Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên: Doanh nghiệp muốn có nguồn tín dụng đặc thù mang tính thời vụ

Hội nghị kết nối NH - DN khu vực Tây Nguyên
Hội nghị kết nối NH - DN khu vực Tây Nguyên
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với đặc điểm lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp, Tây Nguyên đã và đang trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn. Doanh nghiệp khu vực này mong muốn ngành Ngân hàng có nguồn tín dụng đặc thù mang tính thời vụ…

Huy động vốn chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu vốn tín dụng

Ngày 20/10, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị Kết nối ngân hàng (NH) - doanh nghiệp (DN) khu vực Tây Nguyên.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, đồng hành cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên, luôn có sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành NH trong việc phát triển mạng lưới, quy mô hoạt động; tập trung các nguồn lực, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn và dịch vụ NH, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, góp phần thực hiện thành công các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội gắn với các ngành chủ lực, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Điển hình như: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2028/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; Chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất để tăng cường cơ giới hóa và giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; Cho vay tái canh cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên; Cho vay đầu tư các dự án hạ tầng, năng lượng tái tạo; Các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH…

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động SXKD của khu vực cũng còn những hạn chế, khó khăn, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng, GRDP bình quân đầu người vẫn ở mức thấp nhất trong 6 vùng kinh tế, thu hút FDI thấp, giảm nghèo chưa bền vững…

Báo cáo của NHNN cho biết, ngay từ đầu năm, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; Đến ngày cuối tháng 9/2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,92%.

Đặc biệt, Phó Thống đốc lưu ý, hoạt động NH vẫn còn tiềm ẩn rủi ro về nguồn vốn khi huy động vốn chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn. Đến nay, huy động vốn tăng 8%, dư nợ tín dụng tăng 6%. Nhiều DN, người dân vẫn phản ánh gặp khó khăn trong quá trình hoạt động SXKD và tiếp cận vốn tín dụng NH…

Doanh nghiệp vẫn khó khăn

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Cửu, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 - tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, năm 2022 vừa qua, DN đã đạt doanh thu 6.800 tỷ đồng- mức kỷ lục sau 30 năm hoạt động. Để có được kết quả đó, theo DN này có sự đóng góp quan trọng của ngành NH khi nguồn vốn tín dụng của DN lên tới 5.300 tỷ đồng (từ 15 NH).

Mặc dù dựa chủ yếu vào nguồn vốn NH, đại diện DN này cho nguồn vốn tín dụng trên địa bàn 62%, còn phải vay của các NH khác ngoài địa bàn, trong đó có cả ngân hàng nước ngoài. “Do đặc thù mùa vụ, mùa cà phê bắt đầu từ đầu tháng 10 năm trước đến cuối tháng 9 năm sau nên khi hàng vào kho chúng tôi phải có tiền trả cho nông dân, trong khi vay vốn, NH yêu cầu phải có Hợp đồng ngoại thương, Do đó nhiều khi DN nhập khẩu ép giá, chúng tôi vẫn phải chấp nhận để nhập hàng”- ông Cửu chia sẻ và bày tỏ mong muốn NH có nguồn vốn tín dụng đặc thù mang tính thời vụ cho DN.

Cũng theo đại diện DN này, DN đang có kế hoạch chế biến sâu, hình thành chuỗi liên kết nên mong muốn NH cung ứng đủ, kịp thời nguồn vốn và với lãi suất giảm hơn nữa. “Với dư nợ tín dụng lớn, chỉ cần lãi suất giảm 1%, đã hỗ trợ DN chúng rất nhiều…”- ông Cửu bày tỏ.

DN cần nguồn vốn lớn để thu mua cà phê khi đến mùa vụ. (Ảnh: Thanh Thanh)

DN cần nguồn vốn lớn để thu mua cà phê khi đến mùa vụ. (Ảnh: Thanh Thanh)

Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp - tỉnh Gia Lai cho biết, DN nhỏ và vừa (DNNVV) hiện đang phải hỗ trợ cho các hộ nông dân, hợp tác xã, ... sản xuất cà phê trên địa bàn để họ có điều kiện phát triển sản xuất theo hướng bền vững. Đây là một hình thức hỗ trợ rất hiệu quả và thiết thực cho bà con nông dân, mà chỉ các DN này mới áp dụng và triển khai mô hình này. Tuy nhiên, hiện nay khối DNNVV đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong vấn đề tiếp cận vốn vay của các NH..

Bà Lan Anh cho biết, các DN không có đủ nguồn vốn đảm bảo thu mua và điều tiết kế hoạch dẫn tới tình trạng bị ép giá do khối lượng lớn cà phê tập trung thu hoạch vào chính vụ được bán ra trong thời gian rất ngắn. “DN cần đảm bảo nguồn vốn để thu mua cà phê cho người nông dân để sản xuất và xuất khẩu cà phê ngay từ đầu niên vụ, điều tiết hoạt động SXKD cũng như hỗ trợ tốt cho người nông dân phát triển cà phê theo hướng bền vững…”- bà Lan Anh đề nghị.

Cụ thể, DN này đề nghị NH có chính sách cấp tín dụng theo từng ngành hàng, đặc biệt là ngành nông sản xuất khẩu trong đó có cà phê; Đề nghị cung cấp gói tín dụng đặc thù riêng cho ngành cà phê, cho các DN đầu ngành và có tính bền vững về lãi suất, về room tín dụng, về chính sách tài sản đảm bảo, để cạnh tranh với các DN FDI; Đề nghị xem xét triển khai áp dụng các sản phẩm vay vốn, dựa vào phương án SXKD gồm: Hợp đồng, quyền phải thu, dòng tiền, hàng hoá, để DN được tiếp cận nguồn vốn vay tín chấp tạo điều kiện cho DN chủ động về vốn…

Cũng phản ánh khó khăn trong tiếp cận vốn của các DNNVV, DN khởi nghiệp, (do khả năng tài chính, khả năng đảm bảo trả nợ, không chứng minh được điều kiện trả nợ…), bà Huỳnh Thị Ngọc Trâm, Giám đốc Công ty TNHH JFT- tỉnh Lâm Đồng cho biết, do đặc thù của ngành nông nghiệp (đầu tư nhà kính, nhà lưới, công nghệ cao...) chi phí rất lớn nhưng khi dỡ ra giá trị rất thấp, trong khi đó các tài sản này không đem thế chấp để vay vốn được do không có chứng nhận sở hữu. DN đề nghị cần tháo gỡ vấn đề này, nghiên cứu cơ chế liên kết 3 bên: NH - bên thế chấp - bên thi công nhà kính để đảm bảo nguồn vốn cho DN…

Sơ chế cà phê tại Nhà máy của Công ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu 2/9. (Ảnh: Thanh Thanh)

Sơ chế cà phê tại Nhà máy của Công ty TNHH MTV Xuất Nhập Khẩu 2/9. (Ảnh: Thanh Thanh)

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh: Thanh Thanh)

Mục tiêu 54 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ hoàn thành

(PLVN) - 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản đã đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023., nhờ đó thặng dư thương mại toàn ngành đạt  trên 8 tỷ USD, tăng hơn 62%.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến quả quyết mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay chắc chắn đạt được..

Đọc thêm

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí, ngân sách giảm thu khoảng 700 tỷ đồng.

Giảm 50% đối với: Phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy
(PLVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số: 43/2024/TT-BTC ngày 26/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự kiến với việc giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí, ngân sách giảm thu khoảng 700 tỷ đồng.Thông tư quy định: Kể từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau:

Ông Phạm Đức Sơn giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư

Ông Phạm Đức Sơn giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư
Với các quyết định bổ nhiệm vừa được công bố, từ 1/7/2024, Ban biên tập Tạp chí Nhà đầu tư đã chuyển giao thế hệ lãnh đạo, với 4 thành viên, gồm Tổng biên tập Phạm Đức Sơn, 2 Phó Tổng biên tập Nguyễn Phong Cầm, Võ Tá Quỳnh, và Ủy viên Ban biên tập Nguyễn Thái Sơn.

Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công thương

Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công thương
(PLVN) -  Sáng 28/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. Trước đó, Bộ trưởng Công Thương cũng trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng cho ông Nguyễn Hoàng Long...

Nỗ lực 'hạ nhiệt' giá vé máy bay

Vé máy bay cao do nhiều nguyên nhân. (Ảnh: VNA)
(PLVN) - Giá vé máy bay nội địa được đánh giá là cao trong thời gian gần đây, ảnh hưởng đến việc đi lại của khách hàng, ngành Du lịch cũng chịu thiệt. Các hãng bay và cơ quan quản lý đang nỗ lực để kìm hãm giá vé máy bay.

Vietnam Airlines phát triển bền vững nhờ chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng

VNA kỳ vọng hoạt động "Tô cam bầu trời" sẽ góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, chung sức hành động chấm dứt bạo lực với phụ nữ, trẻ em .
(PLVN) - Trong thời đại công nghệ PR phát triển, có những hoạt động của doanh nghiệp như lớp phấn son tô điểm cho nhan sắc một tên tuổi, nhưng cũ ng có những doanh nghiệp liên tục có các sự kiện như những lớp trầm tích làm tăng chất lượng cho thương hiệu vốn đã "vàng 10". “Tô cam” chuyến bay là một sự kiện như thế của Vietnam Airlines (VNA).

Tỷ phú Mai Vũ Minh bàn luận về nền kinh tế thế giới

Tỷ phú Mai Vũ Minh trong buổi làm việc với Ngài Milorad Dodik, Tổng thống Bosnia - Herzegovina.
(PLVN) - Những bàn luận của tỷ phú Mai Vũ Minh về kinh tế thế giới phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của ông về các xu hướng kinh tế toàn cầu, cam kết của ông đối với tăng trưởng bền vững và bao gồm, cùng với khả năng lãnh đạo tầm nhìn của ông trong thế giới kinh doanh...

Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ ngày 1/7/2025

Số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1/7/2025. (Ảnh: TCT).
(PLVN) - Tổng cục Thuế khuyến cáo, trường hợp cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam chưa được cấp số định danh cá nhân (ĐDCN) cần liên hệ với cơ quan Công an để cấp số ĐDCN trước khi sử dụng số ĐDCN thay cho mã số thuế (MST), dự kiến từ ngày 1/7/2025.

Chiến dịch hút 'đại bàng' công nghệ bán dẫn

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư chứng kiến Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Công ty ARM và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. (Ảnh: MPI).
(PLVN) - Việt Nam có nhiều lợi thế để tham gia vào chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu, đặc biệt là nguồn nhân lực dồi dào và việc chủ động triển khai chiến dịch “thu hút” đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.

Ngành Hải quan tập trung xử lý nợ thuế

Công chức Hải quan rà soát nợ thuế. (Ảnh T.H)
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, TP tập trung rà soát các hồ sơ quản lý nợ nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ thuế đạt chỉ tiêu giao.

Khởi công Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu tại lễ khởi công Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 25/6, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP JSC) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án VSIP Hà Tĩnh (giai đoạn 1) với quy mô 190,41 ha tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư muốn nâng tầm quan hệ với Google

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tặng quà là sản phẩm thủ công do người khuyết tật làm trong buổi làm việc với Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Chính sách khu vực công, Tập đoàn Google.
(PLVN) - Làm việc với Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Chính sách khu vực công, Tập đoàn Google, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đề nghị Google tiếp tục nâng tầm quan hệ lên hợp tác chiến lược toàn diện, thông qua thúc đẩy các dự án đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam và hợp tác với Trung tâm đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia (NIC).

Lương tăng có kéo theo giá tăng?

Hệ thống siêu thị sẽ là kênh “giữ giá” khi lương tăng.
(PLVN) -  Từ ngày 01/7/2024, lương cơ sở chính thức tăng lên 30% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay, từ đó kéo theo tâm lý e ngại của người tiêu dùng “lương tăng kéo theo giá tăng”. Làm sao để ngăn chặn “làn sóng” giá tăng theo lương?

Thuế VAT cho phân bón: Áp mức 0% hay 5%?

Đại biểu Phan Đức Hiếu. (Ảnh: baoquocte.vn)
(PLVN) - Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) đã đưa phân bón thành mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế 5%, trong khi theo Luật hiện hành là đối tượng không chịu thuế.

Philippines cắt giảm thuế, gia tăng cơ hội cho gạo Việt?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tổng thống Philippines mới ban hành Sắc lệnh số 62, theo đó sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng. Đối với mặt hàng gạo, thuế nhập khẩu từ mức 35% sẽ cắt giảm xuống còn 15%, thời gian áp dụng tới năm 2028. Điều này có thể sẽ tạo thêm thuận lợi và gia tăng cơ hội cho gạo Việt Nam tại thị trường này.

Kỳ vọng vào các trợ lực cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp kỳ vọng nhiều chính sách trợ lực trong 6 tháng cuối năm. (Ảnh minh họa: Vinatex)
(PLVN) - Hàng loạt các chính sách đang được lấy ý kiến cũng như các trợ lực cho doanh nghiệp được thực thi ngay trong cuối năm 2024 đang được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp có động lực để phát triển sản xuất kinh doanh.