Hoàng Xuân Vinh - anh hùng đích thực

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho xạ thủ Hoàng Xuân Vinh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho xạ thủ Hoàng Xuân Vinh
(PLO) - Sau khi lập kỳ tích cho thể thao Việt Nam tại Olympic Rio 2016, trở về nước, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh lại lập một kỳ tích danh dự nữa trong lòng những người hâm mộ và tự hào về anh. 

Hầu như trên tất cả các báo, các trang mạng cá nhân đều có hình ảnh và lời nói của anh khi bằng một thái độ trung thực, khiêm cung, anh từ chối xin nhận danh hiệu Anh hùng vì cho rằng công trạng của anh có sự đóng góp của cả một tập thể.

Hoàng Xuân Vinh thực sự là một người hùng bằng cả một quá trình khổ công rèn luyện, bằng bản lĩnh và công trạng của mình, bằng hành động và thái độ, với nhiều người, anh đích thị là Anh hùng mà không cần phong tặng và chính việc anh không làm đơn xin phong danh hiệu khi có lời gợi ý từ cấp trên lại càng là người hùng hơn trong lòng người hâm mộ.

Kỳ tích của Hoàng Xuân Vinh hôm nay đã làm sống lại vinh quang bị lãng quên của một người hùng khác, xạ thủ Trần Oanh, người đã được Ủy ban Olympic quốc tế vinh danh vào năm 2000: Vận động viên xuất sắc nhất Thế kỷ 20 của Việt Nam. Trần Oanh từng phá vỡ nhiều kỷ lục bắn súng quốc tế, từng đứng trên bục cao nhất trong các kỳ thi bắn súng, từng được ca ngợi, từng được gặp gỡ các yếu nhân lịch sử,... nhưng ông chết trong nghèo túng, vô danh ở vùng biển hẻo lánh Thanh Hóa.

Ánh sáng vinh quang của Xuân Vinh đã thắp lên hào quang quá khứ oanh liệt của Trần Oanh, báo chí lại có dịp nói về ông, gặp gỡ gia đình, vợ con ông và trả lại tên tuổi đích thực cũng như sự đóng góp to lớn của ông trong sự nghiệp thể thao nước nhà. Một con người như thế sao có thể lãng quên nhưng sự lãng quê hoặc thờ ơ đã xảy ra trước khi Hoàng Xuân Vinh lập nên kỳ tích cũng ở môn bắn súng, cũng trong quân ngũ, đồng đội hậu duệ Trần Oanh.

Sự từ chối làm anh hùng của Hoàng Xuân Vinh đã làm sáng lên giá trị đích thực của những tấm huân chương và danh hiệu cao quý. Đó là sự khiêm tốn, trung thực, tự trọng – nhưng phẩm chất của người anh hùng. Khác biệt và đối cực với các hiện tượng đánh bóng tên tuổi, chạy chọt danh hiệu đã từng xảy ra với cá nhân hoặc đơn vị.

Có người bằng mọi giá để đạt danh hiệu Anh hùng kể cả gian dối, có công ty thua lỗ ngàn tỷ, lãnh đạo kém cỏi, nhân viên thu nhập thấp nhưng vẫn được phong danh hiệu Anh hùng. Những người gây nên sự phản cảm và đáng xấu hổ này giấu mặt đi đâu trước tấm gương của người anh hùng đích thực? Thật nghịch cảnh trớ trêu với những hình ảnh khi Công an đọc lệnh bắt và khám xét Giám đốc về tội danh tham nhũng ngay tại văn phòng của ông ta, bên dưới những Bằng khen và những tấm huân chương, ghi nhận thành tích và công lao đóng góp(?!).

Giờ khắc chứng kiến việc Hoàng Xuân Vinh từ chối sự phong tặng khiến chúng ta nhớ tới động thái của Hồ Chủ tịch năm xưa, Bác đã từ chối khi được đề nghị trao tặng Huân chương Sao Vàng – danh hiệu cao quý nhất của Nhà nước ta. Tấm gương đạo đức sáng ngời đó, giờ đã có người học tập và làm theo!

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.