Học sinh Hà Nội rơi nước mắt vì câu chuyện bạn nhỏ mất cha nơi Làng Nủ

Các em học sinh xúc động khi nghe chia sẻ từ thầy giáo và học sinh thôn Làng Nủ về những mất mát, thiệt hại sau bão lũ.(Ảnh: Bộ GD&ĐT)
Các em học sinh xúc động khi nghe chia sẻ từ thầy giáo và học sinh thôn Làng Nủ về những mất mát, thiệt hại sau bão lũ.(Ảnh: Bộ GD&ĐT)
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Câu chuyện mất cha và nhà cửa sau trận lũ quét của Hoàng Anh Quân (học sinh lớp 8, ở làng Nủ, Lào Cai) khiến nhiều người rơi nước mắt...

Tại Lễ phát động chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường” được tổ chức sáng 30/9 ở Trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội), em Hoàng Anh Quân kể giây phút kinh hoàng nhất cuộc đời mình.

“Sáng 9/9, có tiếng nổ to ở trên đồi, cả nhà em ra sau nhà để xem. Cả nhà xem một lúc không thấy gì, bố em đi xuống nhà trước. Bố còn dặn, mấy mẹ con xem một chút rồi xuống sau nhé. Sau đó, em thấy đất, đá mù mịt từ trên đỉnh núi lăn xuống, 3 mẹ con em vội chạy đi và hô to: Bố ơi chạy đi. Nhưng chạy một lúc quay lại, thì đã không thấy bố em đâu nữa”, Quân xúc động nhớ lại.

Hiện giờ, đã 20 ngày trôi qua, bố của Quân vẫn chưa được tìm thấy. Quân cùng mẹ và anh trai đang ở trong căn nhà tạm, nhà cửa và tất cả gia tài đều không còn.

“Nếu có điều ước thành hiện thực, con ước bố sống lại để cả gia đình con được đoàn tụ”, Quân nói trong nước mắt. Chia sẻ về mong muốn tương lai, Quân muốn trở thành thầy giáo, để hỗ trợ, dìu dắt các em học sinh, như chính em đang được che chở trong vòng tay của thầy, cô.

Thầy giáo và học sinh thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai, xúc động chia sẻ tại Lễ phát động (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Thầy giáo và học sinh thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai, xúc động chia sẻ tại Lễ phát động (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Cũng tại chương trình, thầy Phạm Đức Vinh, Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh cho biết: Cơn bão Yagi vừa qua cùng những hoàn lưu sau bão đã tàn phá rất nhiều cơ sở vật chất của các trường học, trong đó có trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh. Thiệt hại về vật chất thì có thể khắc phục được nhưng những tổn thất về tinh thần của các em học sinh, phụ huynh thì không thể nào bù đắp.

Theo Thầy Vinh, toàn trường có 13 em học sinh đã vĩnh viễn ra đi; 66 người dân, phụ huynh học sinh mất tích và tử vong; 7 học sinh hiện vẫn điều trị tại các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương.

Vượt qua tổn thất nặng nề, thầy Vinh thông tin, các thầy cô cùng bà con nhân dân và các em học sinh vẫn đang cố gắng, nỗ lực khắc phục những hậu quả còn lại sau cơn bão. Nhận thấy nhiều em học sinh không còn nhà ở, không có tư trang gì, chỉ may mắn thoát nạn, nhà trường đã trao đổi với chính quyền địa phương, đưa toàn bộ 117 học sinh ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn đến ở tại trường. Trường nuôi dạy các em từ thứ 2 đến thứ 6.

“Chúng tôi rất mong Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn nữa đến những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các em mồ côi cha mẹ. Các em cần sự giúp đỡ của nhiều người, của xã hội để có thể bước tiếp trên con đường tương lai của mình”, thầy Vinh bày tỏ.

Lắng nghe những chia sẻ từ thầy giáo và học sinh thôn Làng Nủ về những mất mát, thiệt hại sau bão lũ, nhiều học sinh, thầy cô giáo cùng các đại biểu tham dự chương trình không cầm được nước mắt.

Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng, những tổn thất, mất mát, đau thương ở Làng Nủ khiến mọi người không bao giờ quên được. 52 em học sinh đã không bao giờ còn tới lớp. Hàng ngàn ngôi trường đã không thể quay lại dạy học một cách bình thường. Và 17 ngôi trường thiệt hại không thể khôi phục... Thứ trưởng cho biết, ngành Giáo dục đang phát động chương trình “Trường giúp trường, bạn giúp bạn, lớp giúp lớp”, có ý nghĩa lan tỏa rất lớn.

Nhấn mạnh chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường” là thông điệp ý nghĩa, phát huy truyền thống tương thân tương ái của người Việt, có giá trị hơn nhiều những bài học trên sách vở, Thứ trưởng nhắn nhủ: "Các em đang là những học sinh hạnh phúc vì được học trong ngôi trường khang trang, được gặp gỡ thầy cô, bạn bè. Trong khi, nhiều bạn cùng trang lứa với các em ở các tỉnh phía Bắc đang phải chật vật đến trường. Cô muốn nói điều đó để các em càng trân trọng hơn cuộc sống mà các em đang được hưởng.

Các em phải biết ơn thầy cô, gia đình, bố mẹ và các cơ quan đoàn thể đã cho các em một cuộc sống như ngày hôm nay. Các em hãy có ý thức chia sẻ, có tình thương đối với các bạn vùng sâu, vùng xa đang còn thiếu ăn, cùng muôn vàn khó khăn, vất vả”.

Cùng với đó, Thứ trưởng mong muốn, các em học sinh tùy theo sức của mình, hãy tiếp tục có những đóng góp, chia sẻ, bằng tấm lòng con trẻ, tấm lòng của những tâm hồn ngây thơ, thấy bạn mình hoạn nạn thì trợ giúp.

Thứ trưởng mong mỏi thông điệp đầy nhân văn của chương trình, không chỉ dừng lại ở một ngôi trường, mà sẽ lan tỏa đến tất cả các ngôi trường trên đất nước Việt Nam, đến tất cả các cơ quan đoàn thể, tất cả các doanh nghiệp và toàn xã hội, để mọi người mọi nơi chung tay đồng hành với ngành Giáo dục thực hiện những nhiệm vụ rất vất vả và khó khăn phía trước.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...