Khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027

Pano chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX trước trụ sở Trung ương GHPGVN - chùa Quán Sứ, Hà Nội. Nguồn ảnh: phatgiao.org.vn
Pano chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX trước trụ sở Trung ương GHPGVN - chùa Quán Sứ, Hà Nội. Nguồn ảnh: phatgiao.org.vn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Trong hai ngày 28-29/11, phiên chính thức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027 diễn ra tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt - Xô.

Theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), sau 5 năm hoạt động, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự tổ chức Đại hội sẽ tổng kết, đánh giá thành tựu Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022), đồng thời hoạch định đề ra phương hướng hoạt động Phật sự, nhiệm vụ chiến lược phát triển Giáo hội trong 5 năm tiếp theo của nhiệm kỳ IX (2022-2027).

Đại hội lần thứ IX của GHPGVN có nhiệm vụ cử hành nghi thức suy tôn Đức Pháp chủ và Hội đồng Chứng minh; suy cử Chủ tịch và Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ (2022-2027); nghi thức tấn phong giáo phẩm tại Đại hội; thực hiện nghi thức tuyên dương khen thưởng của Giáo hội và Nhà nước trao tặng các tập thể Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự và cá nhân chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử thành viên Giáo hội.

Và một trong những nội dung quan trọng của Đại hội kỳ này là tiến hành tu chỉnh Hiến chương GHPGVN lần thứ 7 - cơ sở pháp lý cao nhất cho mọi hoạt động của GHPGVN.

Trước thềm Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, trả lời phỏng vấn truyền thông, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Thư ký Ban Chỉ đạo, Trưởng ban Nội dung Đại hội đã cho biết, mục đích của lần tu chỉnh Hiến chương lần này để Hiến chương thực sự phù hợp với các quy định trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật Nhà nước liên quan, cũng như phù hợp với thực tiễn trong công tác điều hành Phật sự trong giai đoạn hiện nay.

Bản dự thảo Hiến chương tu chỉnh lần này gồm 14 chương và 86 điều, nhiều hơn Hiến chương GHPGVN hiện hành 1 chương và 15 điều.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự trực tiếp chỉ đạo Ban soạn thảo tu chỉnh Hiến chương từ rất sớm bắt tay vào công việc nghiên cứu, xin ý kiến góp ý rộng rãi của các Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự GHPGVN các cấp; Tăng Ni, Phật tử; các nhà nghiên cứu, chuyên môn về pháp luật, về quản lý nhà nước về tôn giáo từ đầu năm 2021.

Bản dự thảo Hiến chương GHPGVN lần này đã qua 3 lần xin ý kiến đóng góp và tiếp thu ý kiến góp ý của đông đảo chư tôn đức Tăng Ni và các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Hiến chương tu chỉnh lần này tập trung vào cơ cấu hệ thống tổ chức các cấp hành chính Giáo hội. Sửa đổi bổ sung cấp hành chính cơ sở. Sau khi tu chỉnh, Hiến chương GHPGVN sẽ có 4 cấp hành chính: GHPGVN cấp Trung ương (bao gồm: Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng Chứng minh; Hội đồng Trị sự và các cơ quan của Hội đồng Trị sự); GHPGVN cấp tỉnh, thành phố (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố); GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (bao gồm: Ban Chứng minh; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương); GHPGVN cấp cơ sở: Ban Quản trị cơ sở tự viện. Hiến chương tu chỉnh đã dành riêng một chương mới quy định về GHPGVN cấp cơ sở (Chương VIII).

Đặc biệt, Hiến chương tu chỉnh cũng có quy định cụ thể về tài sản của tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tài sản của Tăng Ni.

Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra từ ngày 4 đến 7/11/1981, tại hội trường chùa Quán Sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội. Ảnh tư liệu Phật giáo Việt Nam

Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra từ ngày 4 đến 7/11/1981, tại hội trường chùa Quán Sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội. Ảnh tư liệu Phật giáo Việt Nam

Nhìn lại các kỳ đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc

Từ ngày thành lập đến nay, GHPGVN đã trải qua 8 kỳ đại hội. Trải qua các kỳ đại hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, là động lực cho sự phát triển của đất nước, tạo khối đại đoàn kết toàn dân.

Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra từ ngày 4 đến 7/11/1981, tại hội trường chùa Quán Sứ, 73 Quán Sứ, Hà Nội, hội tụ 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái. Hội nghị đã thông qua đường hướng hành đạo là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, thông qua Hiến chương GHPGVN gồm: Lời nói đầu, 11 chương và 46 điều. Hội nghị lịch sử này được xem là Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I, nhiệm kỳ 1981-1987 của GHPGVN.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 1987-1992 diễn ra các ngày 28, 29/10/1987 tại Hà Nội; thành phần 200 đại biểu. Về tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 29 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 1992-1997 diễn ra trong các ngày 3, 4/11/1992 tại Hà Nội. Thành phần 250 đại biểu. Về hệ thống hành chính, có 40 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 1997-2002 diễn ra vào các ngày 22, 23/11/1997, tại Hà Nội với 300 đại biểu. Nhân sự Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự được tăng lên, số lượng thành viên mỗi ban, ngành cũng tăng lên là 30 vị. Về hệ thống tổ chức địa phương có 49 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước. Hệ thống Trường Trung cấp Phật học tại các tỉnh, thành phố tăng lên 25 trường.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2002-2007 diễn ra vào các ngày 4 và 5/12/2002, tại Hà Nội với thành phần hơn 500 đại biểu. Nhiệm kỳ 5 của Giáo hội, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập. Đây là cơ sở chuyên đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nam tông tại TP Cần Thơ. Về hệ thống tổ chức Phật giáo địa phương, GHPGVN có 52 tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2007-2012 diễn ra từ ngày 11 đến 14/12/2007, tại Hà Nội với thành phần tham dự hơn 800 đại biểu. Lần đầu tiên, Đạo kỳ và Đạo ca được đưa vào Hiến chương GHPGVN; thêm quy định về Ban Đại diện Phật giáo cấp quận, huyện; tăng số lượng thành viên Hội đồng Chứng minh (98 thành viên) và Ủy viên Hội đồng Trị sự (147 ủy viên chính thức, 48 ủy viên dự khuyết)… Nhiệm kỳ 6 GHPGVN cũng là nhiệm kỳ Giáo hội có nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực hoạt động. Hệ thống hành chính Giáo hội có 58 tỉnh, thành hội Phật giáo trên toàn quốc được thành lập và hoạt động ổn định, hiệu quả.

Các hoạt động quốc tế nổi bật như Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (Vesak) năm 2008; Hội nghị Ni giới Thế giới lần thứ XI năm 2010… được GHPGVN đăng cai và tổ chức thành công, khẳng định vị thế của GHPGVN trong cộng đồng quốc tế, đồng thời giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và cởi mở đến với bạn bè quốc tế.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012-2017) diễn ra từ ngày 21-24/11/2012 tại Hà Nội, có hơn 900 đại biểu tham dự. Giáo hội thành lập 13 ban ngành thuộc Hội đồng Trị sự; 63 tỉnh thành hội Phật giáo cả nước và tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc lần thứ 2, năm 2014, tại Việt Nam.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (2017-2022) diễn ra từ ngày 19-22/11/2022, tại Hà Nội, gồm 1.111 đại biểu tham dự. Giáo hội đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc lần thứ 3, năm 2019, tại chùa Tam Chúc, Hà Nam.

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (2022-2027) diễn ra từ ngày 26-29/11/2022 tại Hà Nội, dự kiến có 1091 đại biểu tham dự. Chủ đề của Đại hội: Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển.

Đọc thêm

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
(PLVN) -  Năm 2024 là một năm đặc biệt đối với Công đoàn Việt Nam, đánh dấu kỷ niệm 95 năm thành lập và là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Công đoàn. Các hoạt động nổi bật của tổ chức công đoàn đã không chỉ củng cố niềm tin của người lao động, mà còn khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của đoàn viên.

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội), Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi TP Hà Nội năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Sự kiện có sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..