Ngày Đức Phật thành đạo: Phật tử mong muốn lan tỏa giá trị nhân văn của Phật giáo

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, với lòng từ bi và trí tuệ, các Phật tử mong muốn lan tỏa tinh thần Phật giáo đến cộng đồng, truyền tải những giá trị sâu sắc về sự thức tỉnh, yêu thương và bình an trong cuộc sống. 

Ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo (8/12 âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, đánh dấu khoảnh khắc Đức Phật Siddhartha Gautama đạt được giác ngộ dưới gốc cây Bồ Đề. Đây là biểu tượng cho sự thức tỉnh, khi Đức Phật nhận ra bản chất của cuộc sống và tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau. Ý nghĩa của ngày này không chỉ là một lần để tưởng niệm và tôn vinh giác ngộ của Đức Phật, mà còn là lời nhắc nhở mỗi người về con đường tu hành, sự từ bi và trí tuệ, hướng tới cuộc sống an lạc và giải thoát nỗi đau trong đời.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Phật giáo lâu đời, ngay từ nhỏ, anh Trần Văn Đức (Phật tử, doanh nhân tại TP Đà Nẵng) đã được gia đình đưa lên chùa nghe giảng đạo Phật và tụng kinh. Thời gian trôi đi, những tiếng chuông chùa ngân vang cùng những lời kinh sâu lắng nhẹ nhàng thấm sâu vào tâm hồn, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của một Phật tử.

Giống như một ‘sứ giả’ mang sứ mệnh truyền cảm hứng và lan tỏa giá trị nhân văn của đạo Phật, suốt nhiều năm qua, anh Trần Văn Đức đã tham gia nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa, thường xuyên chia sẻ những bài học sâu sắc từ Phật giáo qua các cuộc trò chuyện, những bài viết và các kênh truyền thông xã hội.

Trước thềm ngày lễ trọng đại của Phật giáo - ngày Đức Phật thành đạo, cảm nhận rõ hơn bao giờ hết tầm quan trọng của việc gìn giữ và lan tỏa tinh thần Phật Giáo, anh Trần Văn Đức đã dành gần 1 tháng để lên ý tưởng và tự tay trang trí nhà cửa để kính mừng ngày lễ này đặc biệt này.

Ngày Đức Phật thành đạo: Phật tử mong muốn lan tỏa giá trị nhân văn của Phật giáo ảnh 1

Phật tử Trần Văn Đức tự tay lên ý tưởng và trang trí nhà cửa (Ảnh: NVCC)

Tất cả các đồ vật trang trí trong nhà đều do anh Đức tự tay thiết kế và chuẩn bị, từ những thứ đơn giản nhất: trang trí lễ đài kính mừng Đức Phật, trang trí cây Bồ đề, trang trí biểu tượng Đức Phật, thiết kế banner, tấm trang trí, chuẩn bị cờ Phật giáo, bánh xe Pháp Luân, hoa tươi, bánh kẹo, nước trà mời khách đến chơi... Không dừng lại ở đó, anh còn gieo duyên, tặng miễn phí cây Bồ đề, các mẫu thiết kế cho nhiều Phật tử tại nhiều tỉnh/thành.

Anh Trần Văn Đức cho biết, vai trò của Phật giáo đối với Phật tử vô cùng quan trọng, không chỉ ở phương diện tín ngưỡng mà còn trong công việc hình thành và phát triển nhân cách. Đều đặn mỗi ngày anh Đức sẽ dành ra 15 – 20 phút để thiền định, hay cuối tuần anh lại tìm về với cửa Phật để tìm lại chính mình, tạm gác lại những lo toan, bề ngoài của cuộc sống. Những lời dạy của Đức Phật không chỉ được anh áp dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn cả trong công việc. Là một người kinh doanh, anh luôn áp dụng lời dạy của Đức Phật là phải sống có đạo đức, luôn trung thực để tạo niềm tin với khách hàng, sử dụng trí tuệ của chính mình...

Ngày Đức Phật thành đạo: Phật tử mong muốn lan tỏa giá trị nhân văn của Phật giáo ảnh 2

Phật tử Trần Văn Đức trang hoàng nhà cửa rực rỡ, bắt mắt kính mừng ngày Đức Phật thành đạo (Ảnh: NVCC)

Cũng theo nam Phật tử, Phật giáo có 3 ngày lễ lớn trong năm gồm Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan và ngày Đức Phật thành đạo. Trong đó ngày Đức Phật thành đạo tuy quan trọng nhưng chưa được đông đảo người dân biết đến. Chính vì thế anh luôn mong muốn lan tỏa sâu rộng hơn về ý nghĩa của ngày lễ này đến với cộng đồng.

"Tôi mong muốn lan tỏa để mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ hiểu hơn về ngày Đức Phật thành đạo, ngày mà ngài tìm ra những giáo lý ý nghĩa trong cuộc sống. Bởi nếu không có ngày này thì tôi và các Phật tử sẽ không có Đạo Phật. Khi đã hiểu được ý nghĩa, mọi người sẽ tự mình tìm hiểu và thực hành các giáo lý của Đức Phật, giúp bước qua những tiêu cực, cám dỗ của cuộc sống để hướng đến những điều tốt đẹp. Tôi mong rằng, sẽ có nhiều hoạt động, các cuộc thi để Phật tử và người dân quan tâm và hiểu hơn về Ngày Lễ quan trọng của Phật Giáo" anh Đức bày tỏ.

Ngày Đức Phật thành đạo: Phật tử mong muốn lan tỏa giá trị nhân văn của Phật giáo ảnh 3

Anh Đức lan tỏa, truyền cảm hứng tới nhiều Phật tử tại các địa phương (Ảnh: NVCC)

Cũng sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống Phật giáo suốt nhiều năm, chị Amanda Na Nguyễn (Phật tử, doanh nhân tại Hà Nội) chia sẻ: “Đức Phật là một nhân vật có thật trong lịch sử, đã trải qua tất cả những nỗi thống khổ mà chúng sinh đã và đang trải qua, những sự thay đổi về tâm sinh lý, vật lý trong thân thể và tâm thức. Từ một người bình thường ngài đã trở thành đấng giác ngộ trong cuộc đời. Mỗi lần nhìn thấy tấm gương của Đức Phật, tôi đều thôi thúc bản thân cần tu tập để trở nên tốt đẹp, thiện lành hơn, noi gương theo dấu chân Phật để làm lợi lạc cho mọi người và chúng sinh".

Chị Amanda Na Nguyễn cho rằng, giáo lý cốt yếu của Đạo Phật là 'Tánh không' tức là mọi sự vật, hiện tượng đều không có tự tánh cố định, độc lập và thường hằng, mọi thứ đến và đi đều do nhân duyên. Cốt tủy của Phật Giáo làm lành – tránh làm ác, nếu nghĩ tốt thì hành động của thân và khẩu đều tốt, như Đức Lạt Ma 14 từng nói "Mục đích chính của chúng ta trong đời là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không giúp được họ thì đừng hại họ". (Ảnh: NVCC)
Chị Amanda Na Nguyễn cho rằng, giáo lý cốt yếu của Đạo Phật là 'Tánh không' tức là mọi sự vật, hiện tượng đều không có tự tánh cố định, độc lập và thường hằng, mọi thứ đến và đi đều do nhân duyên. Cốt tủy của Phật Giáo làm lành – tránh làm ác, nếu nghĩ tốt thì hành động của thân và khẩu đều tốt, như Đức Lạt Ma 14 từng nói "Mục đích chính của chúng ta trong đời là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không giúp được họ thì đừng hại họ". (Ảnh: NVCC)

Mỗi dịp kính mừng ngày Đức Phật thành đạo, nữ Phật tử ấy lại nhớ về câu nói của ngài “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Theo chị, câu nói ấy như chứa đựng một thông điệp sâu sắc về khả năng giác ngộ của tất cả chúng sinh. Tất cả mọi người, dù xuất thân hay hoàn cảnh thế nào, thông qua con đường tu tập, rèn luyện, nếu kiên trì đều có thể trở thành Phật.

Phật tử Amanda Na Nguyễn thường xuyên làm việc thiện để giúp đỡ mọi người (Ảnh: NVCC)

Phật tử Amanda Na Nguyễn thường xuyên làm việc thiện để giúp đỡ mọi người (Ảnh: NVCC)

"Đức Phật đã bỏ lầu son, gác vàng, từ bỏ gia đình để tu tập không phải vì bản thân mình mà vì mọi người, vì chúng sinh, để hiểu về vô thường. Phật Giáo không phải là tôn giáo mê tín, Đức Phật từng nói phải đốt đuốc lên để tìm đường, những lời ngài dạy vẫn còn ở đó. Từ bi và trí tuệ cũng là hai yếu tố cốt lõi trong việc rèn luyện tâm hồn mà Đức Phật dạy, giúp tôi đạt được sự hòa hợp, an lạc trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Nếu muốn trở thành một đấng giác ngộ như Đức Phật cần phải tự “đốt đuốc mà đi”, tức là tự tu tập. Khi mà tu tập theo Đức Phật, không cần đợi đến kiếp sau, ngay kiếp này chúng ta đã đạt tới thành quả là bình an và hạnh phúc. Khi có được bình an, mọi thứ trong cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn cả trong đời sống hàng ngày và công việc”, Phật tử Amanda Na Nguyễn nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024
(PLVN) - Tháng Chạp năm 2024 (31/12/2024 - 28/1/2025 dương lịch) không chỉ là thời điểm khép lại một năm cũ, mà còn mở ra những khởi đầu mới với nhiều hy vọng và dự định lớn lao. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, việc chọn ngày tốt để thực hiện các công việc trọng đại như cưới hỏi, khai trương, mua xe, xây nhà hay xuất hành là điều không thể thiếu.

Những điều cần lưu ý trong Tháng củ mật

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng củ mật – tháng cuối cùng của năm âm lịch – là khoảng thời gian đặc biệt đối với người Việt. Đây là lúc mà ai nấy đều bận rộn chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, nhưng đồng thời cũng là thời điểm nhiều nguy cơ gia tăng như trộm cắp, lừa đảo, tai nạn giao thông và các vấn đề an ninh trật tự.

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm
(PLVN) - Tháng cuối năm, hay còn được gọi là "tháng củ mật," là thời điểm mọi người tất bật hoàn thành công việc và chuẩn bị đón năm mới. Đây cũng là giai đoạn mang nhiều ý nghĩa tâm linh với nhiều quan niệm nên làm và kiêng kỵ để tránh điều không may, giữ gìn tài lộc và bình an.

Điều kì diệu của 'cơ chế tự chữa lành'

 Sống lành mạnh, khoa học chính là cách để nâng cao khả năng “tự chữa lành” của cơ thể. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Nói đến “cơ chế tự chữa lành” của cơ thể không phải là những luận điểm phản khoa học, trào lưu “thuận tự nhiên” cực đoan đang lan truyền như từ chối can thiệp y tế, thuốc men, vaccine để tự khỏi bệnh. Đây là nguyên lý kì diệu của cơ thể trong quá trình thích ứng với tự nhiên và những liệu pháp khoa học, tôn trọng tự nhiên, không lạm dụng thuốc để cơ thể có điều kiện phát huy hết vai trò “tự chữa lành” của mình.

Khi nào con người mới thực sự “ổn”?

Sự chia sẻ là là điều ý nghĩa trong hành trình cuộc sống
(PLVN) - Người ta thường an ủi nhau rằng: “Mọi việc rồi sẽ qua, mọi chuyện khó khăn rồi sẽ ổn thôi.” Đó là những lời nói đầy hy vọng, mang theo niềm tin rằng thời gian có thể chữa lành tất cả. Nhưng giữa vòng xoay không ngừng của cuộc sống, khi nhìn xung quanh, ta tự hỏi: “Bao giờ thì con người mới thực sự ổn?”

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật
GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.

Phải mất thứ gì đấy, con người ta mới suy nghĩ lại những sai trái của mình

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet).
(PLVN) -  Cuộc sống là một hành trình dài đầy những sai lầm và bài học. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi: con người ta thường chỉ nhận ra sai lầm của mình khi đã mất đi một điều gì đó quý giá. Dường như, sự mất mát chính là “hồi chuông cảnh tỉnh” mạnh mẽ nhất, buộc chúng ta phải đối diện với chính mình.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Người trẻ 'truy tìm' giấc ngủ bình yên

Nhiều người phải chi hàng chục triệu đồng để tìm lại giấc ngủ ngon. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Mẹ và Con)
(PLVN) - Áp lực học hành, thi cử, công việc, cuộc sống, khiến nhiều người trẻ ngày nay dễ bị mất ngủ sớm. Căn bệnh mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn cả tinh thần của giới trẻ. Vì vậy, nhiều người đã chi cả chục đến cả trăm triệu đồng để tìm lại giấc ngủ sâu, yên bình.

Tĩnh lặng trước những lời không hay: Nghệ thuật sống giữa đời xô bồ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối mặt với những lời không hay, những nhận xét tiêu cực hoặc thậm chí những lời đồn đoán ác ý từ người khác. Những lúc như vậy, phản ứng đầu tiên thường là muốn lên tiếng bảo vệ bản thân, muốn hơn thua, muốn chứng minh mình đúng. Nhưng có lẽ cách hay nhất chính là im lặng.

Chia tay vì những câu nói trong lúc nóng giận

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, có bao nhiêu mối tình, bao nhiêu mối quan hệ đã kết thúc không phải vì thiếu tình yêu, mà vì những lời nói vô tình thốt ra trong cơn giận dữ? Lời nói, dù không sắc bén như dao kiếm, nhưng lại có sức mạnh tàn phá những gì đẹp đẽ nhất. Điều đau đớn nhất là khi người ta nhận ra, những câu nói ấy không đại diện cho tình cảm thật sự, mà chỉ là sản phẩm của sự mất kiểm soát trong thoáng chốc.