Johnson&Johnson “Gã khổng lồ” nhiều tai tiếng

Johnson&Johnson “Gã khổng lồ” nhiều tai tiếng
(PLO) - Sau hàng loạt các vụ bê bối liên quan đến chất lượng của sản phẩm liên tục bị phát giác trong nhiều năm qua, tập đoàn chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới Johnson & Johnson đang dần mất niềm tin đối với người tiêu dùng… PLVN điểm lại những sự vụ "kinh hoàng" của Johnson & Johnson trên thế giới.

Kính áp tròng ACUVUE OASYS gây dị ứng

Kính áp tròng ACUVUE OASYS gây dị ứng

Kính áp tròng ACUVUE OASYS gây dị ứng

Kính áp tròng của J&J gây dị ứng với người dùng do lỗi trong dây chuyền sản xuất. Nếu đeo những sản phẩm này người dùng sẽ có biểu hiện đau nhức mắt và xuất hiện các tia máu. Tháng 9/2010, J&J cũng tiến hành thu hồi hàng triệu sản phẩm kính áp tròng 1 Day Acuvue Trueye.

Năm 2012, Dầu thoa trẻ em Aveeno Baby Calming Comfort Lotion chứa vi khuẩn bị cơ quan chức năng Mỹ đã phát hiện ra lượng vi khuẩn trong sản phẩm dầu thoa vượt quá ngưỡng cho phép rất nhiều lần. Vi khuẩn có tên Staphylococci thường có trên da trẻ sơ sinh và người lớn nhưng ở mức thấp.

Tuy nhiên, chất này vượt mức cho phép sẽ gây hại đến hệ thần kinh trung ương và nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãng J&J đã tự nguyện thu hồi hơn 2.200 sản phẩm trên nước Mỹ (Theo tin tổng hợp từ VTC).

Dầu gội trẻ em Johnson&Johnson chứa chất gây ung thư

Dầu gội trẻ em Johnson&Johnson chứa chất gây ung thư

Dầu gội trẻ em Johnson&Johnson chứa chất gây ung thư

Thành phần hóa học gây tranh cãi trong dầu gội trẻ em J&J chứa dioxane ( chất phụ gia giúp hòa tan các chất hóa học và dịu nhẹ hơn trên da) và quaternium -15 mà khi giải phóng ra chất formaldehyde có thể gây ung thư và tổn thương hệ hô hấp.

Cũng theo báo cáo nghiên cứu, chất 1,4 – dioxane được phát hiện trong các sản phẩm J&J trẻ em như dầu tắm, kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da…

Các tổ chức và người tiêu dùng ở Mỹ đã lên tiếng thúc giục loại bỏ hợp chất gây ung thư ra khỏi sản phẩm, nhưng J&J đã không làm điều đó trong một thời gian dài và gần đây mới bắt đầu có những động thái tích cực. (Tổng hợp từ VTC)

Thuốc hạ sốt trẻ em Tylenol

Thuốc hạ sốt trẻ em Tylenol có chứa acetaminophen (paracetamol) vượt mức cho phép

Thuốc hạ sốt trẻ em Tylenol  có chứa acetaminophen (paracetamol) vượt mức cho phép

Theo TN, lại do lỗi sản xuất thuốc bị trục trặc, tập đoàn chăm sóc sức khỏe hàng đầu J&J dính tiếp vào bê bối tại Hàn Quốc. Theo thông báo của J&J, trong quá trình thử nghiệm và kiểm soát chất lượng, một vài mẫu thử có chứa acetaminophen (paracetamol) vượt mức cho phép, nếu sử dụng quá liều sẽ gây buồn nôn, biếng ăn, còi cọc ở trẻ em.

Nguyên nhân chính mà J&J công bố là do hệ thống đóng chai có vấn đề, nhiều lọ được bơm thuốc trực tiếp bằng tay, dẫn đến nồng độ không đạt tiêu chuẩn.

Trong những năm qua, J&J đã phải vật lộn với dư chấn sau những vụ thu hồi sản phẩm Tylenol, tổn hại doanh thu lên đến hàng triệu USD, gây mất uy tín với người tiêu dùng và bị giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý y tế của chính phủ các nước.

Thuốc trị thiếu máu của J&J chứa mảnh thủy tinh

Thuốc trị thiếu máu của J&J chứa mảnh thủy tinh

Thuốc trị thiếu máu của J&J chứa mảnh thủy tinh

Hồi năm 2010, công ty công nghệ sinh học Amgen của California (Mỹ) đã đưa ra cảnh báo với người tiêu dùng rằng một số lô thuốc  Epogen và Procrit chữa bệnh thiếu máu của hãng  Johnson & Johnson có thể chứa "những mảnh thủy tinh cực nhỏ".Epogen được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu ở những bệnh nhân suy thận đang lọc máu, còn Procrit xử lý tình trạng thiếu máu ở các bệnh nhân ung thư đang được hóa trị và một số bệnh nhân HIV.

Các mảnh thủy tinh nhỏ trong thuốc Epogen và Procrit do kết quả tương tác hóa học giữa thuốc với lọ thủy tinh, sẽ gây ra hiện tượng đông máu đối với người tiêu dùng (tổng hợp từ VTC)

Quy trình tiệt trùng phấn rôm sai quy cách

Tại Ấn Độ, vào năm 2007, J&J bị phát hiện là đã tiến hành quy trình tiệt trùng phấn rôm Baby Powder trái phép. Cuộc điều tra của FDA sau đó đã tiết lộ rằng J&J dùng khí ethylene oxide  - một loại khí được sử dụng để sản xuất các hóa chất công nghiệp và tiệt trùng trang thiết bị y tế và có thể gây ung thư -  nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong phấn rôm nhưng lại không tiến hành các cuộc kiểm tra bắt buộc để đảm bảo không còn “tàn tích” của loại khí này trong phấn rôm để rồi một thời gian sau, nhà máy J&J tại đây buộc phải đóng cửa.

Siro ho trẻ em và thuốc điều trị thần kinh không được phê chuẩn an toàn

Tập đoàn J&J trong năm 2013 đã chấp nhận nộp phạt 2,2 tỷ $ tiền phạt vì đã chi trả cho bác sĩ và dược sĩ để quảng bá cho 3 sản phẩm của họ gồm thuốc chống loạn thần kinh Risperdal, Invega và thuốc điều trị suy tim Natrecor gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe trẻ em và người cao tuổi (Theo VTC)

Sữa bột tẩm hóa chất của J&J

Theo VNN, năm 2013, Cơ quan quản lý Ấn Độ cho biết họ đã phát hiện ra nhà máy J&J ở Mulund đã dùng chất ethylene oxide, một chất dùng trong công nghiệp hoặc khử trùng thiết bị y tế lại được dùng để tiệt trùng sữa bột trẻ em. Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, nếu ethylene oxide xâm nhập vào cơ thể có thể gây tổn thương đến phổi, khiến người dùng buồn nôn, nôn mửa và thậm chí là “nuôi dưỡng” mầm bệnh ung thư.

Thế nhưng, phát ngôn viên của J&J Ấn Độ khẳng định hóa chất này chỉ là một quá trình tiệt trùng “thay thế tạm thời” được sử dụng trong một thời gian ngắn (vào khoảng năm 2007) trên một số lượng sản phẩm hạn chế, và cam đoan sữa bột cho trẻ được làm từ ngô và bột talc thường được tiệt trùng bằng hơi nước.

Thiết bị y tế Morcellator có khả năng lây lan khối u

HãngJ&J thu hồi thiết bị Morcellator, một công cụ tiến bộ trong phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung vì khả năng làm lây lan khối u ở bệnh nhân. Nghiên cứu cho thấy thiết bị này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và đẩy nhanh sự phát triển của các khối u (VNN tổng hợp).

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.