Khai hội Khu di tích Quốc gia đặc biệt - Chùa Tây Phương

Khai hội Khu di tích Quốc gia đặc biệt - Chùa Tây Phương
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng nay (24/4 - tức 3/3 âm lịch) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt - Chùa Tây Phương cổ kính, Huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Khai hội chùa Tây Phương năm 2023.

Phát biểu khai mạc Lễ hội Chùa Tây phương, ông Nguyễn Mạnh Hồng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện cho biết: Lễ hội chùa Tây Phương là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực; khẳng định truyền thống văn hoá, tinh thần trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hoá, gắn với phát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, Phật tử thập phương."Ông cũng cho biết, việc tổ chức lễ khai hội chùa Tây Phương với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng là dịp để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Thạch Thất.

Người dân Thạch Thất, du khách thập phương, các tăng ni phật tử về tham dự lễ hội cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc... Lễ hội sẽ lan tỏa, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân, góp phần xây dựng huyện Thạch Thất phát triển toàn diện, bền vững theo hướng đô thị xanh.

Các đại biểu dự lễ Khai hội Chùa Tây Phương

Các đại biểu dự lễ Khai hội Chùa Tây Phương

Theo vị chủ tịch UBND Huyện Thạch Thất, không chỉ trong quá trình tổ chức Lễ hội, Ban tổ chức và UBND các xã thị trấn luôn làm tốt công tác quản lý, bảo vệ di tích, di vật, chống xâm hại cảnh quan di tích, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cho du khách. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, thực hiện bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng cho nhân dân địa phương. Vận động, hướng dẫn để người dân, du khách tham gia các hoạt động dịch vụ tại lễ hội nhận thức rõ, thực hành lối sống văn minh, xây dựng lễ hội chùa Tây Phương trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc, là một địa chỉ luôn được nhân dân, du khách mong muốn tìm đến.

Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện - phát biêu tại lễ Khai hội chùa Tây Phương.

Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện - phát biêu tại lễ Khai hội chùa Tây Phương.

Tại Lễ khai hội hôm nay, sau phần văn nghệ, gióng trống khai hội, lãnh đạo huyện Thạch Thất, các vị đại biểu và du khách thập phương đã làm lễ dâng hương, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, quê hương trù phú....

Thạch Thất là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, với những bản sắc của văn hóa xứ Đoài, hòa chung với nền văn hóa Thăng Long Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến. Với bề dày lịch sử trên 600 năm hình thành và phát triển, huyện Thạch Thất hiện có 209 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có di tích quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương. Theo đánh giá của các nhà khoa học, di tích Chùa Tây Phương là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam còn bảo tồn, lưu giữ được hệ thống tượng Phật là những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.

Nhiều hoạt động văn hóa dân gian sẽ được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội.

Nhiều hoạt động văn hóa dân gian sẽ được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội.

Trong sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, Lễ hội Chùa Tây Phương có giá trị vô cùng to lớn, lan tỏa đến đông đảo các Phật tử, nhân dân trong huyện, cũng như du khách thập phương. Mùa lễ hội hàng năm tại di tích quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương diễn ra từ đầu xuân năm mới, ngày chính hội là 6/3 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Trong tâm thức của người dân Thạch Thất vẫn lưu truyền câu ca:

“ Tây Phương phong cảnh hữu tình

Rủ nhau trẩy hội có mình có ta

Nhớ ngày Mùng 6 tháng 3

Ăn cơm với cà trẩy hội chùa Tây“

Lễ hội truyền thống Chùa Tây Phương năm 2023 diễn ra đến hết ngày 29/3 (tức 10/3 âm lịch). Năm nay, Lễ hội truyền thống Chùa Tây Phương được tổ chức với quy mô cấp Huyện. Phần Lễ ghi đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng thờ Phật của người Việt Nam. Phần Hội là sự kết hợp những nét văn hóa truyền thống dân tộc độc đáo với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời qua nhiều hoạt động tiêu biểu như: Giao lưu văn nghệ quần chúng, các chương trình nghệ thuật dân gian như: Múa rối nước, Đi cà kheo, hát chèo…

Chùa Tây Phương có tên chữ là “Sùng Phúc Tự”, tên gọi khác là Tây Phương Cổ Tự. Ngôi chùa cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km, tọa lạc tại đỉnh đồi Câu Lâu, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Vị trí tọa lạc của ngôi chùa được coi là nơi hội tụ linh khí của đất trời.

Theo sử sách ghi lại Tây Phương Cổ Tự là ngôi chùa cổ thứ 2 ở Việt Nam. Năm 1632, dưới đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng năm 1657 - 1682, Tây Đô Vương Trịnh Lạc cho phá đi chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa được trùng tu hoàn toàn và có tên gọi mới là “Tây Phương Cổ Tự”. Hình dáng bên ngoài và kiến trúc của chùa được giữ lại hoàn toàn như ngày nay.

Đến với chùa Tây Phương, du khách sẽ được đắm mình trong không gian thanh tịnh, yên bình, tránh xa sự ồn ào - dù rằng Thạch Thất là vùng đất của những làng nghề đang phát triển vượt bậc mỗi ngày.

Bước chân trên 239 bậc thang đá ong, du khách sẽ lên tới đỉnh núi Câu Lâu, nơi nơi tọa lạc của ngôi chùa. Bước qua vòm cổng rêu phong, du khách như bước sang một không gian khác, không gian của từ bi, không gian của hỉ xả, không gian của những điều thiện, không gian của văn hóa và niềm tự hào về bản sắc Việt....

Đọc thêm

Khi vẻ ngoài không thể 'chữa lành' khoảng trống tâm hồn

Giá trị bền vững để giữ gìn hạnh phúc lâu dài lại không nằm ở vẻ bề ngoài mà xuất phát từ chính phẩm chất, lối sống, sự thấu hiểu và lòng kiên nhẫn. (Nguồn: Lovepik)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, ngoại hình dần trở thành chuẩn mực quan trọng trong việc đánh giá giá trị bản thân, đặc biệt đối với nhiều chị em phụ nữ, khiến họ lao vào cuộc đua làm đẹp, sửa sang nhan sắc. Tuy nhiên, cuộc săn tìm vẻ đẹp bề ngoài lại không thể lấp đầy những khoảng trống về tinh thần, không thể "chữa lành" tâm hồn bên trong cho nhiều người.

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển
Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hoá suốt lưu vực sông Hằng (Ganges) và vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn, Đức Phật đã sống rất nhiều trong rừng. Cây thường được nhắc đến trong Kinh điển, và nhiều loại cây khác cũng gắn bó cuộc đời Đức Phật. 

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu
(PLVN) - Khi mới 16 tuổi, Lý Sa Mouth đã vào chùa quy y để báo hiếu cha mẹ, vừa học phổ thông vừa học lớp Phật học để cống hiến lâu dài cho nhà chùa. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để ông nắm bắt tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt trong quá trình tu tập của mình.

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý
(PLVN) - Lịch âm của tháng 10 tương đương với tháng 11 dương lịch. Vào thời điểm này trong năm, thời tiết bắt đầu có sự chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông nên trời bắt đầu có những cơn rét đầu mùa.

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế
(PLVN) - Chùa Thiên Mụ (còn được gọi là Chùa Linh Mụ) không chỉ là ngôi chùa cổ kính nằm bên dòng sông Hương, mà còn là ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất cố đô Huế. Ngay từ khoảnh khắc bước chân lên con đường dẫn vào chùa, một cảm giác yên bình và tĩnh lặng len lỏi vào tâm hồn.

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư
(PLVN) - Ngày 31/10 (tức 29/9 âm lịch) là ngày Vía Phật Dược Sư - vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía Đông (là cõi Tịnh Lưu ly), Ngài có thể giúp dân chúng tăng phước, tăng thọ, tiêu trừ tai nạn.

Những ‘tuyệt chiêu” giúp chị em phụ nữ trở nên thần thái, sang trọng

Các nữ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Pháp luật Việt Nam tham gia khóa học về thần thái, phong cách thanh lịch.
(PLVN) - Phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp là một lợi thế nhưng phụ nữ có thần thái thì thực sự được nhiều người ngưỡng mộ. Những người phụ nữ này không chỉ nữ toát lên vẻ đẹp sang trọng lôi cuốn, thu hút ánh nhìn từ mọi người mà còn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp làm tiền đề trên con đường thành công trong cuộc sống và công việc. Vậy làm sao để trở thành một người phụ nữ thần thái và sang trọng?

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp
Mặc dù đạo Phật không đưa ra các tiêu chí hướng dẫn cụ thể nào cho đạo đức kinh doanh, nhưng các nguyên tắc đạo đức cơ bản, có thể được điều chỉnh để tạo ra khuôn vàng thước ngọc cho hành vi đạo đức trong thế giới kinh doanh.

Khi tâm hồn cũng cần được “thải độc”

Nhiều người chọn thiền định như một phương pháp “thanh lọc” tâm trí, “thải độc” tâm hồn. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện đại, khái niệm “thải độc” đã trở nên phổ biến và người ta thường liên tưởng đến việc thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố thông qua các phương pháp như detox, ăn kiêng, tham gia các liệu trình sức khỏe. Tuy nhiên, có một khía cạnh ít được chú ý nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc thải độc cho tâm trí thì nhiều người đang “bỏ quên”.

Lạc vào không gian văn hóa tại chùa Keo tỉnh Thái Bình

Chùa Keo giống như một cầu nối giữa chốn tiên thiên bồng lai và trần thế hư ảo.
(PLVN) - Uốn mình trong không khí trầm tĩnh, mộc mạc của những ngôi làng ở xã Duy Nhất (tỉnh Thái Bình), chùa Keo hiện lên như một nét chấm phá cổ kính mỹ lệ. Mỗi vị khách ghé thăm chốn thôn quê bình an này đều không kìm được lòng, say đắm ngắm vẻ đẹp nơi đây nhiều hơn một chút...

longformNhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

Nhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời
(PLVN) -  Đi lên từ nghèo khó nhưng với quyết tâm lập chí “biến không thành có để giúp đời, giúp người”, Thượng tọa Lý Hùng đã truyền tải, lan tỏa nhiều giá trị “tốt đời, đẹp đạo” đến cộng đồng. Ông có đóng góp trong nhiều lĩnh vực: “Vì sự nghiệp nhân đạo”, “Vì hòa bình hữu nghị”, “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”… và trên hết là tấm lòng tha thiết “vì Nhân dân”, “vì đồng bào dân tộc”.

Trị liệu từ “bản giao hưởng” mùi hương

Liệu pháp mùi hương, phương pháp trị liệu tự nhiên, an toàn và hiệu quả. (Ảnh minh hoạ - Nguồn: Getty Images)
(PLVN) - Khi nói đến mùi hương, mỗi người đều có những cảm nhận riêng: có người thích mùi mưa, có người bị cuốn hút bởi hương hoa cỏ, trong khi người khác lại ưa thích mùi gỗ. Dựa trên những sở thích này, trị liệu bằng mùi hương hay còn gọi là liệu pháp Aromatherapy đã mang đến một giải pháp tự nhiên giúp xoa dịu tâm trí, nâng cao tinh thần và cải thiện sức khỏe.

Ngày đẹp trong tháng chín

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng 10 dương lịch năm 2024 (từ ngày 01/10 đến 31/10), tương ứng với tháng 9 lịch âm (từ ngày 29/08 đến 29/09 âm lịch), mang đến nhiều ngày tốt lành cho các hoạt động quan trọng như cưới hỏi, khai trương, xuất hành.

Phó Chủ tịch ICDV gọi núi Bà Đen là “thiên đường”

Đoàn đại biểu Vesak 2025 chụp hình lưu niệm dưới chân tượng Tượng Di Lặc. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
(PLVN) - Ngày 28/9, khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh đón Ban tổ chức cùng đoàn đại biểu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đến thăm và Thảo luận chương trình Đại lễ Vesak 2025. Tại đây, các đại biểu đồng nhất cho rằng núi Bà Đen sẽ là điểm phải đến của hàng nghìn đại biểu trong dịp Đại lễ Vesak.

Vượt qua giới hạn của bản thân

Thái Hà trong ngày chơi dù lượn trên bầu trời. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Có một câu nói khuyết danh như sau: “Ai không bước chân ra khỏi nơi quen thuộc sẽ không hiểu giá trị đích thực của con người”. Trong sự phát triển của công nghệ thông tin, con người dần đánh mất đi bản năng khám phá, sinh tồn mãnh liệt mà ông cha để lại. Hiện nay, để hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, khám phá giới hạn bản thân, nhiều người đã dành trọn niềm đam mê cho các chuyến đi phiêu lưu, mạo hiểm.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định.
(PLVN) - Nhiều địa phương trên cả nước những ngày qua đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2024) - một vị tướng tài ba, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Ấm lòng ngày lũ

Ấm lòng ngày lũ
(PLVN) - Sáng sớm 12/9, sư thầy Thích Đạo Lạc trụ trì chùa Khai Nguyên (Tây Hồ, Hà Nội) đã nấu cháo mang đến Nhà Văn hóa quận Tây Hồ (Hà Nội) hỗ trợ và động viên bà con phường Yên Phụ đang tránh lũ.