Kẻ thất nghiệp giả làm bác sĩ lừa tiền 800 triệu

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Tự nhận đang làm việc ở khoa tim mạch bệnh viện Bạch Mai, Nguyễn Thị Thanh Huyền (SN 1976, ngụ phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) “nổ” có thể xin việc vào một số bệnh viện có tiếng ở Hà Nội. Bốn nạn nhân sau khi “nộp” gần 800 triệu đồng, không thấy con được nhận việc làm mới biết bị “ăn quả lừa” đã làm đơn tố cáo.

Thất nghiệp lại đi lừa đảo xin việc

Có mặt tại phiên tòa sơ thẩm vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ngày 13/1/2017, ông Nguyễn Hiếu là chồng của bị cáo Huyền gương mặt buồn thiu ngồi chờ đợi phía hành lang. Khi chiếc xe bịt bùng chở bị cáo đỗ trước cổng, người đàn ông tuổi ngũ tuần chạy vội đến nhìn vợ rồi thở dài. Ông cho biết vợ chỉ ở nhà loanh quanh làm việc vặt. Còn ông làm bảo vệ cho một ngân hàng gần nhà.

Có thời gian người chồng thậm chí không biết vợ làm gì, chỉ thấy một vài người đến nói xin việc vào bệnh viện gì đó: “Theo tôi biết thì cô ấy không thể xin được việc vào bệnh viện. Nhưng cô ấy nói có quen biết người này người kia nên tôi cũng không để ý. Sau này mới biết hành vi của cô ấy là lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, người chồng buồn rầu cho biết.

Tại tòa, Huyền khai tốt nghiệp trường trung cấp y Hà Nội năm 1998. Một năm sau đó được nhận vào hợp đồng tại bệnh viện Thanh Nhàn. Con đường sự nghiệp đứt quãng, Huyền chỉ ở nhà nội trợ. Bản thân rơi vào cảnh thất nghiệp nên Huyền đoán biết có nhiều người khác cũng tốt nghiệp ngành y nhưng không xin được việc như mình.

Thế là từ đó, cứ mỗi khi rảnh, người phụ nữ này đi đến các bệnh viện lân la làm quen. Huyền tự nhận có khả năng xin việc vào bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Hữu Nghị Việt - Xô, bệnh viện hữu nghị Việt Đức.

Những bị hại có mặt tại phiên tòa đều khẳng định không biết Huyền là ai, làm công việc gì. Họ đều là những người mẹ có con học ngành y, muốn tìm việc cho con nên chấp nhận “đi cửa sau” để con có việc làm ở bệnh viện lớn.

Như bà Lã Thị Hương qua người cháu biết đến Huyền. Tháng 9/2014, bà Hương có con gái muốn xin vào bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Thấy cháu gái đánh tiếng có thể nhờ người xin việc giúp cho em nên bà Hương nhờ đưa đến nhà Huyền gặp gỡ. Trong buổi gặp mặt ấy, bà Hương còn rủ thêm một người bạn “đồng cảnh ngộ” đến nhờ Huyền xin vào bệnh viện làm việc.

Huyền táo tợn rao giá xin việc 300 triệu đồng/suất. Huyền thỏa thuận với bà Hương và bạn bà này phải đưa trước 150 triệu đồng/người để xin cho các con bị hại học lớp điều dưỡng tại bệnh viện và hứa hẹn sau khi tốt nghiệp sẽ cho thi công chức, cam đoan sẽ đỗ.

Bà Hương khai: “Huyền chỉ nói làm ở khoa tim mạch bệnh viện Bạch Mai. Bị cáo khẳng định hết tháng 5/2015 con gái tôi sẽ đi làm nhưng không thực hiện được. Tôi có đến nhà bị cáo đòi lại nhưng Huyền không trả lại tiền”.

Một nạn nhân khác cũng được người cháu bà Hương giới thiệu là bà Nguyễn Thị Quế ngụ huyện Gia Lâm cũng được giới thiệu tìm đến Huyền xin việc. Huyền hứa đến tháng 2/2015 sẽ xin được cho con bà Quế vào làm việc tại bệnh viện lớn ở Hà Nội với số tiền 270 triệu đồng. Tại tòa, nữ cán bộ “rởm” khai số tiền này đã đưa cho một bác sĩ ở bệnh viện này nhưng không lấy lại được.

Câu hỏi được HĐXX đặt ra cho các bị hại là người cháu đứng ra giới thiệu liệu có phải đồng phạm đứng đằng sau dẫn “mối” cho bị cáo hay không? “Tôi nghĩ cháu mình cũng là do tin người. Còn việc cháu có ăn chia cùng bị cáo không, chúng tôi không dám khẳng định”, một bị hại trả lời.

Bị cáo Huyền tại phiên tòa sơ thẩm
Bị cáo Huyền tại phiên tòa sơ thẩm

Hứa ra tù xin việc làm kiếm tiền trả nợ

Với trường hợp của bị hại Nguyễn Thị Luyến ở huyện Thanh Trì có con gái SN 1993 thời điểm năm 2013 đang học trường Cao đẳng y tế Bạch Mai. Được người bạn giới thiệu Huyền có quen biết rộng, bà Luyến liên hệ nhờ xin việc cho con vào bệnh viện. Huyền ra giá 300 triệu đồng đòng thời yêu cầu con bà phải tốt nghiệp loại giỏi và đặt trước 150 triệu đồng. 

Ba tháng sau, con gái tốt nghiệp, bà Luyến đưa cho Huyền thêm 70 triệu đồng. Số tiền này, bị cáo Huyền khai trước tòa đã đưa cho một người đàn ông tên Cường làm việc tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai nhờ xin việc. Tuy nhiên, người này bị cáo không nhớ mặt, không ghi giấy biên nhận và không có người chứng kiến.

Huyền khai sau khi biết không thể chạy được việc đã kéo dài thời gian bằng cách bảo con gái bà Luyến đem hơn 10 triệu đồng đến bệnh viện Bạch Mai nộp học chương trình “Chăm sóc bệnh nhân thận tiết niệu”. Sáu tháng sau, con bà Luyến được cấp chứng chỉ nhưng không được thi công chức như Huyền hứa hẹn. Hai mẹ con bà Luyến nhiều lần đến tìm gặp đòi lại tiền nhưng đều bị khất lần không trả:

“Bị cáo giới thiệu mình làm việc ở khoa tim mạch, cháu có lên hỏi nhưng mọi người nói không có ai tên Nguyễn Thị Thanh Huyền làm tại khoa cả. Sau đó, bị cáo khoác áo blue, đưa cho cháu tấm thẻ nhân viên bệnh viện Bạch Mai hứa sẽ xin được việc nên gia đình tin tưởng”, con bà Luyến trình bày. 

Về phần chồng của bị cáo cho biết đang làm bảo vệ ở ngân hàng, còn vợ ở nhà chạy việc linh tinh. “Cô ấy nói quen nhiều người nên xin việc giúp chứ tôi không biết vợ đi lừa đảo. Tôi không được hưởng đồng nào từ số tiền cô ấy lừa gạt. Ở nhà tôi vẫn nuôi vợ, còn cô ấy đi suốt ngày”. Nói về số tiền bồi thường, ông này cho biết tài sản vợ chồng đều do một tay mình gây dựng. Người vợ chỉ có một chiếc xe đạp nên không thể khắc phục hậu quả được cho các bị hại.

Trước vành móng ngựa, bị cáo sụt sùi xin lỗi các bị hại, ngoài ra cho biết không có tiền để khắc phục hậu quả. “Ra tù em sẽ tìm việc làm để có tiền trả nợ mọi người. Giờ bị cáo chỉ xin được hưởng khoan hồng của pháp luật để sớm trở về nuôi con. Bị cáo chỉ nghĩ giúp đỡ người xin việc là “phúc đẳng hà sa” chứ bản thân không được hưởng đồng nào”.

Nữ bị cáo vừa dứt, tiếng ồn phản đối của các bị hại vang lên. Nhóm bị hại đề nghị xử lý bị cáo theo pháp luật và bồi thường lại số tiền Huyền đã lừa đảo. “Số tiền tôi đưa cho Huyền đều là đi vay. Trong số đó hơn 100 triệu là vay lãi, hàng tháng đều phải vất vả trả nợ.

Chúng tôi đề nghị bị cáo trả lại hết số tiền chúng tôi đã đưa”, một bị hại lên tiếng. Các bị hại khẳng định thủ đoạn lừa đảo của Huyền đều có chủ đích, được sắp xếp chứ không phải muốn giúp đỡ như lời bào chữa: “Nếu muốn giúp đỡ tại sao phải giới thiệu láo, mặc áo blue, đeo thẻ nhân viên giả”, nhóm bị hại đặt câu hỏi. 

Kiểm sát viên nhận định hành vi của bị cáo đã xâm phạm trực tiếp đến tài sản của công dân, gây hoang mang dư luận. Hành vi của bị cáo là coi thường pháp luật và ảnh hưởng đến uy tín cơ quan nhà nước.

Đối với người phụ nữ giới thiệu các nạn nhân làm quen bị cáo, cơ quan tố tụng nhận định người này cũng bị Huyền lừa gạt, không thỏa thuận với bị cáo về việc hưởng lợi số tiền mà các bị hại đưa cho Huyền nhờ xin việc nên không xem xét xử lý. Đối với Huyền, sau khi nghị án HĐXX tuyên phạt bị cáo 13 năm tù. Ngoài ra bị cáo phải bồi thường tổng số tiền đã chiếm đoạt hơn 754 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam
(PLVN) - “Tập đoàn TH và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tự tin trong hành trình “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng hành cùng Chính phủ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050” – ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TH chia sẻ tại Lễ công bố Thương hiệu quốc gia lần thứ 9, tối 4/11 tại Hà Nội.

Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu để tận dụng tốt các FTA

Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, để tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) còn rất nhiều vấn đề. Trong đó, phải hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng xác định chính xác hơn đối tượng được miễn thuế, đối tượng phải chịu thuế, xây dựng hệ thống quản lý dễ kiểm soát để tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả.

Ngành chè Việt Nam: Xuất khẩu nhiều nhưng giá không cao

Cần liên kết sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu chất lượng để nâng cao giá bán sản phẩm chè. (Ảnh: G.H)
(PLVN) - Chè của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng giá xuất khẩu bình quân chỉ bằng 65% giá bình quân của các nước hàng đầu về xuất khẩu chè và chỉ bằng 55% giá chè xuất khẩu bình quân của Ấn Độ và Sri Lanka. Tại sao?

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội
(PLVN) - Ngày 04/11, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (04/11/1994 - 04/11/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).