Israel – “lò” sản xuất công nghệ do thám

Tập đoàn Mer – một tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp do thám của Israel.
Tập đoàn Mer – một tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp do thám của Israel.
(PLO) -Các nhà nghiên cứu an ninh thuộc Phòng thí nghiệm Công dân có trụ sở tại Đại học Toronto, Canada vừa mới công bố báo cáo về một loại phần mềm gián điệp được cài đặt trên chiếc điện thoại Iphone của Ahmed Mansoor – một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
 

 Theo truy xuất của nhóm nghiên cứu, phần mềm này do Tập đoàn NSO của Israel phát triển và cung cấp cho chính quyền UAE. Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ việc minh chứng cho vị trí “lò” sản xuất công nghệ do thám hàng đầu thế giới của Israel. 

“Trăm hoa đua nở”

Năm 1948, khi đất nước Israel được sáng lập, Tập đoàn Mer ra đời với hình thức ban đầu là một cửa hàng kim loại. Gần 70 năm sau, Mer có mạng lưới hơn 10 công ty con, hơn 1.200 nhân viên hoạt động tại 40 quốc gia, kinh doanh hạ tầng, thiết bị không dây, phần mềm kiểm soát vé công cộng, thiết bị xử lý nước thải và nhiều sản phẩm khác.

Tại Triển lãm ISDEF mới đây, đại diện của Mer chỉ tập trung giới thiệu một dòng sản phẩm duy nhất: các sản phẩm phục vụ hoạt động do thám.

Sự lột xác của Tập đoàn Mer phản ánh một làn sóng lớn hơn trong toàn bộ nền kinh tế Israel với công nghệ là một trong những lĩnh vực mũi nhọn. Các công ty Israel có quan hệ rất mật thiết với các hoạt động tình báo – Tập đoàn Mer cũng không phải ngoại lệ - và họ tự sử dụng uy tín, kinh nghiệm của mình để tiếp thị sản phẩm ra nước ngoài. 

Hồi tháng 8/2016, Tổ chức Quyền riêng tư quốc tế - một tổ chức tham gia điều tra chương trình do thám của các chính phủ đã ra thông báo về thực trạng ngành do thám trên toàn cầu. Nhóm này chỉ rõ 27 công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực do thám của Israel – tỷ lệ tính trên đầu người cao nhất thế giới (mặc dù Mỹ dẫn đầu về số lượng tuyệt đối là 122 công ty).

Trong đó, các cựu điệp viên của Đơn vị 8200 (cơ quan tình báo của Israel, hoạt động giống như mô hình Cơ quan An ninh quốc gia của Mỹ) tham gia thành lập hoặc nắm giữ vị trí lãnh đạo cao cấp trong ít nhất là 8 công ty.

Danh sách này chưa bao gồm các công ty như Narus – là công ty do cựu điệp viên 8200 thành lập, nhưng giờ đã chuyển quyền sở hữu cho Boeing của Mỹ. Trong danh sách của Tổ chức Quyền riêng tư quốc tế, Narus được xếp vào nhóm công ty Mỹ bởi trụ sở chính được đặt tại California.

Theo một tài liệu được tiết lộ trong vụ Edwards Snowden, công nghệ của Narus đã giúp hãng AT&T thu thập các tín hiệu truyền trên internet và nội dung hàng tỷ email, sau đó chuyển những thông tin này cho Cơ quan An ninh quốc gia (NSA).

“Việc năng lực do thám được phát triển tại một số nơi có ưu thế vượt trội trong lĩnh vực này, sau đó được đóng gói hoàn chỉnh và xuất khẩu khắp thế giới để thu lợi nhuận là một thực trạng đáng báo động, là mối đe dọa hiện hữu đối với quyền con người và tiến trình dân chủ hóa” – ông Edin Omanovic, một chuyên gia nghiên cứu của Tổ chức Quyền riêng tư Quốc tế nhận định.

Ahmed Mansoor – nhà hoạt động nhân quyền bị UAE giám sát bằng phần mềm gián điệp do Israel phát triển.
Ahmed Mansoor – nhà hoạt động nhân quyền bị UAE giám sát bằng phần mềm gián điệp do Israel phát triển. 

Mô hình “độc nhất vô nhị”

Ông Nir Lempert, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Mer, là một cựu chiến binh đã giải ngũ 22 năm, từng hoạt động trong Đơn vị 8200. Mối quan hệ giữa Tập đoàn Mer với Đơn vị 8200 là mô hình “độc nhất vô nhị” chỉ có ở Israel. 

Khi gia nhập quân đội, những thanh niên ưu tú nhất sẽ được tập hợp vào các đơn vị tình báo và tham gia huấn luyện các nghiệp vụ điệp viên, tấn công mạng, cách sử dụng những vũ khí để thực hiện các cuộc tấn công trên không gian mạng.

Một cựu điệp viên của Đơn vị 8200 cho biết chính đơn vị này đã cùng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) phát triển một vũ khí để tấn công hệ thống máy tính quản lý chương trình hạt nhân của Iran. Đơn vị 8200 cũng tham gia vào hoạt động do thám quy mô lớn tại các vùng mà Israel chiếm đóng trên lãnh thổ Palestine – theo một cựu chiến binh của 8200 cho biết. 

Các kỹ năng tình báo và chiến tranh trên không gian mạng của Israel không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự. Đơn vị 8200 là “cái nôi” nuôi dưỡng ngành công nghiệp do thám tư nhân của Israel.

Các công ty được điều hành bởi những cựu điệp viên của Đơn vị 8200 lập luận rằng mục tiêu cốt lõi trong các công nghệ mà họ phát triển là đảm bảo sự an toàn của người dân, bất chấp các luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền phản bác rằng các sản phẩm này gây tổn hại đến quyền tự do công dân.

Đơn vị quân đội của Israel, trong đó có Đơn vị tình báo 8200 đã sớm làm quen với các hệ thống máy tính và họ trở thành “vành đai bảo vệ an toàn” đối với quân đội Israel nói riêng và an ninh quốc gia nói chung. 

Rất nhiều cựu điệp viên của Đơn vị 8200 đã đưa những kỹ năng về thu thập thông tin tình báo, tấn công mạng mà họ học được khi còn trong lực lượng quân đội vào quá trình phát triển sản phẩm khi làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân.

Đơn vị 8200 là một “thương hiệu” ở Israel, tiếng tăm của đơn vị này có thể giúp các thành viên dễ dàng tìm được việc làm trong các công ty công nghệ sau khi giải ngũ.

Các công ty có thể tự tìm đến các cựu điệp viên, hoặc các cựu điệp viên có thể giới thiệu đồng đội cũ của mình cho các công ty công nghệ. Những người này còn có một nhóm kín trên Facebook để trao đổi về cơ hội việc làm trong các công ty công nghệ. 

Có hai lý do khiến Israel có một vị thế vượt trội trong ngành công nghiệp do thám toàn cầu. Thứ nhất, Israel gần như không có giới hạn pháp lý đối với việc các cựu điệp viên “sử dụng các ý tưởng nghiên cứu trong thời kỳ tại ngũ và phát triển chúng khi làm trong khối doanh nghiệp tư nhân”.

Thêm vào đó, việc Israel chiếm đóng các khu vực Bờ Tây, dải Gaza, phía Đông Jerusalem trong nhiều thập kỷ cùng các cuộc chiến định kỳ giúp Israel có một “phòng thí nghiệm có tính thực tế cao để tinh chỉnh các công nghệ cũ cũng như thử nghiệm những công nghệ mới”. 

Một poster kêu gọi xóa bỏ các camera giám sát được Mer lắp đặt ở Thành phố cổ Jerusalem.
Một poster kêu gọi xóa bỏ các camera giám sát được Mer lắp đặt ở Thành phố cổ Jerusalem. 

“Quốc gia khởi nghiệp”

Israel vẫn tự nhận mình là “quốc gia khởi nghiệp” - với những sản phẩm do các cựu điệp viên phát triển được bán cho nhiều chính phủ ở khắp nơi trên thế giới để tiến hành do thám công dân đất nước họ. Công ty An ninh Mer thuộc Tập đoàn Mer là một trong số những doanh nghiệp có tiếng nhất chuyên xuất khẩu sản phẩm gián điệp.

Mer nổi tiếng trong hoạt động an ninh của Israel: giành được hợp đồng cung cấp sản phẩm cho lực lượng cảnh sát Israel hồi năm 1999 để thành lập dự án “Mabat 2000” – dự án thiết lập hàng trăm camera ở Thành phố cổ Jerusalem.

Những thông tin được công ty công bố rộng rãi cho thấy, năm 2011, Mer đã ký hợp đồng trị giá 42 triệu USD với thành phố Buenos Aires của Argentina để thành lập hệ thống “Thành phố An toàn”, bao gồm 1.200 camera giám sát với công nghệ nhận dạng khuôn mặt. 

Tại Triển lãm ISDEF, Eyal Raz, Giám đốc Sản phẩm của Công ty An ninh Mer từng nhắc đến khái niệm “tư duy an ninh vĩ đại nhất của Israel”. Một sản phẩm do thám tiêu biểu của Mer là Nền tảng Tình báo chiến lược (SAIP) có khả năng thu thập siêu dữ liệu và phân loại thành từng nhóm. SAIP sử dụng công nghệ có thể nhận dạng các từ, câu và thông tin mà các cơ quan tình báo thường quan tâm, có khả năng “hiểu những gì đọc được”.

Ví dụ, một danh sách các loại hóa chất có thể là vô hại đối với người bình thường, nhưng với các công cụ phân tích ngôn ngữ, nó có thể liên quan đến các thiết bị nổ. SAIP còn có khả năng tạo lập các hình đại diện (avatar) có độ tín nhiệm cao để gia nhập các diễn đàn kín và thu thập thông tin. Đây cũng là cách SAIP tạo ra các hoạt động giả mạo trên không gian mạng. 

Facebook không cho phép người dùng tạo lập các hồ sơ giả mạo, nhưng sản phẩm mà Mer và nhiều hãng công nghệ khác của Israel bán có thể giúp trà trộn vào các mạng xã hội với những hồ sơ giả mạo chẳng khác gì thật, dễ dàng qua mặt được bộ phận kiểm tra pháp lý.

Truyền thông quốc tế năm nay từng đưa tin về việc Cảnh sát Israel sử dụng thủ thuật tương tự, đó là tạo các hồ sơ Facebook giả mạo để kết bạn với những đối tượng đang thuộc diện điều tra đồng thời giám sát một số người Palestine. 

Trở lại câu chuyện UAE sử dụng phần mềm gián điệp do tập đoàn NSO của Israel phát triển để giám sát nhà hoạt động nhân quyền Mansoor, vụ việc diễn ra trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa Israel và UAE không mấy tốt đẹp.

Việc chính phủ UAE bất chấp bất đồng để sử dụng sản phẩm trong lĩnh vực hết sức nhạy cảm là do thám cho thấy sức hấp dẫn của sản phẩm “made in Israel”, và vị trí “lò” sản xuất công nghệ do thám hàng đầu thế giới của Israel hoàn toàn không phải “hư danh”...

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.