Mổ lợn làm nhân thịt gói bánh trưng và chế biến những món vào dịp Tết là tục lệ được duy trì nhiều đời nay ở các vùng quê.
Với tâm lý “lợn nhà nuôi nên sạch”, nhiều nhà giữ lại món tiết canh làm quà cuối năm gia đình cùng thưởng thức.
Tuy nhiên, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis) chứa nhiều trong tiết lợn.
Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Nó cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.
Trong một đàn lợn khỏe, cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi khuẩn. Khi lợn bị ốm, sức đề kháng suy giảm, liên cầu khuẩn mới gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết ở lợn.
Cách nhìn nhận lợn bị liên cầu khuẩn
Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trưng ương khuyến cáo: Không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lợn phải nấu chín. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
Khi cùng ăn tiết canh một con lợn bị liên cầu khuẩn nhưng có người bị, người không (tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người) mà người đó có bị phát thành bệnh hay không.
Xem lại một số hình ảnh từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương minh chứng rõ nhất cho tác hại từ món tiết canh:
Những bệnh nhân bị hoại tử do ăn tiết canh (Ảnh: TTT) |
Tránh ăn tiết canh để ngày Tết là những ngày vui (Ảnh minh họa) |
Các bác sỹ khuyến cáo trong lòng lợn chứa nhiều vi khuẩn |
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 82 ca mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, trong đó 10 người tử vong. Riêng Hà Nội cũng ghi nhận 17 ca mắc, 2 tử vong.
Căn bệnh này diễn biến nặng, chi phí điều trị tốn hàng trăm triệu mỗi ca nhưng nhiều trường hợp vẫn không thể qua khỏi.
Theo thống kê, khoảng 70% trong số bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, bệnh liên cầu lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thường vào những tháng gần cuối năm bệnh có xu hướng gia tăng.
Bởi những tháng cuối năm, nhiều gia đình mổ lợn để ăn Tết và nhiều nơi có tập tục ăn bát tiết canh cuối năm cho đỏ. Vì thế, số ca mắc liên cầu lợn thường tăng lên ở thời điểm này.