo đánh giá của giới mổ nội soi quốc tế là rất xuất chúng với những đường mổ nội soi ngoạn mục, mà đã thốt lên sau khi học lớp phẫu thuật nội soi nâng cao tại BV Đại học Y dược (ĐHYD): “Dù bệnh viện của các anh nhỏ nhưng bác sĩ các anh đã làm được những việc “khổng lồ”…
Ca mổ tái tạo thực quản thành công được Bác sĩ nước ngoài đánh giá “có một không hai” tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Ca mổ tái tạo thực quản thành công được Bác sĩ nước ngoài đánh giá “có một không hai” tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Nhiều cơ hội làm nghề
Song không phải bỗng dưng mà có điều kỳ lạ này. Bác sĩ Anh Tuấn giải thích:“Bác sĩ nước ngoài đã thừa nhận tay nghề bác sĩ Việt Nam không còn thua kém bác sĩ thế giới. Nhất là các bác sĩ trong khu vực. Họ tới còn vì điều kiện bệnh viện, thiết bị khá phù hợp với họ, chi phí đi lại gần hơn là chọn sang Pháp, Mỹ. Việc học hành ăn ở tại Việt Nam cũng rẻ hơn.
Trước đó vào năm 2003, tại một hội nghị Thế giới về Ngoại khoa PTNS, trong hàng ngàn báo cáo của bác sĩ quốc tế, một trong  7 báo cáo được đánh giá hay nhất là của nhóm bác sĩ Đại học Y Dược TP.HCM. Từ hội nghị này, những cuộc “thẩm định” đi-về giữa Hội Phẫu thuật viên các nước như Indonesia, Phillipines, Canada, Myanmar… tới Bệnh viện ĐHYD TP.HCM ngày càng nhiều và những hợp đồng ký kết hợp tác giữa bệnh viện với các nước cho bác sĩ sang học tập, làm việc từ đó gia tăng.”
PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Giám đốc Bệnh viện ĐHYD TP.HCM hồ hởi cho biết từ khi ra đời “lò” đào  tạo PTNS dành cho bác sĩ nước ngoài tại BV đã thực hiện  91 khoá đào tạo cho 319 học viên là bác sĩ nước ngoài đến học các kỹ thuật nội soi từ căn bản đến nâng cao như:  PTNS ổ bụng, đại trực tràng, khớp, niệu…
Năm 2010-2011, BV Chấn thương chỉnh hình (CTCH) TP.HCM cũng đã đón nhận khá nhiều BS từ Pháp, Phillipines, Mỹ, Thụy sĩ sang học tập các Kỹ thuật mổ vi phẫu, nối mạch, mổ cột sống. Bác sĩ Mai Trọng Tường- Trưởng khoa vi phẫu CTCH TP Hồ Chí Minh cho biết, cái khó của bác sĩ nước ngoài nhất là sinh viên năm cuối là có nơi được thực tập tay nghề. Họ khó tiếp cận còn một lý do nữa là bệnh nhân họ có rất ít. Sang Việt Nam dưới sự giám sát của mình họ được học việc trực tiếp. Khoa Vi phẫu với những ca chấn thương tay, tai nạn lao động đứt lìa nối vi mạch khó khăn phức tạp thì chỉ có Việt Nam mới có. Họ đến là muốn biết làm những việc ấy. 
“Tôi đã được các đồng nghiệp ở đây hướng dẫn phẫu thuật 30 ca trong ba tuần. Có những trường hợp đứt lìa cánh tay, hoại tử được các bác sĩ phẫu thuật vi phẫu thành công chỉ trong hơn hai giờ đồng hồ, quá ấn tượng!”. BS Tina Phượng Huỳnh – cô bác sĩ trẻ của BV Trung tâm Wasington cho biết. Tina Phượng Huỳnh khẳng định cô đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong mổ chấn thương đa dạng và đặc biệt áp lực giải quyết các tình trạng khác nhau ở một BV chấn thương Đa khoa. Ngay khi về nước cô sẽ làm cầu nối cho nhiều đồng nghiệp của mình đến bệnh viện này để học tập.

Ngọc Quý 

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.