Hỗ trợ cấp tín dụng cho DNNVV: Đã bắt đầu đi đúng hướng?

DNNVV vẫn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng
DNNVV vẫn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng
(PLO) - Liên quan đến hỗ trợ cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Dự thảo mới nhất Luật Hỗ trợ DNNVV đã bắt đầu đi đúng hướng khi quy định DNNVV được hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận tín dụng thông qua các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ DNNVV để tư vấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) khả thi, nâng cao năng lực quản trị, minh bạch hoạt động của DN, tuy nhiên cụ thể cơ quan nào, hỗ trợ như thế nào vẫn đang là vấn đề ngỏ…

Khó tiếp cận vốn ngân hàng

Kết quả khảo sát tình hình DNNVV của nhóm công tác về hỗ trợ DNNVV thuộc sáng kiến chung Việt – Nhật thực hiện cho thấy, thiếu vốn vẫn là khó khăn số 1 của DNNVV hiện nay. Không những thiếu vốn, quá trình tiếp cận tài chính tại các ngân hàng của các DN này còn khá gian nan, chưa kể nếu tiếp cận được thì lãi suất cũng không lấy gì làm dễ chịu.

Theo ông Nguyễn Trường Giang, thành viên Nhóm hỗ trợ DNNVV, JETRO TP HCM, thiếu tài sản đảm bảo là nguyên nhân chính dẫn tới các DNNVV không thể vay vốn từ ngân hàng.  “Khi trao đổi với ngân hàng thì được biết, DNNVV kém minh bạch nên ngân hàng không yên tâm, nếu không có tài sản bảo đảm thì rủi ro quá cao nên không thể cho vay”- Ông Giang chia sẻ.

Thực tế cho thấy, các DNNVV thường thiếu kiến thức trong việc lập các báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh dẫn tới họ rất khó để vay được vốn từ ngân hàng. Chưa kể, từ trước đến nay, các ngân hàng thường vẫn ưu tiên cho DN nhà nước, DN lớn cho nên nguồn lực dành cho DNNVV bị hạn chế, dù có nhận được vốn vay nhưng lãi suất lại rất cao.

“Gần đây, lãi suất cho vay giảm hơn những năm trước khi lãi suất tại các ngân hàng nhà nước khoảng 9%/năm, tại các ngân hàng thương mại là 12-14%. Lãi suất quá cao làm yếu nền tảng cạnh tranh của DN trong nước. Đặc biệt, khi thuế giảm do Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, thì DNNVV Việt Nam ở thế yếu hơn, không thể cạnh tranh được với các DN các nước trong khu vực, ví dụ như DN của Thái Lan khi họ được vay vốn với lãi suất khoảng 7,1%”, ông Giang nhận định.

Cũng theo kết quả khảo sát của nhóm công tác về hỗ trợ DNNVV, việc các ngân hàng đòi hỏi DN phải có tài sản đảm bảo mới cho vay một phần cũng xuất phát từ lý do đã có những DN không trả nợ đầy đủ, cho nên các ngân hàng thường phải chú trọng vào tài sản đảm bảo để giảm bớt rủi ro.

Tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực

Nếu như các dự thảo trước thiên về việc quy định Nhà nước, các ngân hàng  phải dành bao nhiêu phần trăm hạn mức tín dụng, thậm chí với lãi suất ưu đãi ra sao cho đối tượng DNNVV thì tại dự thảo mới nhất Luật Hỗ trợ DNNVV (Dự thảo ngày 19/2/2017) hướng tiếp cận đã khác.

Khoản 1 Điều 8 của Dự thảo Luật quy định: “ Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ quyết định các cơ chế, biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện để các ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với DNNVV. Khuyến khích ngân hàng cho vay DNNVV dựa trên xếp hạng tín nhiệm DN và biện pháp phù hợp khác”.

Đây là quy định mang tính định hướng nhưng còn quá chung chung, chưa xác định được cơ chế, biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện để các ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với DNNVV là gì.  “Vì vậy, nếu chốt được cơ chế khuyến khích thì quy định luôn, còn không thì bỏ nội dung này đi….”- Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Cty Luật Basico đề nghị.

Điểm mới của Dự thảo lần này được ghi nhận là tại  khoản 2 Điều 8 quy định: “DNNVV được hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận tín dụng thông qua các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ DNNVV để tư vấn xây dựng phương án SXKD khả thi, nâng cao năng lực quản trị, minh bạch hoạt động của DN”.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, đây là cách tiếp cận đúng, là nội dung mới so với một số Dự thảo trước nhưng cần quy định cụ thể hơn, như là cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc hỗ trợ này. Và để cụ thể hóa được quy định này cũng là việc không đơn giản.

Cũng tại Điều 8 của Dự thảo, liên quan đến hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho DNNVV, dự thảo dành riêng 1 khoản (khoản 3) để quy định về quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV: “Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV là tổ chức tài chính, thực hiện chức năng bảo lãnh tín dụng, hoạt động theo những nguyên tắc sau: a. Vì mục tiêu lợi nhuận; b. Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn cho quỹ; c. Không được từ chối nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết; d. Bảo lãnh dựa trên tài sản bảo đảm, phương án SXKD khả thi, chứng từ có giá, xếp hạng tín nhiệm của DN và biện pháp phù hợp khác”.

Đối chiếu với quy định hiện hành, Luật sư Đức cho rằng, cần xem lại quy định quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (hiện nay đang được quy định là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận), vì như vậy thì tốt nhất là giao cho ngân hàng chính sách làm việc này, thay vì Quỹ.

Luật sư Đức cũng cho rằng quy định “Không được từ chối nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết” vừa thừa lại vừa thiếu. “Thừa vì nguyên tắc chung là đã cam kết thì phải thực hiện nghĩa vụ, không cần phải quy định. Thiếu là, như vậy thì không được phép từ chối nghĩa vụ bảo lãnh kể cả trong trường hợp pháp luật cho phép hoặc theo thỏa thuận của các bên?”- Luật sư phân tích.

“Quan trọng nhất là nếu quỹ “Bảo lãnh dựa trên tài sản bảo đảm, phương án SXKD khả thi, chứng từ có giá, xếp hạng tín nhiệm của DN và biện pháp phù hợp khác”, thì các tổ chức tín dụng thừa sức chấp nhận cho vay, chứ không cần phải vòng qua quỹ...”- Luật sư Đức quả quyết.

Theo Dự thảo, Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2018.

Đọc thêm

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…

Thúc đẩy phát triển logistics xanh

Logistics Việt Nam đứng trước áp lực chuyển đổi xanh. (Ảnh: TCCT).
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn ở các thị trường khó tính. Đòi hỏi của các thị trường này ngày càng cao và hiện các khách hàng này đang yêu cầu xanh cả quy trình sản xuất. Điều này đang đặt logistics trước khó khăn lớn.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.

Bộ Công Thương yêu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia đảm bảo duy trì liên lạc thông suốt với các đơn vị phát điện và truyền tải điện, trực 24/24 để đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự phòng kỹ thuật cho trường hợp có sự cố xảy ra...

Ngành Nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu hơn 50 tỷ USD?

Nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước, ước tính đạt mục tiêu xuất khẩu đạt 55 tỷ USD vào cuối năm 2024.

10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp: Xử lý hàng chục nghìn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - Ngày 10/9, đúng ngày kỷ niệm 79 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2024), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã dự và có bài phát biểu đầy ý nghĩa tại Diễn đàn Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan và Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan tổ chức.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển. (Ảnh minh họa: haiquanonline.com.vn)
(PLVN) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2024 đạt 70,65 tỷ USD, trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 37,59 tỷ USD và trị giá nhập khẩu đạt 33,06 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD.