Hỗn danh - bức tranh đa chiều về cuộc sống

Hỗn danh - bức tranh đa chiều về cuộc sống
(PLO) - Với hơn 340 trang sách, “Hỗn danh” đã phác họa bức tranh muôn màu về thế giới, nơi đó không chỉ là cái ngổn ngang, bề bộn của cuộc sống, mà còn là sự bát nháo, đảo lộn các giá trị bởi sự lên ngôi của đồng tiền cùng những thói tật của con người đương đại. 

Có thể dễ dàng nhận thấy trong tiểu thuyết của Nguyễn Văn Học chất sống ngồn ngộn trong từng hình ảnh, chi tiết. Những vấn đề nóng bỏng nhất đang diễn ra trong xã hội đương thời được cài cắm tinh tế trong từng chương của tác phẩm: Nạn chạy chức chạy quyền, sự đấu đá, kèn cựa, thói hợm hĩnh, háo danh, sự chênh lệch giàu nghèo, vấn đề bạo lực xã hội, sự xảo trá, bất lương...

Từ làng giải trí, lĩnh vực báo chí truyền thông, đời sống nghệ thuật, đến môi trường giáo dục, cơ quan nhà nước, không gian gia đình; từ những người bình thường đến những tầng lớp được coi là cao cấp, tinh hoa của xã hội (trí thức, nghệ sĩ, quan chức), đâu đâu người ta cũng nhận thấy những “căn bệnh” được khởi nguyên từ mặt trái của lối sống thực dụng.

Thế giới nhân vật được Nguyễn Văn Học miêu tả khá chân thực và sắc nét. Có nhân vật có tên, có cả những nhân vật không tên, nhưng ai cũng có diện mạo riêng về ngoại hình, tính cách, đời sống. Họ hiện diện với đủ tư cách, địa vị, giới tính, tuổi tác, song tất cả đều gặp gỡ ở thói háo danh, hợm hĩnh. Họ tự tạo cho mình một vỏ bọc lòe loẹt, lấy vẻ đẹp hoa mỹ bên ngoài để lấp liếm, biện minh cho sự xấu xa, rỗng tếch bên trong. Vẻ đẹp, niềm hạnh phúc, tài năng, phẩm giá, đức hạnh - những giá trị làm nên một nhân cách đều có thể mua bán, trao đổi, làm giả, thậm chí đánh cắp. 

Có hai đối tượng mà anh tập trung miêu tả, đó là nghệ sĩ và trí thức, những con người được coi là tầng lớp tinh hoa của xã hội, gắn trên mình những sứ mệnh cao cả. Song trong cảm quan của tác giả, họ không đứng ở đúng vị trí, không sắm đúng “vai xã hội” được phân công (nghệ sĩ - sáng tạo cái đẹp, bồi dưỡng tâm hồn, làm đẹp cho đời; trí thức - khai phóng, mở mang trí tuệ, cống hiến cho đời).

Người nghệ sĩ thì thỏa hiệp, bất lực, nhắm mắt làm ngơ, từ bỏ khát vọng sáng tạo, đạo đức và lương tri nghề nghiệp, chạy theo nhu cầu thẩm mỹ tầm thường, tạo ra những đứa con tinh thần vội vàng, hời hợt, “sực mùi tiền gấp gáp mưu sinh”. Còn người trí thức hiện ra vừa hợm hĩnh, hãnh tiến, háo danh, vừa khôi hài, bệ rạc, nhu nhược. Họ hiện diện là những người no đủ về vật chất, thành đạt trong học thuật, thăng tiến về sự nghiệp. 

Nguyễn Văn Học trong tác phẩm của mình không những nhận diện thực trạng đời sống nghệ thuật, soi rọi nhân cách cá nhân khi sáng tạo và thụ hưởng nghệ thuật, mà còn xác lập những giá trị chính danh bên trong sự hỗn danh. Câu chuyện của mỗi cá nhân trở thành bi kịch nhân sinh rộng lớn. Nhà văn đã tạo dựng tính phổ quát cho các vấn đề tưởng chừng như rời rạc, tản mạn. Và cũng từ đây, “Hỗn danh” mở ra một vấn đề quan trọng khác đó là số phận người nghệ sĩ và sinh mệnh tác phẩm nghệ thuật.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.