Nhiễm vi khuẩn lợn bệnh, một thợ giết mổ nguy kịch
Khoa Hồi sức Cấp cứu tích cực và Chống độc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM đang điều trị cho bệnh nhân T.V.T. (37 tuổi, ngụ tại Bình Dương) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Bệnh nhân được chuyển đến từ bệnh viện tỉnh Bình Dương trong tình trạng rất nguy kịch do bị suy hô hấp, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…
Khoa Hồi sức Cấp cứu tích cực và Chống độc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM đang điều trị cho bệnh nhân T.V.T. (37 tuổi, ngụ tại Bình Dương) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Ngày 8/7 bệnh nhân được chuyển đến từ bệnh viện tỉnh Bình Dương trong tình trạng rất nguy kịch do bị suy hô hấp, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…
Bệnh nhân đang được cấp cứu tại bệnh viện
Theo BS Huỳnh Thị Loan, Phó khoa: “Qua thăm khám lâm sàng cho thấy, trên cơ thể bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết dưới da, kết hợp với những triệu chứng khác chúng tôi nghi ngờ người bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn nên tiến hành cấy máu kiểm tra. Kết quả cho thấy bệnh nhân đã dương tính với loại bệnh nguy hiểm này.”
Ngay sau đó, bệnh nhân được mở khí quản hỗ trợ hô hấp sử dụng thuốc vận mạch, kháng sinh liều cao và tiến hành lọc máu liên tục. Sau 4 ngày được điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân bước đầu được cải thiện, tuy nhiên tiên lượng của bác sĩ về trường hợp này còn rất dè dặt.
Chị N.T.O. vợ bệnh nhân cho biết, hai vợ chồng chị quê ở Sóc Trăng cuộc sống khó khăn nên phải lên Bình Dương làm mướn. Vốn là thợ mổ heo ở quê nên khi đi xin việc anh được nhận vào một lò mổ, sau nhiều năm hành nghề bình an vô sự thì tai nạn nghề nghiệp xảy đến.
Ngày 5/7, anh có biểu hiện sốt liên miên, cơ thể mệt mỏi đã uống thuốc tây nhưng không đỡ nên đến bệnh viện địa phương điều trị. Sau hai ngày theo dõi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm nên anh T. được chuyển lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Chị T.O. cho biết, trước đó gia đình chị không ăn tiết canh còn chồng chị sử dụng món ăn này tại lò mổ heo hay không thì chị không rõ.
Kiểm tra cơ thể bệnh nhân, bác sĩ ghi nhân trên tay anh T. có một vết thương còn chưa lành. BS Loạn nhận định nhiều khả năng khuẩn liên cầu lợn đã thâm nhập vào cơ thể nạn nhân qua vết thương này. Cũng theo BS Loan liên cầu khuẩn lợn là bệnh nguy hiểm thường đi kèm với viêm màng não mủ bệnh nhân nhiễm loại bệnh này có nguy cơ tử vong cao.
Thống kê của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho thấy, từ đầu năm 2012 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 23 trường hợp nhiễm liên cầu lợn, nhờ được điều trị kịp thời nên chưa xảy ra ca tử vong nào. Liên cầu khuẩn là loại vi khuẩn thường trú trong cơ thể lợn. Người có vết thương hở tiếp xúc hoặc người ăn thịt lợn nhiễm bệnh chưa được nấu chín, vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập sang cơ thể con người.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn tiết canh lợn, thịt phải được nấu chín trước khi ăn. Những người buôn bán giết mổ lợn cần phải mang găng tay để tránh bị nhiễm loại bệnh nguy hiểm này.
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng nhanh, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo trong 3 tháng đầu năm 2025 số mắc sởi có thể tiếp tục gia tăng.
(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.
(PLVN) - Vụ việc một nam thanh niên ở Ninh Bình bị đèn tia laser sân khấu chiếu dẫn đến thủng mắt đang trở thành chủ đề nóng, nhiều phụ huynh bày tỏ sự lo lắng về mức độ an toàn khi sử dụng loại đèn này trong các sự kiện trường học.
(PLVN) - Bộ Y tế mới có kết quả sắp xếp cấp chuyên môn của 48 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Từ danh mục này, người bệnh nhận biết được cơ sở y tế nào thuộc cấp chuyên sâu.
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khoa Nhi của đơn vị đang điều trị có nhiều bệnh nhân nhi mắc sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
(PLVN) - “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.
Trước tình hình dịch bệnh do virus HMPV đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Việt Nam cũng tập trung theo dõi, giám sát thông tin để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM cho biết, virus HMPV từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trên địa bàn thành phố trong các năm 2023 và 2024.
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.
(PLVN) - Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế mới có báo cáo nhanh về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi ở người (Human Metapneumovirus - HMPV) tại Trung Quốc.
(PLVN) - Do bất cẩn trong lúc đang cùng nhau tự chế pháo nổ từ các vật liệu đặt mua trên mạng làm vật liệu phát nổ, 4 em học sinh bị thương nặng phải nhập viện điều trị…
(PLVN) - Trong một câu chuyện đầy nhân văn, 6 bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được hồi sinh sự sống nhờ vào nghĩa cử cao đẹp của một người phụ nữ 63 tuổi được gia đình hiến tạng sau khi chết não.
(PLVN) - Mẹ bị tai nạn chết não, một nữ sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai đã quyết định hiến tạng của mẹ để mang lại cơ hội sống cho những bệnh nhân đang cận kề cái chết.
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
(PLVN) - GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.