Phật giáo Việt Nam - Dấu ấn tinh hoa

Nguồn ảnh: Báo Giác ngộ
Nguồn ảnh: Báo Giác ngộ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Là tên triển lãm diễn ra trong khuôn khổ chương trình Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, được Ban tổ chức đại hội khai mạc sáng 27/11 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô và đón tiếp đại biểu tham quan trong xuyên suốt quá trình diễn ra Đại hội từ 27-29/11/2022

Phát biểu khai mạc, Thượng toạ Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa Trung ương cho biết, những nội dung hình ảnh, tư liệu, hiện vật… được giới thiệu ở trên đều là đại diện những dấu ấn tinh hoa của Phật giáo Việt Nam cũng như các hoạt động Phật sự của các ban, viện Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo 63 tỉnh thành trong khóa VIII (2017-2022) được thể hiện trong triển lãm.

Theo Thượng tọa, thông qua triển lãm tại Đại hội IX Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Ban Tổ chức mong muốn Tăng Ni, Phật tử hiểu rõ hơn về công tác hoằng pháp lợi sinh, những hoạt động lợi đạo, ích đời và tri ân các thế hệ tiền nhân, trân trọng những thành quả mà các thế hệ tiền nhân đã gây dựng, kế thừa và phát huy trong các nhiệm kỳ tiếp theo, đưa GHPGVN ngày càng phát triển, thành tựu viên mãn hơn.

Triển lãm "Phật giáo Việt Nam - Dấu ấn tinh hoa" gồm hai chủ đề chính: Giới thiệu những nhân vật lịch sử tiêu biểu, danh Tăng lãnh đạo Giáo hội qua các thời kỳ từ ngày thành lập Giáo hội (1981) đến nay (2022), những hoạt động Phật sự của 13 ban viện Trung ương GHPGVN, 63 tỉnh thành; Bốn đề án văn hóa: Kiến trúc, Pháp phục, Ngôn ngữ, Di sản Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, triển lãm cũng trưng bày các gian hàng đá tự nhiên, gỗ hóa thạch, gốm sứ Bát Tràng, gian hàng lá bồ-đề, gian hàng gỗ Thủy Lợi, gian hàng Gia Tộc Việt, gian hàng khắc tranh tượng trên kính.

Trong đó, không gian triển lãm nhân vật các bậc long tượng của Phật giáo Việt Nam từ ngày đầu thành lập GHPGVN đã giới thiệu khá chi tiết về hành trạng của bốn vị kỳ túc trong Giáo hội từ năm 1981 đến nay: Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897 - 1993), Pháp chủ của GHPGVN nhiệm kỳ I, II, III, từ năm 1981 đến năm 1993; Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch (1915 - 2005), Pháp chủ của GHPGVN nhiệm kỳ IV, V, từ năm 1997 đến 2005; Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917 - 2021), Pháp chủ của Giáo hội nhiệm kỳ VI, VI, VIII, từ năm 2007 đến 2021; Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng (sinh năm 1938) đương vi Quyền Phó Pháp chủ GHPGVN.

Không gian triển lãm cũng trình bày chi tiết về đạo nghiệp của 3 vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự từ năm 1981 đến nay: Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984), Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN từ năm 1981 đến năm 1984; Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917 - 2014), Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN từ năm 1984 đến năm 2014; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn (sinh năm 1950), Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN từ năm 2015 đến nay.

Đọc thêm

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.