IAEA ủng hộ Nhật Bản xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Các bể chứa nước thải nhiễm phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, ngày 3/2/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các bể chứa nước thải nhiễm phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, ngày 3/2/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 13/4 bày tỏ ủng hộ quyết định của Nhật Bản về việc xả nước thải đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển, đồng thời khẳng định sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình giám sát việc xả thải này.

Theo IAEA, việc xả nước thải của Nhật Bản là phù hợp với thông lệ quốc tế và khả thi về mặt kỹ thuật. Trong một thông cáo báo chí, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi nhấn mạnh: "Tôi tin tưởng rằng chính phủ (Nhật Bản) sẽ tiếp tục tương tác với tất cả các bên một cách minh bạch và cởi mở trong quá trình thực hiện quyết định hôm nay."

Bên cạnh đó, IAEA khẳng định sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật để giám sát thực hiện kế hoạch một cách an toàn và minh bạch.

Theo IAEA, xả nước thải ra biển một cách có kiểm soát là phương pháp được các nhà vận hành nhà máy điện hạt nhân trên khắp thế giới sử dụng thường xuyên theo quy định cụ thể dựa trên đánh giá an toàn và tác động môi trường.

Tuyên bố của IAEA được đưa ra cùng ngày Chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép xả nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý bằng công nghệ tiên tiến từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Theo TTXVN, quyết định này được đưa ra sau hơn một thập kỷ kể từ khi xảy ra các sự cố liên tiếp ở nhà máy này do thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011.

Phát biểu tại cuộc họp với các thành viên nội các, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide nhấn mạnh việc xả nước thải đã qua xử lý là một vấn đề tất yếu trong quá trình phá dỡ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, đồng thời cam kết nỗ lực hết sức để đảm bảo nước thải này ở mức an toàn.

Theo Thủ tướng Suga, kế hoạch sẽ có sự tham gia của IAEA và các bên thứ ba để đảm bảo việc thực hiện được tiến hành một cách minh bạch.

Sau thảm họa năm 2011, nước được bơm vào các lò phản ứng đã bị hư hại tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 để làm mát các thanh nhiên liệu.

Cùng với nước mưa và nước ngầm bị nhiễm xạ, nước thải sau quá trình làm mát ở các lò phản ứng được xử lý bằng Hệ thống Xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS). ALPS giúp loại bỏ phần lớn các chất phóng xạ, trong đó có strontium và cesium, nhưng không thể loại bỏ tritium.

Tại thời điểm hiện nay, có hơn 1,25 triệu tấn nước thải đã qua xử lý nhưng vẫn còn chứa phóng xạ đang được lưu trữ trong các bể chứa tại nhà máy.

Theo kế hoạch, nước thải có chứa phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 sẽ được pha loãng để giảm nồng độ phóng xạ xuống còn 1.500 becquerel/lít, tương đương 1/40 nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản và 1/7 tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với nước uống, trước khi được xả ra biển. Việc xả nước thải ra biển sẽ được thực hiện trong khoảng 2 năm.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.