Hygge - bí quyết sống vui khỏe của người Bắc Âu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - “Hygge” có thể là từ bạn chưa từng nghe thấy nhưng đang được xem là một xu hướng sống gây bão ở nhiều nước trên thế giới.

Hygge là gì?

Có nhiều cách phát âm khác nhau đối với từ hygge nhưng “hoo-gah” là cách phát âm được sử dụng rộng rãi nhất. Từ hygge ban đầu xuất hiện ở Na Uy nhưng nó được người dân Đan Mạch sử dụng phổ biến trong những năm 1800, thậm chí được coi như một phần tính cách của con người nước này. Qua thời gian, đến nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi ở khu vực Bắc Âu. 

Trong bài viết “Bức thư từ Copenhagen” được đăng tải trên tờ The New Yorker năm 1957, tác giả Robert Shaplen cho biết hygge phổ biến trong thành phố: “Những người dân đi bộ dọc 2 bên đường với nụ cười tươi rói trên môi. Những con người hygge đó sẵn sàng cởi mũ ra nhường cho người khác trong thời tiết giá lạnh và nhìn những người lạ với ánh mắt ấm áp, trìu mến như thể họ đã quen biết từ lâu lắm rồi”.

Nói là bí kíp nhưng thực tế hygge lại không phải là thứ gì đó cao siêu và thực chất cũng không phải chỉ người Đan Mạch mới biết đến. Nó chỉ đơn giản là từ dùng để chỉ cách tiếp cận cuộc sống một cách tích cực và hưởng thụ mọi trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Với nhiều người, hygge chính là không khí ấm áp khi được cùng bạn bè, người thân quây quần dùng bữa tối, uống cà phê dưới ánh nến lung linh, chia sẻ với nhau những câu chuyện về cuộc sống, về con người. Với một số người khác, hygge có thể đơn giản chỉ là cảm giác mở một chai rượu để thưởng thức trong ánh nến ấm áp và quên đi nỗi lo về số tiền còn trong tài khoản. 

Bà Helen Russell – tác giả của cuốn sách “Năm của lối sống kiểu người Đan Mạch” – định nghĩa hygge “là sự loại bỏ hoàn toàn bất cứ thứ gì khó chịu hay căng thẳng”, thay vào đó là sự tập trung vào tính liên kết giữa con người với con người và ưu tiên những người xung quanh. Còn bà Meik Wiking - CEO của Viện Nghiên cứu hạnh phúc và là tác giả của cuốn sách “Sách nhỏ về Hygge” – nói với tờ Time: “Hygge là khái niệm đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Đó là phần trung tâm của văn hóa và là ADN của người Đan Mạch. Với chúng tôi, đó đơn giản chỉ là cách sống và cách mà chúng tôi làm việc”.

Trong khi đó, tác giả của “Cuốn sách về Hygge: Nghệ thuật thỏa mãn và thích nghi của người Đan Mạch” Louisa Thomsen Brits lại gọi đây là cách thức thực tế để tạo ra “thánh đường” trong cuộc sống thực tại và chữa căn bệnh “buồn bã”. 

Mùa đông được xác định chính là thời điểm hygge nhất trong năm. Hygge khi đó là những ngọn nến, những chiếc khăn, là những chiếc bánh ngọt, sữa nóng… để mỗi người có thể nhâm nhi sau một ngày làm việc vất vả trong giá lạnh, lấy lại sinh lực cho một ngày làm việc tiếp theo.

Dù là từ khó định nghĩa được rõ ràng nhưng hygge đang trở thành cơn bão xu hướng lối sống trên khắp thế giới trong năm qua. Hygge thịnh hành đến mức nó được bình chọn là Từ của năm trong Từ điển Oxford 2016, vượt qua tất cả những sự kiện nổi tiếng như “Brexit”. 1,5 triệu bài đăng trên ứng dụng Instagram được gắn thẻ từ “hygge”. Chỉ trong mùa thu vừa qua, tại Anh cũng đã có ít nhất 9 cuốn sách viết về chủ đề này.

Hygge trong xã hội hiện đại

Từ Bắc Âu, hygge đang ngày càng lan rộng ra khắp thế giới. Công ty nghiên cứu thị trường Mintel có trụ sở ở London mới đây công bố báo cáo cho biết 57% bậc cha mẹ ở Anh khi được hỏi đồng ý với quan điểm cho rằng do lối sống bận rộn mà các gia đình hiện nay không còn nhiều thời gian dành cho nhau và các thành viên cũng không còn gần gũi nhau như trước kia. 

Với những gia đình đang cảm thấy họ ngày càng xa cách, hygge và việc nhấn mạnh vào tính kết nối, dành thời gian cho những người thân yêu được nhiều người chào đón như một “liều thuốc giải độc” cho tình hình. “Việc học tập và áp dụng khái niệm hygge của người Đan Mạch vào cuộc sống là cơ hội để người Anh xóa đi những muộn phiền trong cuộc sống và gắn kết những gia đình bận rộn lại với nhau” – ông Jack Duckett, nhà phân tích về lối sống tại Mintel nhận định.

Hygge và người Việt

Như vậy, có thể thấy hygge thật ra lạ tai nhưng không hề xa lạ với mỗi người Việt. Dù không ở Bắc Âu, cũng chẳng có một khái niệm riêng nhưng hygge rõ ràng luôn hiện diện trong cuộc sống của người Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến, xuân về. Vào mỗi dịp Tết, người Việt Nam dù ở xa nhưng luôn cố gắng thu xếp để trở về đoàn tụ với gia đình, để được cùng ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng quây quần bên mâm cơm ngày Tết, say sưa kể cho nhau về những việc đã làm được trong một năm vừa qua và chúc nhau một năm mới đủ đầy, hạnh phúc hơn… 

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.