Hơn 100 nhà xe bất ngờ đình công để phản đối điều chuyển luồng tuyến

Hơn 100 nhà xe bất ngờ đình công để phản đối điều chuyển luồng tuyến
(PLO) - Sáng nay (28/2), khoảng 100 xe khách của 2 tỉnh Nam Định, Thái Bình đã từ các bến xe ngoại tỉnh đồng loạt bỏ xe không tiến về Hà Nội nhằm phản đối việc bị điều chuyển về Bến xe Nước ngầm. Các lực lượng Công an giao thông, Thanh tra giao thông đã chặn lại tại trạm thu phí BOT km7 trên đường cao tốc Pháp  Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Các nhà xe đi đầu đều mang băng rôn trước xe với khẩu hiệu “Đề nghị Chính phủ hãy cứu doanh nghiệp xe khách chúng tôi” để nhằm phản đối việc họ bị điều chuyển luồng tuyến gây thiệt hại lớn về kinh tế. Họ yêu cầu lãnh đạo TP Hà Nội đứng ra đối thoại, nếu không các nhà xe nằm chờ tiếp tục tại đây để phản đối.

Đoàn xe nối đuôi nhau dài khoảng 500m phản đối quyết định điều chuyển luồng tuyến của Sở GTVT Hà Nội.
Đoàn xe nối đuôi nhau dài khoảng 500m phản đối quyết định điều chuyển luồng tuyến của Sở GTVT Hà Nội. 

Nhiều nhà xe cho biết, họ bị ép chuyển từ Bến xe Mỹ Đình về Bến xe Nước Ngầm ảnh hưởng việc kinh doanh. Theo những nhà xe này, ngay trong chiều nay sẽ có thêm khoảng 140 xe tại Thanh Hóa tiếp tục tiến về Hà Nội để hòa vào “dòng xe” trên.

Lý do dẫn đến sự việc đình công này là vì việc điều chuyển luồng tuyến khiến lượng khách bị thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, chi phí bến bãi tại Nước Ngầm cao hơn nhiều so với bến Mỹ Đình khiến họ vừa phải gánh chi phí bến đỗ cao, vừa phải bù lỗ ngân hàng do lượng khách giảm sút một cách đáng kể.

Các nhà xe đeo băng rôn, biểu ngữ để cầu cứu.
Các nhà xe đeo băng rôn, biểu ngữ để cầu cứu.

Ông Trần Đăng Hải, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết: "Cơ quan chức năng đang vận động đại diện các nhà xe về trụ sở đề đạt ý kiến, tránh gây mất trật tự và an toàn giao thông".

Ông Hà Huy Quang, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: “Sau khi nắm được thông tin về các nhà xe từ chối khách, lãnh đạo Sở đã cùng các lực lượng liên ngành lập tức tới bến xe Nước Ngầm. Bước đầu, Sở sẽ lắng nghe, đối thoại với các nhà xe để nắm bắt tình hình rồi mới đưa ra phương án xử lý.”

Nhà xe xếp hàng dài để ngồi chờ những phương án xử lý của lãnh đạo TP Hà Nội.
Nhà xe xếp hàng dài để ngồi chờ những phương án xử lý của lãnh đạo TP Hà Nội.
Lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông có mặt để kiểm soát tình hình.
Lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông có mặt để kiểm soát tình hình.
Các chủ xe, lái xe tập trung đông đảo tại trạm thu phí km7 đường Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ kiên quyết đòi đối thoại.
Các chủ xe, lái xe tập trung đông đảo tại trạm thu phí km7 đường Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ kiên quyết đòi đối thoại.

Sự việc trên xuất phát từ việc, ngày 2/1, Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội thực hiện điều chuyển tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ bến xe Mỹ Đình về các bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa và ngược lại. Việc điều chuyển này đã gây ra phản ứng dữ dội từ nhiều nhà xe vì gây ảnh hưởng đến lượng khách ổn định bấy lâu nay.

Ngày 15/2 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã nhận được đề nghị của một số đơn vị kinh doanh vận tải kiến nghị việc điều chỉnh quy hoạch luồng tuyến giao thông tại bến xe Nước Ngầm.

Ngay sau đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội tổ chức họp với các doanh nghiệp hoạt động vận tải bến xe Nước Ngầm xem xét, xử lý việc điều chỉnh quy hoạch luồng giao thông trên địa bàn thành phố. Nội dung của buổi làm việc phải báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/3.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.