Hình tượng 'Chúa sơn lâm' trong văn hoá Việt

Linh vật Hổ tại công viên dọc bờ nam sông Hương trên đường Lê Lợi (TP. Huế) Tết Nhâm Dần 2022.
Linh vật Hổ tại công viên dọc bờ nam sông Hương trên đường Lê Lợi (TP. Huế) Tết Nhâm Dần 2022.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Người Việt Nam nói riêng và người Châu Á nói chung vốn rất ưu ái cho con hổ và luôn dành cho nó một sự sùng kính. Trong văn hóa của người Việt, “Chúa sơn lâm” là một trong 12 linh vật theo lịch phương Đông, biểu tượng của sự hùng cường, thể hiện sức mạnh vô song, có uy quyền nhất, buộc tất cả các loài thú trong núi rừng phải khuất phục.

Hình tượng con hổ đã xuất hiện từ lâu và gắn bó với lịch sử của loài người. Với thân hình to khỏe, dũng mãnh, uy nghiêm và những vạch trên trán vẽ thành chữ "vương", hổ được tôn là vua của muôn loài. Hổ là loài động vật săn mồi hàng đầu và cũng là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh, toát lên vẻ đẹp khôi vĩ.

Đặc biệt, hổ là loài động vật tượng trưng cho sức mạnh nên được chọn làm linh vật biểu trưng cho nhiều tín ngưỡng và tôn giáo ở nhiều quốc gia. Có một số quốc gia đã chọn loài hổ là biểu tượng của đất nước.

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, hổ là loài vật linh thiêng, được tôn thờ, sùng bái và gọi một cách trân trọng là ông, ngài, chúa… Thần hổ uy linh và đầy huyền bí đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt, trở thành nhân vật được thờ cúng ở rất nhiều đình chùa, miếu mạo.

Tục thờ cúng Thần hổ của người Việt có nguồn gốc sâu xa từ việc con người phải đối đầu với nhiều loài động vật hung hãn, ghê sợ trong quá trình sinh tồn và phát triển. Tâm lý sợ hãi những loài động vật có quyền uy đã tác động trực tiếp đến việc tôn sùng, lễ bái động vật của con người. Việc phụng thờ Thần hổ chính là một cách giải tỏa tâm lý, tâm linh. Mặt khác, trong thời kỳ sơ khai, khi trình độ nhận thức của con người còn hạn chế, người ta không thể giải thích được tường tận, thấu đáo nhiều hiện tượng đang diễn ra, vì vậy họ đã đi tìm lời lý giải trong trí tưởng tượng.

Trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam, Thần hổ được thờ cúng với tư cách là một sơn thần, có ban thờ riêng với một số nghi thức, nghi lễ đặc trưng. Dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều có tục lệ thờ Thần Hổ như một biểu tượng của con vật dũng mãnh, uy linh tượng trưng cho sức mạnh có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương. Trên phương diện này hổ đã hoá thành vật linh thiêng với những cái tên trong huyền thoại dân gian thường gọi: Thần Hổ, thần hộ vệ Thành Hoàng, chúa Sơn Lâm, Sơn quan thần Hổ, Lý nhĩ tướng quân, ông Ba Mươi trong khi đó ở miền Nam Việt Nam còn có tên ông Cả Cọp, Thần Bạch Hổ...

Tục thờ thần hổ gắn liền với tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Tục thờ thần hổ gắn liền với tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Ở nhiều gia đình Việt Nam ngày nay vẫn treo tranh thờ ngũ hổ như một lá bùa trấn tà ma. Tranh hổ thường được treo chính giữa gian thờ hoặc dưới ban thờ thần thổ công. Khi treo tranh luôn phải chú ý đến địa điểm, tránh treo gần nơi ăn ngủ, tốt nhất là thẳng gian chính điện. Một số gia đình kỵ treo tranh thờ riêng một thần hổ, đó phải là Hoàng hổ mới an thịnh, nếu không phải thờ ngũ hổ. Theo quan niệm dân gian, ngũ hổ có thuật biến hóa khôn lường.

Ngoài việc thờ hổ để cầu sức khỏe, bình an, trong tín ngưỡng tâm linh, người ta còn cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở theo quy luật trời đất. Từ xưa dân ta đã cho rằng thần hổ trấn bốn phương, bốn cõi, có uy quyền trong tay, vạn vật có sinh tồn được hay không là do ngài phán quyết. Việc thờ thần hổ còn ngụ ý mong cho gia đình sung túc, mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi… Như vậy, có thể thấy, hổ có vị trí, vai trò rất đặc biệt trong mọi mặt đời sống xã hội.

Tại Việt Nam, những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2500 - 3000 năm tuổi, nhưng trên mặt trống đã xuất hiện hình con hổ. Điều này cho thấy, ý nghĩa hổ trong văn hoá Việt đã gắn bó hàng nghìn đời nay với sự trân trọng. Trong các di tích văn hoá Ðông Sơn khai quật được, đã xuất hiện rất nhiều tượng hổ như tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, lăng vua Hiến Tông, hổ chạm ở bệ đá tại chùa Quế Dương (Hà Tây cũ) đến những con hổ đá thời Lê ở Nam Kinh (Thanh Hoá).

Ngoài ra, hình tượng con hổ cũng xuất hiện nhiều qua văn học Việt Nam, bên cạnh những câu chuyện cổ tích xuất hiện từ lâu như: Trí khôn của ta đây, Cóc kiện trời, Mèo vẫn hoàn mèo, Thỏ rừng và hùm xám, Con hổ có lá gan chuột nhắt thì hổ còn được nhắc đến trong các tác phẩm văn học thời cổ như: Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Lĩnh Nam Chích Quái, Mãnh hổ hành (Bài hành về con hổ dữ) của nhà thơ Nguyễn Hành, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Cũng như những tác phẩm thời kỳ cận đại và hiện đại như: Tây Tiến của Quang Dũng (với câu thơ: Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người), Như những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp.

Hổ đi vào đời sống dân gian, lưu dấu ấn qua phương thức truyền miệng. Theo thống kê sơ bộ, người Việt có khoảng 1.300 câu ngạn ngữ, phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca có liên quan đến loài hổ.

Bên cạnh đó, hổ còn là đề tài trung tâm của nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, huyền thoại, giai thoại; là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nhà văn, nhà thơ, họa sĩ để họ viết, vẽ nên những tác phẩm nghệ thuật lớn. Đặc biệt, vẽ về hổ mang tính cộng đồng thuộc về dòng tranh dân gian Hàng Trống. Tranh Hàng Trống khắc họa hình tượng ngũ hổ, còn được gọi là tranh ông Năm Dinh. Hình tượng ông Năm Dinh sau được kết hợp độc đáo trong bản điện thờ tín ngưỡng tam, tứ phủ với đủ phong cách thể hiện.

Hổ có trong nhiều loại hình nghệ thuật.

Hổ có trong nhiều loại hình nghệ thuật.

Hình tượng hổ không những phổ biến trong tranh dân gian, mà còn được thể hiện trong các điêu khắc cổ bằng đá và bằng gỗ. Trong nền điêu khắc cổ Việt Nam thì mô típ hổ vồ mồi, hổ ngắm trăng, hổ và đại bàng… thường được dùng để diễn tả một sức mạnh, cái oai, một ý chí và khai thác chất thơ trong cái hùng của hổ - loài thú sơn lâm. Hàng loạt đình làng ở Việt Nam, phần lớn là nông thôn, các nghệ sĩ dân gian đã để lại đời sau rất nhiều hình mẫu khác nhau về hình tượng con hổ, tiêu biểu nhất phải kể đến hình ảnh con hổ khắc trên thạp đồng Vạn Thắng (Phú Thọ), tấm phù điêu người nông dân đâm hổ ở đình Chảy (Hà Nam), bức chạm khắc gỗ hình con hổ đang chạy ở đình Lỗ Hạnh (Bắc Ninh) và còn rất nhiều hình tượng hổ ở nhiều đình miếu nằm rải rác khắp nơi trong nước.

Chỉ còn ít giờ nữa sẽ bước sang Năm mới Nhâm Dần 2022, năm mà hình tượng “Chúa tể sơn lâm” sẽ gắn bó với mỗi người, mỗi nhà tại Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.