Hôm nay (23/5), hơn 69 triệu cử tri cả nước đi bỏ phiếu

Cờ Tổ quốc đỏ rực trên tuyến phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Cờ Tổ quốc đỏ rực trên tuyến phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
(PLVN) - Hôm nay (23/5), hơn 69 triệu cử tri cả nước sẽ tới gần 84.700 khu vực bầu cử để thực hiện quyền công dân, lựa chọn những đại biểu xứng đáng đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất  là Quốc hội và tại HĐND các cấp.

Trao đổi với phóng viên, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia cho biết, ngày 23/5, cử tri cả nước sẽ đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là “ngày hội toàn dân” để cử tri phát huy quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội, HĐND các cấp.

Theo ông Bùi Văn Cường, thống kê trên toàn quốc có tổng cộng 69.198.594 cử tri với 84.767 khu vực bỏ phiếu. 

Đến giờ phút này, trên khắp các địa phương, từ núi rừng đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị đều đang náo nức, rồn rạng, long trọng cho sự kiện chính trị trọng đại của cả dân tộc. Công tác chuẩn bị cho bầu cử đã hoàn tất, các phương án bảo đảm an ninh, an toàn cho bầu cử được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bảo đảm hoàn toàn chủ động ứng phó với các tình huống có thể phát sinh.

Chưa có tiền lệ trong lịch sử, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 lần này diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Đó là lần đầu tiên đất nước ta tiến hành một cuộc bầu cử trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bầu cử vừa được tổ chức, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã tổng rà soát, lắng nghe, kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn, các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, bảo đảm sự thống nhất cao về nhận thức trong toàn hệ thống chính trị nhằm chuẩn bị chu đáo nhất cho bầu cử, để ngày bầu cử thực sự là “Ngày hội non sông”, “Ngày hội của toàn dân” và thực sự diễn ra thành công tốt đẹp.

Hôm nay (23/5), Cử tri cả nước sẽ lựa chọn để bầu cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước và của chính quyền địa phương các cấp (Khu vực bỏ phiếu số 17 của phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh QĐND)
 Hôm nay (23/5), Cử tri cả nước sẽ lựa chọn để bầu cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước và của chính quyền địa phương các cấp (Khu vực bỏ phiếu số 17 của phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh QĐND)

Triển khai các nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, thời gian qua, Bộ Công an, lực lượng công an đã phát hiện, triệt phá nhiều tổ chức, ổ nhóm kích động, các chiêu trò hòng tẩy chay bầu cử; kích động, xúi giục người dân không đi bầu cử vì dịch bệnh.

“Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử ngày 23/5 sắp tới đến giờ phút này cơ bản đã hoàn tất. Tất cả mọi phương án, tình huống về tổ chức bầu cử trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã được tính toán kỹ lưỡng, tập huấn kỹ lưỡng để thực hiện nghiêm túc.

Cử tri có thể hoàn toàn yên tâm về việc mình đi bỏ phiếu an toàn, không bị lây nhiễm bệnh nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng”, ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng Tiểu Ban Thường trực Tiểu ban Văn bản pháp luật và Thông tin tuyên truyền khẳng định tại cuộc gặp gỡ báo chí do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào chiều tối 21/5.

Có thể khẳng định, với trách nhiệm của mình, các cơ quan chức năng đã nỗ lực ở mức độ cao nhất để bảo đảm an ninh, an toàn cho bầu cử; bảo đảm nhân dân yên tâm khi đi bầu cử vì đã có các phương án được chuẩn bị kỹ lưỡng, tối ưu, có sự phân bổ thời gian và khoảng cách hợp lý để cử tri thực hiện quyền công dân trong ngày bầu cử.

Chúng ta in tưởng sâu sắc rằng, cử tri và nhân dân cả nước với truyền thống yêu nước và cách mạng nồng nàn,  sẽ luôn nhận thức sâu sắc được vai trò, trách nhiệm, vị trí làm chủ đất nước của mình, không quên tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch trong thực hiện quyền bầu cử để lựa chọn các đại biểu mà mình tin tưởng nhất, xứng đáng nhất đại diện cho ý trí và nguyện vọng của mình tại Quốc hội và tại HĐND các cấp, bảo đảm cho cuộc bầu cử diễn ra thành công tốt đẹp, thực sự là “Ngày hội của toàn dân”./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Đọc thêm

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học: Trách nhiệm nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, diễn ra ngày 30/12 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử…

Những dấu ấn quốc phòng năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024.
(PLVN) -  Năm 2024, toàn quân chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ động, sâu rộng...

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Kiểm toán Nhà nước cần tập trung kiểm toán tính đúng đắn phù hợp, đầy đủ, kịp thời của việc ban hành các văn bản hướng dẫn các luật; việc tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến các cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền trong phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; việc thực hiện phòng chống lãng phí; việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy...

Giai đoạn mới 'cuộc chiến' chống lãng phí

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân).
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra vừa tổ chức, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình một lần nữa nhấn mạnh đến công tác thanh tra chống lãng phí.

Từ năm 2025 cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên

Trong Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, với tỷ lệ 100%, 306 đại biểu trẻ em biểu quyết thống nhất cấm TLĐT, TLNN. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ năm 2025, các loại thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng (TLĐT, TLNN) sẽ được liệt vào danh sách hàng cấm. Quyết định mang tính lịch sử này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên, đồng thời minh chứng rằng tiếng nói của trẻ em đã được lắng nghe, nguyện vọng chính đáng của các em về môi trường không khói thuốc đang thành hiện thực.

Công nghệ là cộng hưởng trong hợp nhất 2 Bộ TT&TT và KH&CN

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: T. Anh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông vừa bao quát được hết các lĩnh vực của hai Bộ, lại vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai Bộ là công nghệ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương, tưởng nhớ Đại tướng Lê Đức Anh.
(PLVN) - Sáng 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Nhà văn hóa và Thư viện Đại tướng Lê Đức Anh, bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; và thăm, tặng quà người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Thủ tướng: Trình Bộ Chính trị để sớm ban hành chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quán triệt tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vừa chạy vừa xếp hàng" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An
Trong không khí chuẩn bị đón chào năm mới 2025 và hướng tới Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), sáng 29/12, tại huyện Nam Đàn (Nghệ An), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Thời cơ tốt để sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy TP HCM

Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 35.
(PLVN) - Qua thảo luận việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố, các ý kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 35 khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, bày tỏ nhất trí cao với quan điểm, mục tiêu và giải pháp, bám sát chỉ đạo và định hướng, gợi ý của Trung ương, có nghiên cứu đề xuất các vấn đề có tính đặc thù của Thành phố.

Tự tin vị thế Việt Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 sắp qua, Bộ Ngoại giao vừa công bố những số liệu quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại mà đất nước đã đạt trong năm qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp phải tăng tốc, bứt phá, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 27/12, dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành tăng tốc, bứt phá, với mục tiêu nông dân phải được ấm no, hạnh phúc hơn; nông thôn hiện đại hơn; nông nghiệp tiên tiến hơn; cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết

Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết
Sáng 27/12/2024, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.