Khát vốn ngân sách trung ương để triển khai cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
(PLVN) - UBND tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn có văn bản gửi Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, đề nghị xem xét, cân đối, bố trí vốn ngân sách trung ương khoảng 2.160 tỉ đồng, để đảm bảo tính khả thi và sớm triển khai thực hiện Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) dài 43,6km.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT gồm 2 dự án thành phần:

Hợp phần dự án thành 1: Tuyến cao tốc Bắc Giang – TP Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn, với chiều dài 63,86km, tổng mức đầu tư là 12.189 tỉ đồng theo hình thức BOT do Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn làm chủ đầu tư, , đã được đưa vào khai thác vận hành theo Quyết định số 79/QĐ-UBND của UNBD tỉnh Lạng Sơn từ ngày 15-1-2020 và chính thức thu phí từ ngày 18-2-2020.

Hợp phần dự án thành phần 2: Tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Km1+800-Km44+749,67), dài 43,6 km, được bổ sung theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại văn bản số 173/TTg-CN ngày 2-2-2018 và số 585/TTg-CN ngày 8-5-2018, UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt bổ sung tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Km1+800-Km44+749,67) tại quyết định 1523/QĐ-UBND với Tổng mức đầu tư 8.743 tỉ đồng, theo kế hoạch thời gian xây dựng từ năm 2018 đến năm 2020 theo hình thức BOT. 

Tuy nhiên đến nay, cả 2 hợp phần đều tồn tại những vướng mắc về vốn, cần sự hỗ trợ tháo gỡ từ trung ương. Vì vậy chỉ trong tháng 5/2020, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phải có 2 công văn gửi Thủ tướng Chính phủ; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cũng đã có văn bản gửi Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, đề nghị tháo gỡ để thông tuyến cao tốc huyết mạch này.

Tuyến cao tốc từ Hà Nội lên Lạng Sơn dài 110 km bao gồm 2 dự án là Hà Nội - Bắc Giang dài 45,8 km và Bắc Giang - Lạng Sơn (kết thúc tại huyện Chi Lăng) dài dài 63,86 km đều với quy mô 4 làn xe, dù đã hoàn thành đi vào khai thác, nhưng vẫn là một “mạch hở” hay “cao tốc cụt” khi đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Hợp phần dự án thành phần 2) dài 43,6 km vẫn chưa thể xác định thời điểm triển khai tiếp theo vì thiếu thủ tục đầu tiên là “tiền đâu”, dù chủ trương của trung ương và các thủ tục pháp lý với các Bộ, ngành đã đầy đủ.

Trong báo cáo Thủ tướng ngày 26/5/2020, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết đến nay tỉnh và Nhà đầu tư là Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn – Hữu Nghị đã kí kết hợp đồng và phụ lục hợp đồng theo quy định; đồng thời Kiểm toán Nhà nước cũng đã xem xét và kết luận các thủ tục pháp lý dự án đảm bảo quy định của pháp luật. 

Tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh, "việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn, có ý nghĩa hết sức quan trọng phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh Lạng Sơn cũng như vùng Đông Bắc Bộ; là tuyến giao thông huyết mạch, trọng yếu kết nối các tuyến hành lang kinh tế quan trọng, trở thành một trong những cửa ngõ giao thương đường bộ lớn nhất về xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc…".

Để đẩy nhanh quá trình triển khai, đến nay Nhà đầu tư đã góp 424 tỉ đồng và thực hiện giải ngân cho công tác giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn, quản lý dự án… số tiền 290 tỉ đồng, nhằm chủ động triển khai dự án bằng nguồn vốn tự có trong thời gian chờ xác định cơ cấu nguồn vốn tín dụng, vốn NSNN hỗ trợ cho dự án. Tuy nhiên hiện đang phải tạm dừng công tác giải phóng mặt bằng do chưa thu xếp được nguồn vốn. 

Với tổng mức đầu tư là 8.310 tỉ đồng, trong điều kiện nguồn vốn tín dụng khó khăn và để đảm bảo tính khả thi, tháo gỡ vướng mắc và triển khai được dự án, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì các cuộc họp và chỉ đạo cụ thể tại các thông báo số 395/TB-VPCP ngày 15/10/2018, số 451/TB-VPCP ngày 07/12/2018, số 274/TB-VPCP ngày 02/8/2019, số 318/TB-VPCP ngày 07/9/2019 và số 394/TB-VPCP ngày 13/11/2019 của Văn phòng Chính phủ, trong đó đề nghị các Bộ ngành liên quan nghiên cứu giải pháp hỗ trợ Nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn (vốn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng cho dự án) và đề xuất phương án phân kỳ nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Tại thông báo kết luận số 394/TB-VPCP ngày 13/11/2019 của Văn phòng Chính phủ liên quan đến phân bổ vốn cho dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Thủ tướng đã chỉ đạo: “…xây dựng phương án thiết kế và phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng thu xếp nguồn vốn; Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan đề xuất phương án hỗ trợ dự án từ ngân sách nhà nước; Giao Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng BIDV, ngân hàng Vietinbank và các ngân hàng thương mại khẩn trương xem xét việc thu xếp tín dụng cho dự án”.

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo số 394/TB-VPCP ngày 13/11/2019 về “phương án thiết kế và phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng thu xếp nguồn vốn” và ý kiến thẩm định của Ngân hàng đầu mối BIDV tại các văn bản số 4705/BIDV-KHDNL, số 701/BIDV-KHDNL “vốn vay tối đa là 2.000 tỷ đồng nhằm đảm bảo hiệu quả khả năng trả nợ”, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản số 1233/UBND-KTN đề xuất điều chỉnh phương án phân kỳ đầu tư, theo đó  giai đoạn 1 là 5.947 tỷ đồng, cơ cầu nguồn vốn dự án: 1.600 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, 2.347 tỷ đồng vốn Ngân sách Nhà nước tham gia dự án và vốn vay ngân hàng thương mại là 2.000 tỷ đồng. Hiện nay tỉnh Lạng Sơn đã cam kết bố trí vốn ngân sách địa phương khoảng 1.000 tỉ đồng; Ngân hàng BIDV đã cam kết cho dự án vay 2.000 tỉ đồng. 

Đối với phần vốn còn lại của ngân sách cam kết trong dự án và phần vốn vay còn thiếu, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ dự án 2.160 tỉ đồng, bố trí từ nguồn tăng NSTW thu năm 2019 hoặc trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tham gia dự án, chi trả cho các hạng mục công việc như: giải phóng mặt bằng các công trình đường gom, cầu vượt trực thông, hầm chui dân sinh. 

 “Khoản hỗ trợ này tương tự chính sách mà Chính phủ đã và đang áp dụng tại một số dự án triển khai đầu tư theo hình thức PPP có vốn ngân sách nhà nước tham gia hỗ trợ như các dự án đầu tư xây dựng một số đoạn tuyến trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái...” - lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn nêu. 

Do những khó khăn trong việc thu xếp vốn tín dụng, vốn hỗ trợ từ NSTW dẫn đến không thể đảm bảo tiến độ hoàn thành đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trong năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Thông báo số 395 ngày 15/10/2018. 

Mặt khác, hiện nay đoạn cao tốc Hà Nội – Bắc Giang đã khai thác từ năm 2016; đoạn cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn (Chi Lăng) cũng đã đưa vào vận hành từ ngày 15/1/2020, nhưng còn dở dang 30km nữa mới tới TP Lạng Sơn và cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 43,6km (thuộc phạm vi đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng). 

“Như vậy sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn; cũng như chưa có cơ sở để kết nối và triển khai tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) ”- lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thiếu vốn trung ương hỗ trợ thì dự án không thể triển khai 

Theo Nhà đầu tư, việc thiếu vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thì dự án không thể triển khai. Theo phương án phân kỳ đầu tư và cơ cấu nguồn vốn hiện đang trình Chính phủ, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Thủ tướng hỗ trợ từ 1.347 – 2.160 tỉ đồng theo các phương án phân kỳ cho dự án từ vốn ngân sách trung ương.

Đọc thêm

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.