Khai mạc lễ hội xúc tiến tiêu thụ gà đồi, các sản phẩm OCOP tại huyện Yên Thế (Bắc Giang)

Toàn cảnh hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng gà đồi Yên Thế”.
Toàn cảnh hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng gà đồi Yên Thế”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 26/10, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt (địa điểm khởi nghĩa Yên Thế), thị trấn Phồn Xương (huyện Yên Thế), UBND huyện đã long trọng khai mạc lễ hội xúc tiến tiêu thụ gà đồi và các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng lần đầu tiên năm 2024.

Đại biểu UBND tỉnh Bắc Giang đến dự có bà Lâm Thị Hương Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang; đại diện lãnh đạo một số các sở, ban, ngành của tỉnh. Đặc biệt, đông đảo người dân địa phương, du khách trong và ngoài tỉnh về dự lễ hội.

Các đại biểu tham dự Lễ hội tại huyện Yên Thế.

Các đại biểu tham dự Lễ hội tại huyện Yên Thế.

Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 26/10 - 27/10. Đây là dịp để kết nối giữa người dân, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi với các doanh nghiệp trong và ngoài huyện nhằm thúc đấy sự phát triển kinh tế của nhân dân.

Khuôn khổ lễ hội nhân dân và du khách, được thưởng thức màn trình diễn văn nghệ ấn tượng từ các xã trên địa bàn huyện. Đặc biệt, tại Lễ hội này, nhân dân và du khách sẽ được tham quan các gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP, các sản phẩm tiềm năng, các đôi gà đồi đẹp của các đội thi. Đây cũng là dịp để du khách nhận diện được giống gà đồi Yên Thế; cùng với đó, người tham dự được thưởng thức trực tiếp các món ăn được chế biến tại các gian hàng.

Phát biểu khai hội, ông Nguyễn Văn Tuyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Yên Thế, Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội bày tỏ cảm xúc: "Vùng đất Yên Thế được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi; đặc biệt người dân Yên Thế cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi. UBND huyện đã có những giải pháp, định hướng cho người dân huyện phát triển kinh tế tập trung vào các vùng sản xuất chăn nuôi gà đồi với quy mô lớn, chất lượng không ngừng được nâng lên.

"Tổng đàn gà của huyện Yên Thế duy trì gần 4 triệu con, xuất bán ra thị trường gần 12 triệu con/năm, với giá trị sản xuất đạt 1.500 tỷ đồng, sản phẩm gà đồi Yên Thế được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN công nhận Nhãn hiệu chứng nhận Gà đồi Yên Thế năm 2011, đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp tại 3 nước: Trung Quốc, Lào và Singapore." - ông Tuyền thông tin.

Ông Nguyễn Văn Tuyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Yên Thế, Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội phát biểu.Ông Nguyễn Văn Tuyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Yên Thế, Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội phát biểu.

Năm 2021 - 2022, Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận Gà đồi Yên Thế là món ăn được chọn vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam trong Hành trình tìm kiếm quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam.

Ngoài sản phẩm chủ lực Gà đồi Yên Thế, UBND huyện tiếp tục định hướng khuyến khích người dân tận dụng những lợi thế về khí hậu để phát triển kinh tế, dần hình thành những vùng sản phẩm đặc trưng của huyện như: Sản phẩm Dê thương phẩm được công nhận Nhãn hiệu tập thể “Dê núi Hồng Kỳ”; tổng đàn dê trên địa bàn huyện duy trì bình quân trên 10.000 con, hằng năm xuất bán gần 800 tấn dê thương phẩm;

Sản phẩm Chè xanh: Diện tích vùng sản xuất chè của huyện trên 500 ha, sản lượng chè búp tươi hằng năm đạt gần 5.000 tấn/năm, với nhãn hiệu chứng nhận Chè khô Yên Thế được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp năm 2018; các HTX trên địa bàn đã xây dựng nhãn hiệu riêng như: Chè xanh bản Ven của HTX Thân Trường, chè Thiên Lộc của HTX Hằng Anh...;

Sản phẩm nhãn chín muộn: Với diện tích gần 500ha, cây Nhãn được xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực của huyện, sản lượng năm 2022 đạt trên 2.500 tấn, Năm 2022, sản phẩm nhãn của huyện cũng được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp Chứng nhận nhãn hiệu Nhãn chín muộn Yên Thế với vùng sản xuất tập trung đạt tiêu chuẩn Việt GAP và được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang Oustralia;

Ngoài ra trên địa bàn huyện có trên 4.700 ha cây ăn quả các loại như vải thiều, bưởi, thanh long ruột đỏ, ổi… có nhiều tiềm năng để xây dựng các nhãn hiệu sở hữu trí tuệ.

Huyện Yên Thế hiện đã có 46 sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong đó 4 sản phẩm đạt 4 sao, 42 sản phẩm đạt 3 sao; Gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng cũng là một trong những thế mạnh của huyện, với diện tích rừng trồng kinh tế trên 14.000 ha, trong đó 5.707 ha đã được cấp chứng chỉ rừng quốc tế (FSC); sản phẩm gỗ rừng trồng của huyện đã được sơ chế, chế biến đa dạng sản phẩm như ván ép, ván gỗ ép công nghệ cao, viên nén để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu đi các nước trên thế giới,...

Hiện nay huyện Yên Thế đang phối hợp với các sở ngành của tỉnh triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng trung tâm sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp của tỉnh Bắc Giang tại huyện” đưa Yên thế trở thành nơi sản xuất giống cây lâm nghiệp lớn nhất của tỉnh Bắc Giang.

"Đây là lần đầu tiên UBND huyện Yên Thế tổ chức lễ hội xúc tiến tiêu thụ gà đồi và các sản phẩm đặc trưng của huyện mục đích tiếp tục quảng bá các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng khác của huyện.

Đồng thời, đây cũng là dịp để giao lưu học hỏi, chia sẻ và hợp tác kết nối chuỗi cung - cầu giữa các doanh nghiệp, thương nhân, các hợp tác xã trên địa bàn huyện với các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống của người dân.", ông Nguyễn Văn Tuyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Yên Thế chia sẻ thêm.

Bà Lâm Thị Hương Thành - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang (thứ 2 bên phải) cùng các đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm.Bà Lâm Thị Hương Thành - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang (thứ 2 bên phải) cùng các đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm.

Chiều cùng ngày (26/10), trong khuôn khổ lễ hội, UBND huyện Yên Thế phối hợp với liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng gà đồi Yên Thế”.

Tại hội thảo các đại biểu tham dự đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gà đồi cũng như đảm bảo đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho người dân, các đại biểu đề xuất huyện quan tâm phát triển các sản phẩm chất lượng cao, bố trí kinh phí hỗ trợ các chủ thể đầu tư vào các khâu dự trữ, bảo quản, chế biến nông sản. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin, dự báo diễn biến thị trường, điều chỉnh nguồn cung, chất lượng, chủng loại nông sản phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch TP Biên Hòa

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch TP Biên Hòa
(PLVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức mới ký Quyết định số 3479/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 TP Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trường Đại học Luật TP. HCM gặp mặt tri ân quý Thầy, Cô giáo

Trường Đại học Luật TP. HCM gặp mặt tri ân quý Thầy, Cô giáo
(PLVN) - “Các thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là những tấm gương sáng về lối sống, về đạo đức, là những người truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Các thầy cô chính là những người dẫn dắt, dìu dắt các em sinh viên trên con đường học tập, rèn luyện để trở thành người có tri thức, có đạo đức và nhân cách…”, TS Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Trường đại học Luật TP HCM nói.