Khánh Hòa điêu đứng vì tôm hùm

Không những thiệt hại do dịch bệnh, hiện nay người nuôi tôm ở Vạn Ninh cũng như ở TP. Cam Ranh còn bị thiệt hại nặng bởi giá tôm thương phẩm do thương lái thu mua quá thấp. Điều đáng nói là không hiểu lý do gì mà thương lái chỉ đòi mua tôm loại 2, 3 với giá dao động từ 800 ngàn đồng đến 1,1 triệu đồng/kg (bằng một nửa so với cách đây 5 tháng) chứ dứt khoát không mua tôm loại 1

Với một phép tính đơn giản, chỉ tính riêng hộ ông Thương mỗi ngày có 4 con tôm chết, bình quân mỗi con có trọng lượng 0,7 kg thì mỗi ngày ông mất gần 3 triệu. Toàn huyện Vạn Ninh có 10.500 lồng nên số tiền thiệt hại là một con số không nhỏ.

Bè nuôi tôm hùm.
Bè nuôi tôm hùm.

Tôm chết hàng loạt

Vạn Ninh là địa phương có số lượng tôm hùm nuôi nhiều nhất tỉnh Khánh Hòa với hơn 10.500 lồng. Nhờ có giá trị kinh tế cao nên nhiều năm qua, con tôm hùm đã mang lại sự khấm khá cho người dân địa phương, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động. Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 đến nay, nhiều bà con nuôi tôm ở huyện Vạn Ninh điêu đứng vì dịch bệnh sữa trên tôm.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 50% số hộ nuôi tôm bị bệnh sữa hỏi thăm. Bình quân mỗi ngày, một bè nuôi có từ 2-5 con tôm hùm bị chết với đủ kích cỡ. Cá biệt, ở những hộ nuôi nhiều, số tôm chết lên đến hàng chục con/ngày. Theo bà con, môi trường nuôi ô nhiễm, con giống không đảm bảo chất lượng và vùng nuôi chưa ổn định là những nguyên nhân chính khiến dịch bệnh bùng phát dẫn đến việc nuôi tôm thất bại.

Ông Lê Thương, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh - một người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm hùm ở đây - cho biết, mỗi ngày tôm chết từ 3 đến 4 con, ngày nào nhiều lên đến 6,7 con. Gia đình ông nuôi 2.000 con tôm đã hơn 12 tháng, chỉ mới 4 tháng nay đã hao hụt 40% lượng tôm nuôi, bao nhiêu tiền của đổ vào con tôm giờ không biết bấu víu vào đâu.

Với một phép tính đơn giản, chỉ tính riêng hộ ông Thương mỗi ngày có 4 con tôm chết, bình quân mỗi con có trọng lượng 0,7 kg thì mỗi ngày ông mất gần 3 triệu. Toàn huyện Vạn Ninh có 10.500 lồng nên số tiền thiệt hại là một con số không nhỏ.

Theo các chuyên gia trong ngành thủy sản, nguyên nhân dẫn đến việc nuôi trồng thủy sản ngày một khó khăn là do địa phương chưa quy hoạch cụ thể vùng nuôi tôm. Diện tích thả tôm nuôi tăng một cách tự phát, mật độ nuôi quá dày dẫn đến môi trường nuôi ô nhiễm, con giống không được kiểm soát. Để giải quyết tình trạng này, năm 2009 huyện Vạn Ninh đã triển khai dự án quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vùng mặt nước.

Tuy nhiên do thiếu kinh phí và công tác tuyên truyền vận động bà con nuôi theo quy hoạch cũng không hề đơn giản, nên từ đó đến nay, việc quy hoạch vùng nuôi vẫn hết sức nan giải. Hiện những vùng nuôi ven bờ chỉ dừng ở lại quy hoạch tổng thể.

Ông Đào Văn Lương – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vạn Ninh thừa nhận: "Hiện nay chúng tôi chưa có quy hoạch cụ thể, trong quá trình nuôi thì có nhiều bất cập, hệ thống cấp nước ngọt cho các vùng nuôi hiện chưa được quan tâm. Quy hoạch những vùng nuôi này phải có hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, làm như vậy đảm bảo hiệu quả. Nhưng do kinh phí chưa triển khai được".

Thương lái ép giá     

Chính vì công tác quy hoạch không được thực hiện một cách triệt để đã dẫn đến tình trạng bà con phá vỡ quy hoạch, quay trở lại cách nuôi truyền thống. Hệ quả tất yếu là dịch bệnh bùng phát và thiệt hại lại tiếp diễn. Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa, tỉnh chỉ có quy hoạch tổng thể còn quy hoạch chi tiết thì các địa phương tự thực hiện. Tuy nhiên không phải địa phương nào cũng có đủ khả năng triển khai và hiện chỉ có thành phố Nha Trang đã quy hoạch được một phần vùng nuôi thủy sản.

Không những thiệt hại do dịch bệnh, hiện nay người nuôi tôm ở Vạn Ninh cũng như ở TP. Cam Ranh còn bị thiệt hại nặng bởi giá tôm thương phẩm do thương lái thu mua quá thấp. Điều đáng nói là không hiểu lý do gì mà thương lái chỉ đòi mua tôm loại 2, 3 với giá dao động từ 800 ngàn đồng đến 1,1 triệu đồng/kg (bằng một nửa so với cách đây 5 tháng) chứ dứt khoát không mua tôm loại 1. Nếu bán tôm loại 1 cho thương lái theo giá tôm loại 2 thì cũng lỗ mà để tiếp tục nuôi thì càng lỗ nặng. Không còn cách nào khác là người dân phải bán tháo tôm cho thương lái theo giá tôm loại 2 để vớt vát lại vốn.

Được biết, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện đề tài nghiên cứu vùng nuôi tôm hùm tại Đầm Môn để tìm ra phác đồ điều trị hữu hiệu cho bệnh sữa trên tôm. Tuy nhiên, việc tìm một đầu ra ổn định cho con tôm hùm cũng là một việc làm cấp bách hiện nay cho người nuôi tôm ở Khánh Hòa.

Liên Thủy

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Đọc thêm

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.