Hồ nghi "thành quả" đầu tư 6.000 tỷ đồng tăng chiều cao người Việt

Hay tin Nhà nước sẽ đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng để nâng thể lực, chiều cao cho người Việt, không ít người hồ nghi về kết quả, trong đó có nhiều bậc phụ huynh. Bởi gia đình là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chiều cao của thế hệ tương lai.

Hay tin Nhà nước sẽ đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng để nâng thể lực, chiều cao cho người Việt, không ít người hồ nghi về kết quả, trong đó có nhiều bậc phụ huynh. Bởi gia đình là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chiều cao của thế hệ tương lai.

Người Việt lùn do gen Việt không cao?

Nếu như trước đây, những ông bố bà mẹ Việt Nam chỉ đơn giản mong ước con lớn lên khỏe mạnh, thông minh, thì giờ đây họ còn thêm cả khát khao con mình cao ráo, tối thiểu con trai cũng phải 1,7m trở lên, còn con gái là 1,6m.

Hình minh họa
Hình minh họa

Trên mạng, trong các cuộc hội thảo về dinh dưỡng, chủ đề làm gì để tăng chiều cao cho con luôn là tâm điểm dư luận. Phụ huynh rỉ tai nhau đủ cách, từ sữa, thuốc tăng chiều cao ngoại nhập, cho tới cắt xương, kéo giãn chân ở bệnh viện với chi phí hàng trăm triệu đồng…

Thậm chí ước mơ cao ráo còn "đánh đổ" cả quan niệm cũ trong những người đàn ông về “cây cao bóng cả” (theo nghĩa đen). Anh Hoàng Văn Tính ở nhà 17T khu Trung Hòa Nhân Chính có chiều cao hơn 1,5m một chút tự hào đi cạnh cô vợ lênh khênh như người mẫu với 1,75m. “Hy sinh đời bố thế này, đời con chắc sẽ không còn cảnh chú lùn nữa”, anh Tính hy vọng.

Việt Nam là đất nước đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, đói kém. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho tầm vóc và thể lực của người Việt bị xếp vào mức kém và rất kém so với chuẩn quốc tế. Theo PGS-TS Lê Thị Hợp - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mặc dù đến nay, nam thanh niên VN cao khoảng 163,7 cm, nữ cao 153,4 cm nhưng so với chuẩn quốc tế, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam 18 tuổi vẫn kém 13,1 cm và nữ kém 10,7 cm.

So với tầm vóc thanh niên các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan thì tầm vóc của thanh niên Việt Nam đều thua kém.

Trong những năm qua, khi chất lượng cuộc sống đã khởi sắc thì thể lực và tầm vóc người Việt Nam cũng bắt đầu có sự cải thiện. Các chuyên gia dinh dưỡng, so với cách 35 năm, chiều cao của người Việt Nam đã cải thiện được 4 cm, tuy nhiên tốc độ tăng chiều cao vẫn còn chậm hơn các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc. Các điều tra về chiều cao và thể trạng gần đây cho thấy, cứ trong 10 năm, người Việt Nam mới tăng 1 cm chiều cao, trong khi đó Thái Lan và Trung Quốc tăng được 2 cm.

Một câu hỏi đặt ra là liệu có phải do cấu trúc gen của người Việt bị lỗi nên dẫn đến chiều cao bị hạn chế?. Trả lời câu hỏi này, PGS-TS Dương Nghiệp Chí – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học thể dục thể thao khẳng định: “Cấu trúc gen của người Việt không hề khiếm khuyết”.

Cao hay lùn là do gen?

Đó là quan điểm của GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Sydney, Austrlia khi trả lời báo giới.

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, lý giải ảnh hưởng của dinh dưỡng cao hơn ảnh hưởng của di truyền là lý giải sai.

“Là người làm nghiên cứu về di truyền học nhưng chưa thấy một nghiên cứu nào mà yếu tố di truyền chỉ ảnh hưởng có 23% đến sự khác biệt về chiều cao của một dân tộc cả.

Trong vòng 50 năm qua, đã có hàng trăm nghiên cứu di truyền đều cho thấy gien có ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao, khoảng 65% đến 87% khác biệt về chiều cao giữa các cá nhân là do gien quyết định”, GS Nguyễn Văn Tuấn khẳng định.

Ông Dương Nghiệp Chí cùng các đồng nghiệp đã bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu nhằm nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam. Những nghiên cứu cho thấy, cấu trúc gen ti thể của người Việt Nam hoàn toàn tương đương với cấu trúc gen ti thể của những người châu Á khác, không có sự khác biệt hay khiếm khuyết nào.     

Suy nghĩ sai lầm của cha mẹ

Nghiên cứu về sự phát triển trẻ em từ sơ sinh đến 18 tuổi của Viện Dinh dưỡng cho thấy xu hướng tăng trưởng về chiều cao đối với người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em, hiện nay không đồng đều. Mức phát triển của trẻ em Việt trong 3 tháng đầu là đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng sau đó lại giảm dần, nhất là thời kỳ 6-12 tháng và 6-11 tuổi.

Thấy con gái tăng chiều cao quá chậm, chị Lại Thu Thủy ở Hải Dương, đinh ninh rằng do di truyền vì cả hai bên nội ngoại ông bà đều thấp người.

Tuy nhiên, khi đưa con đến bác sĩ dinh dưỡng, chị được biết cuộc đời của con người có ba mốc phát triển chiều cao là giai đoạn bào thai, 1-5 tuổi và 6-17 tuổi.

Tuy nhiên, do thói quen ăn uống thiếu khoa học, chủ yếu ăn theo sở thích là chính của người Việt là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chúng ta vẫn thấp bé, nhẹ cân. Đã thế, đại đa số gia đình người Việt thường không chú trọng chăm sóc về dinh dưỡng hợp lý cho lứa tuổi học đường (tương ứng với giai đoạn từ 1 đến 17 tuổi) nên thanh thiếu niên Việt đã bị ảnh hưởng đến tầm vóc, theo phân tích của PGS.TS Lê Thị Hợp.

Cùng quan điểm, GS-TS Dương Nghiệp Chí cũng chỉ ra rằng, các nghiên cứu của người Nhật cho thấy các yếu tố di truyền có ảnh hưởng không hề lớn tới việc cải thiện chiều cao của con người. Cụ thể, tỷ trọng ảnh hưởng là dinh dưỡng 31%, di truyền 23%, thể dục thể thao 20% và các yếu tố hoàn cảnh khác khoảng 20-26%.

Điều tra về dinh dưỡng cũng cho kết quả, cứ gần 5 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi thì có một bé bị thiếu cân và cứ 3 em dưới 5 tuổi thì có một bị thấp còi. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt chưa thật hợp lý.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương – Trưởng phòng khám Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh cho biết hiện nay các bà mẹ tìm nhiều cách để con phát triển chiều cao, nhưng lại không mấy người nhận ra rằng một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị hạn chế chiều cao chính là béo phì. Tỷ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì tại Tp.HCM đã tăng đáng kể từ 3,2% năm 2000 lên gần 11% đầu những năm 2010.

Ước mơ bằng cấp hủy hoại “giấc mơ Phù Đổng”?

Ngày 28/4/2011, Thủ tướng đã phê duyệt "Đề án chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2010-2030" với mục tiêu nâng chiều cao vào năm 2030 của nam thanh niên Việt Nam lên 168,5cm và nữ là 157,5cm ở độ tuổi 18.

Đối tượng của đề án là bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên đến 18 tuổi. Tổng kinh phí thực hiện toàn bộ đề án dự kiến vào khoảng 6.000 tỉ đồng vừa được cơ quan chức năng trình mới đây. Tuy nhiên, cũng có nhiều hồ nghi về khả năng thành công của “giấc mơ Phù Đổng” này.

Bởi để thành công, không phải chỉ một vài yếu tố mà đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều yếu tố hợp thành – theo nhận định của ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL. Nhiều yếu tố ở đây được hiểu là sự tham gia của gia đình, các ngành, địa phương...

Tuy nhiên, trong nhiều gia đình, những quan niệm sai lầm về dinh dưỡng vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, phải có sự tác động của giáo dục thể chất từ các trường học.Mà theo GS-TS Dương Nghiệp Chí, một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể lực và tầm vóc của thanh thiếu niên Việt Nam là thể dục thể thao trường học ít được chú trọng. Học sinh phải học quá nhiều, ít thời gian tập thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh.

Hồng Minh   

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.