Hoại tử bàn tay vì đắp hạt đậu chữa rắn cắn

Hoại tử bàn tay vì đắp hạt đậu chữa rắn cắn
(PLO) - Cháu T.K.V. (10 tuổi, ở tỉnh Bắc Kạn) bị rắn hổ mang bành cắn, được gia đình dùng thuốc lá và hạt đậu lào đắp vào vết thương khiến bàn tay trái của bé bị hoại tử, lan rộng cả cánh tay.

Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, phụ trách Khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Bạch Mai (TP Hà Nội), cho biết khoa vừa tiếp nhận bệnh nhi T.K.V bị rắn độc cắn sau gần 1 ngày trong tình trạng hoại tử rộng mu bàn tay trái (chỗ bị rắn cắn), hoại tử ngón tay thứ 4 và 5 bàn tay trái, hoại tử thâm đen diện rộng cánh tay trái, lan ra vùng cổ và hố thượng đòn, cơ ngực lớn trái.

Theo lời kể của người nhà, cháu V. bị rắn hổ mang bành cắn vào mu bàn tay trái khi đang đi chăn bò trên đồi cùng với bố. Sau khi bị rắn cắn, gia đình đã không cho bệnh nhi đến BV ngay mà dùng thuốc lá và hạt đậu lào đắp vào vết cắn. Sau đó vài giờ, trẻ xuất hiện đau nhức, sưng nề, hoại tử lan rộng, gia đình mới đưa trẻ đến BV Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, sau đó chuyển đến Khoa Nhi, BV Bạch Mai.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ của Khoa Nhi đã nhanh chóng hội chẩn với các bác sĩ của Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai. Bệnh nhi được làm các xét nghiệm cơ bản, rối loạn đông máu và được chỉ định sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất. Mặc dù được dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất nhưng do bệnh nhân đến viện muộn khi vết hoại tử đã sưng nề, phát triển lan rộng nên tuy có dấu hiệu phục hồi song liệu trình điều trị cho bệnh nhi sẽ còn kéo dài.

Thông thường, mùa này ở Khoa Nhi hay gặp bệnh nhân bị rắn hổ cắn với triệu chứng sưng nề, bầm tím kèm theo hoại tử chỗ rắn cắn. Ngoài ra, có một số trường hợp đến viện trong tình trạng suy hô hấp. Số ít bệnh nhân khác có sưng nề bầm tím nhưng không bị hoại tử và sưng nề bầm tím lan nhanh.

BS Nam nhấn mạnh sai lầm lớn nhất trong sơ cứu khi bị rắn cắn là người nhà thường loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) hoặc sưng nề hoại tử diện rộng thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.

Sau khi bị rắn độc cắn, cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích hạn chế thấp và chậm nhất sự xâm nhập của nọc độc vào trong cơ thể, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện để cấp cứu suy hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để được xử lý kịp thời.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân không sử dụng các biện pháp sau: Cố gắng hút nọc độc của rắn; Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn; Gây điện giật, chườm đá, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”; Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo; Cố gắng bắt hoặc giết rắn…. bởi tất cả các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả mong muốn và chưa có cơ sở khoa học chứng minh.

Đọc thêm

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Thuốc giả – hiểm họa cho cộng đồng, đòi hỏi chế tài nghiêm khắc

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuối tháng 4/2025, dư luận cả nước rúng động trước thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hàng loạt tang vật và bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Đây không chỉ là chiến công xuất sắc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một hiểm họa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng: nạn thuốc giả.

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi, triển khai chiến dịch tiêm lần 3

Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh Sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) - Để tiếp nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều vaccine chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay vaccine cho các địa phương để kịp thời triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai: 90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này của đàn ông Việt

PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về dấu hiệu cảnh báo sớm, đối tượng cần tầm soát định kỳ và khuyến cáo dành cho người dân.

Hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ

Quỹ Hy Vọng với hành trình tìm con yêu của các cặp hiếm muộn. (Ảnh trong bài: TT))
(PLVN) - Sau khi kết hôn, điều mà các cặp vợ chồng mong mỏi nhất chính là sự chào đời của một thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn, thuận lợi trong việc sinh con. Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, ngoài phải chịu áp lực nặng nề từ gia đình, xã hội, họ còn phải đánh đổi tiền bạc, sự nghiệp do thời gian điều trị kéo dài, chi phí đắt đỏ. “Quỹ Hy Vọng” mang đến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn con thực hiện được giấc mơ làm cha mẹ.

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Quyết định nhân văn với thế hệ tương lai

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân là để hiểu hơn về vốn di truyền của mỗi người, từ đó có phương án hành động phù hợp. (Ảnh minh họa: Trung tâm Pháp y Hà Nội)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải bài viết: “Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã “tặng” con “món quà buồn” tháng 3/2025, Tòa soạn Báo đã nhận được một số thư phản hồi từ bạn đọc. Trong đó đáng chú ý có một lá thư nặng trĩu tâm sự nỗi niềm của một người vợ.

Vợ chồng trẻ hôn mê sâu sau ăn loại nấm ưa nhìn

Bác sĩ Trung tâm Chống độc cùng người nhà bệnh nhân tìm hiểu về loại nấm đôi vợ chồng đã ăn (Ảnh: Nguyên Hà)
(PLVN) - Sau khi ăn nấm rừng có màu trắng, vợ chồng trẻ ở Lai Châu rơi vào tình trạng hôn mê sâu, chức năng gan tổn thương nặng, tiên lượng xấu. Bác sĩ nhận định đây là loại nấm amatoxin rất nguy hiểm.