Hướng dẫn phòng tránh cảm mạo mùa nắng nóng

Lương y Bùi Hồng Minh
Lương y Bùi Hồng Minh
(PLO) -Mùa hè rất dễ bị cảm nhiệt, bệnh không điều trị kịp thời có thể bùng phát thành dịch. Lương y Bùi Hồng Minh (SN 1948, ngụ phố Đốc Ngữ, quận Ba Đình, TP Hà Nội), phó chủ tịch hội đông y quận Ba Đình chia sẻ những cách loại trừ cảm nhiệt cũng như một số kinh nghiệm tăng cường sức khỏe ngày hè nóng bức.

Nhận diện: Theo lương y Minh, thử ôn gọi chung là chứng cảm mạo, bệnh thường gặp quanh năm từ trẻ nhỏ đến người lớn đều dễ bị. Bệnh nhẹ kéo dài vài ngày tự khỏi, trường hợp nặng kéo dài vài tuần. Triệu chứng chung của nhóm bệnh này là sốt cao, sợ gió, sợ lạnh, ra mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi, rêu lưỡi vàng dày miệng khát, tâm trạng buồn bực, đổ mồ hôi. 

Cảm mạo tuy bệnh nhẹ nhưng diễn biến phức tạp. Có thể bùng phát tạo thành dịch cảm cúm vì vi khuẩn gây bệnh lây lan qua đường hô hấp. Nhất là vùng ẩm thấp, có nhiều muỗi. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra bệnh viêm màng não cấp ở trẻ em (sốt cao, co giật).

Nguyên nhân chung của cảm mạo do nhiễm phong tà, khí độc sinh ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc trời đang nắng gặp mưa. Đông y chia thành phong hàn (cảm lạnh) và phong nhiệt (cảm nóng).

Liệu pháp điều trị chứng bệnh này là dùng các dược liệu có tính cay và mát kết hợp giải cảm thanh nhiệt, tuyên thông phế khí. Về nguyên nhân gây bệnh: Do nắng nóng gây hao tổn tân dịch qua đường mồ hôi (tân dịch là những dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể). Hoặc bệnh phát do đang ở thời tiết nắng nóng gặp mưa đột ngột (hiệp thấp). 

Ngoài ra một số thói quen như ngủ ngoài trời ban đêm, ăn nhiều thức ăn tươi sống (gỏi, tiết canh), thực phẩm có tính hàn khiến khí tà xâm nhập vào cơ thể, sinh bệnh.

Tà khí thuộc tính hỏa lan tỏa trong cơ thể rất nhanh, khi tà khí đi vào máu sẽ làm tổn thương tim, gan, gây co giật, mơ màng. Cách chữa trị là loại bỏ khí nóng, bồi dưỡng tân dịch. Nếu tà khi vào máu thì phải dùng các bài thuốc thanh tâm lương huyết.

Chữa trị: Lương y Minh cho biết chứng cảm mạo ngày hè rất phổ biến. Bệnh chia làm ba dạng chính, mỗi thể có những bài thuốc điều trị riêng. Tùy thộc vào cơ địa từng người mà áp dụng phương thuốc, liều lượng điều trị phù hợp.

-Dạng thứ nhất, chứng thử thấp gây tổn thương phần khí: Bệnh có triệu chứng sốt cao, khó thở, mặt đỏ bừng bừng, khát nước, ra mồ hôi, sợ lạnh, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Cách chữa trị là thanh nhiệt bồi bổ tân dịch bằng cách sử dụng các bài thuốc hạn chế ra mồ hôi, giữ lại tân dịch cho cơ thể.

Ví dụ như bài thuốc Bạch hổ thang gồm: Chi mẫu (tác dụng thanh nhiệt giải độc), thạch cao (thanh nhiệt), ngạch mễ (gạo tẻ để lâu ngày), cam thảo. Ngoài ra, có thể gia thêm kim ngân hoa, hoàng cầm, lá tre. Trường hợp hao tổn nhiều tân dịch cần gia thêm đẳng sâm. Trường hợp này người bệnh sốt cao, mệt mỏi, thở gấp và ra nhiều mồ hôi.   

-Dạng thứ hai là thử thấp đã gây tổn thương vào tim, gan. Tức tà khí xâm nhập vào máu. Triệu chứng thường thấy như: Sốt cao, miệng khô, tâm trạng buồn bực, đứng ngồi không yên. Trường hợp bệnh nặng sốt li bì, mê sảng và chân tay lạnh. Phương châm điều trị với nhóm bệnh này là lương huyết, thanh nhiệt thanh tâm khai khiếu.

Bài thuốc sử dụng là Thanh vị thang gồm các vị: Tê giác, sinh địa, huyền sâm, nõn lá tre, kim ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, đan sâm, mạch môn. Nếu tinh thần sa sút, cơ thể mơ màng thì kết hợp bài thuốc an cung ngưu hoàng hoàn. 

Nếu người bệnh xuất huyết, phát ban chứng tỏ tà khí đi vào tim phạm vào huyết tức âm dịch hao tổn thì gia thêm đan bì, xích thưởng, đại thạch, tư thảo để lương huyết giải độc. Ngoài ra có thể uống nước dưa chuột. 

-Dạng thứ ba là thử thấp gây uất khí bên trong. Bệnh thường có triệu chứng khiến con người bứt rứt: Sốt nhưng không ra mồ hôi, đau đầu, miệng khô, cảm giác khát nước, sợ lạnh, đặc biệt buồn bực, rêu lưỡi vàng. Phương pháp trị liệu là dùng các phương thuốc thanh thử lợi thấp thông khí giải cảm.

Có thể dùng bài thuốc hương nhu tán kết hợp bài hoắc hương chính khí tán gia giảm gồm có: Hương nhu, hậu phác. Bài thuốc khiến khí nóng theo tuyến mồ hôi ra ngoài bằng cách xông thuốc. Cũng có thể sắc thuốc lấy nước uống bài khí độc qua đường tiểu tiện. Có thể gia thêm hoắc hương, tía tô, thảo đầu khấu, trần bì, cam thảo.

Bí quyết tăng cường sức khỏe mùa nắng nóng: Vị phó chủ tịch hội đông y cho biết, nếu phòng tránh đúng cách sẽ hạn chế tác hại của bệnh thử ôn.

Thứ nhất, cá nhân tuân thủ chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, lựa chọn môn tập phù hợp với thể lực bản thân, tránh mất sức. 

Thứ hai, chế độ ăn uống phải đầy đủ dưỡng chất, đa dạng bữa ăn. Hạn chế thức ăn sống, lạnh, ăn nhiều chất béo. Việc ăn uống đầy đủ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng phòng trừ bệnh tật nói chung.

Đặc biệt chế độ ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm thuộc tính mát và uống nhiều nước sẽ phòng tránh cảm nhiệt hiệu quả. Cụ thể mùa hè nên ăn nhiều rau cải, bí đao, bí đỏ, củ cải, rau mùng tơi, mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt rất tốt.

Thứ ba, mỗi người cần có biện pháp phòng chống nắng như mặc áo dày, dài tay, đội mũ vành rộng khi đi dưới trời nắng. Đặc biệt lương y Minh lưu ý cần tắm đúng cách. Thực tế rất nhiều người vừa di chuyển ở ngoài trời nắng nóng về tới nhà đã tắm ngay bằng nước lạnh. Ông cho biết thói quen này rất nguy hiểm.

Do đó, vào mùa nắng khi vừa đi ngoài trời về phải để cơ thể thoát hết mồ hôi, lau khô rồi mới tắm. Bởi nếu tắm ngay lúc đó lỗ chân lông sẽ bị lại, khí nóng bên trong không thoát ra được. Hoặc uống mấy cốc nước lọc mát để hạ nhiệt cơ thể.

Những thói quen không tốt ngày hè như: Uống nhiều nước đá, bật quạt gió số lớn trong khi ngủ, để quạt thổi mạnh vào một chỗ, hướng thẳng vào đầu có thể gây tai biến./.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.