Kê khai tài sản là nghĩa vụ của người có chức có quyền

Để đạt được mục tiêu “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng…” mà Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã đề ra thì cùng với sự quyết tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, quần chúng và nhân dân rất kỳ vọng vào việc cố gắng thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng của các cơ quan chức năng. Và một trong những giải pháp ấy chính là phát huy tối đa hiệu quả của việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập.

Để đạt được mục tiêu “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng…” mà Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã đề ra thì cùng với sự quyết tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, quần chúng và nhân dân rất kỳ vọng vào việc cố gắng thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng của các cơ quan chức năng. Và một trong những giải pháp ấy chính là phát huy tối đa hiệu quả của việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập. 

Hình minh họa nguồn Internet
Hình minh họa nguồn Internet
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập (hiện đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 68/2011/NĐ-CP), Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện.
Có điều, trong vài năm đầu, việc thực hiện còn chưa đồng đều, một số nơi triển khai chậm, có nơi gặp khó khăn, vướng mắc do nhận thức của các cấp, các ngành chưa nhất quán, chưa thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này. Nhưng sau đó, với việc tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra của cơ quan chức năng và việc Chính phủ ban hành văn bản phê bình một số bộ, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện thì việc kê khai tài sản đã có tiến bộ rõ rệt và dần đi vào nền nếp. 
Chẳng hạn, năm 2008, có 313.317 người kê khai lần đầu, 17 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc kê khai đúng thời hạn. Sang năm 2009, có 388.404 người kê khai lần đầu và 238.455 người kê khai bổ sung, 32 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 27 địa phương hoàn thành việc kê khai đúng thời hạn. Năm 2010, có 105.070 người kê khai lần đầu và 514.524 người kê khai bổ sung, 32 bộ, ngành, cơ quan trung ương và 24 địa phương hoàn thành việc kê khai đúng thời hạn. Các bộ, ngành, địa phương khác tuy chưa hoàn thành 100% nhưng kết quả kê khai lần đầu bình quân đạt 97%, kê khai bổ sung đạt 96%...
Mặc dù còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp (việc xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai còn ít, kết quả kê khai chưa được công khai, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn…) song việc kê khai tài sản, thu nhập đã có tác động tích cực đến nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức về trách nhiệm minh bạch tài sản, thu nhập và có tác dụng phòng ngừa tham nhũng nhất định, giúp cho công tác quản lý cán bộ, đảng viên được chặt chẽ hơn.
Nhằm bảo đảm hiệu quả cao hơn của giải pháp minh bạch tài sản, thu nhập, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung một số quy định hoàn thiện cho giải pháp này như quy định về trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản so với những lần kê khai trước và nguyên tắc xử lý đối với trường hợp không giải trình được một cách minh bạch, hợp lý; quy định về việc công khai tại nơi cư trú đối với bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; quy định để cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ chủ động xác minh bản kê khai tài sản đối với một số đối tượng nhất định; quy định việc cán bộ, công chức phải thanh toán qua tài khoản khi mua sắm những tài sản có giá trị lớn. Đặc biệt, cần mở rộng diện đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập bao gồm tất cả người có chức vụ, quyền hạn. 
Thiết nghĩ, kiến nghị này vô cùng đúng đắn bởi hiện mới chỉ có một số đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập trong khi Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã nhấn mạnh “tiến tới tất cả đảng viên là cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản”!
Yến Nhi

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.