Hiệp hội Lương thực tự “lấy đá ghè chân”? (Kỳ 2)

Trung Quốc, thị trường vốn tiêu thụ 1/3 kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt vừa ký một bản ghi nhớ sẽ nhập khẩu 5 triệu tấn gạo của Thái Lan trong 5 năm. Philippines một khách hàng từng đạt kỷ lục - nhập tới 2,45 triệu tấn gạo năm 2010 tuyên bố sẽ tự túc được lương thực kể từ 2013… Đó là hai trong số nhiều lý do để VFA lấy làm lo ngại. Nhưng sự thực không hẳn như vậy.

Trung Quốc, thị trường vốn tiêu thụ 1/3 kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt vừa ký một bản ghi nhớ sẽ nhập khẩu 5 triệu tấn gạo của Thái Lan trong 5 năm. Philippines một khách hàng từng đạt kỷ lục - nhập tới 2,45 triệu tấn gạo năm 2010 tuyên bố sẽ tự túc được lương thực kể từ 2013… Đó là hai trong số nhiều lý do để VFA lấy làm lo ngại. Nhưng sự thực không hẳn như vậy.

Trung Quốc soán ngôi Nigeria

Ông Nguyễn Đình Bích - chuyên gia lúa gạo (Viện Nghiên cứu Thương mại) nhận xét: Những động thái của thị trường lúa gạo Trung Quốc diễn ra trong năm 2012 đã gây nhiều bối rối cho các tổ chức và chuyên gia dự báo về tình hình thị trường lúa gạo thế giới.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã liên tục điều chỉnh dự báo về nhập khẩu gạo của Trung Quốc. Ban đầu dự báo ở mức 400.000 tấn như nhiều năm trước đây, nhưng đến tháng 4/2012 đột ngột điều chỉnh tăng dự báo lên mức 1 triệu tấn và ngay sau đó lại tăng lên 2,6 triệu tấn.

Sau nhiều lần điều chỉnh, tháng 1/2013, Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc cho rằng, năm 2012 Trung Quốc đã nhập khẩu 2,4 triệu tấn gạo, gần khớp với con số 2,37 triệu tấn do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố.

Tuy nhiên, trên thực tế, con số nhập khẩu gạo của quốc gia đông dân nhất hành tình - dù vẫn còn là một ẩn số - còn lớn hơn rất nhiều so với con số chính thức đó. Chỉ tính riêng khối lượng gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong năm 2012 theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan là 2,068 triệu tấn. Trung Quốc cũng là một thị trường xuất khẩu gạo không hề nhỏ của Pakistan. 

Biểu đồ nhu cầu nhập khẩu lúa gạo của Trung Quốc trong những năm vừa qua và sắp tới. (Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)
Biểu đồ nhu cầu nhập khẩu lúa gạo của Trung Quốc trong những năm vừa qua và sắp tới. (Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)

Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo nước này cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu của Pakistan sang Trung Quốc trong năm tài chính vừa qua đạt xấp xỉ 750.000 tấn, còn tính theo niên lịch thì năm 2012 cũng đạt mức 580.000 tấn. Tương tự, Myanmar, một quốc gia cũng chung đường biên giới đã xuất sang Trung Quốc 800.000 tấn gạo trong niên vụ 2012 – 2013, theo Chủ tịch Hội Nông dân Myanmar.

Như vậy, không phải Nigeria (3,4 triệu tấn), chính Trung Quốc mới là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Cần học cách “cầm trịch”

Với kim ngạch nhập khẩu thực tế có thể lên tới gần 4 triệu tấn gạo, theo dự báo mới nhất của USDA, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc vẫn tăng thêm 4% trong năm 2013 – 2014 dù nước này cũng phát triển thêm 300.000 ha lúa. Chứng tỏ, nhu cầu gạo của Trung Quốc ngày một lớn. Phần lớn Trung Quốc nhập khẩu để phục vụ nhu cầu của tầng lớp bình dân ở các địa phương sát biên giới mà năng lực sản xuất trong nước không có cách nào đáp ứng nổi.

Điều này càng dễ thấy khi thống kê sản lượng lương thực quy đầu người ở các tỉnh miền trung và nam Trung Quốc: Quảng Tây 233 kg/người, Hải Nam 165 kg/người, Trùng Khánh 169 kg/người, Tứ Xuyên 190 kg/người, Quý Châu 88 kg/người, Vân Nam 144 kg/người, Thiểm Tây 23 kg/người…

“Cái mà VFA cần là chủ động “nắm” tình hình để làm chủ cuộc chơi thay vì để thương nhân Trung Quốc sục vào tận ruộng mua tận gốc, bán tận ngọn và thao túng giá”.

Trong những năm qua, phần lớn Trung Quốc nhập khẩu gạo phẩm cấp thấp của Việt Nam và Pakistan để đáp ứng nhu cầu này. Giá chung của gần 2,4 triệu tấn gạo Trung Quốc nhập khẩu năm 2012 chỉ là 487 USD/tấn, riêng 2,086 triệu tấn gạo nhập từ Việt Nam chỉ ở mức giá 431 USD/tấn theo số liệu của Tổng cục Hải quan; còn giá gạo 25% tấm của Myanmar xuất sang Trung Quốc – theo Chủ tịch Hội Nông dân Myanmar chỉ ở mức 340 USD/tấn.

Mặc dù trong chuyến thăm của Thái Lan cuối năm 2012 của Thủ tướng Trung Quốc, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc Trung Quốc nhập khẩu 5 triệu tấn gạo Thái Lan trong vòng 3 năm (2013 – 2015),  tuy nhiên, thật khó hình dung rằng, thỏa thuận nói trên cũng như những thỏa thuận tương tự của Chính phủ Thái Lan với chính phủ một số quốc gia khác để xuất khẩu 7 triệu tấn gạo có thể trở thành hiện thực.

Bởi lẽ, ngoại trừ một phần nhỏ gạo phẩm cấp cao với giá cao để đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu, cái mà chính phủ các quốc gia nhập khẩu gạo cần là những khối lượng gạo lớn với chất lượng gạo thấp hơn, nhưng giá phải rẻ - trong khi gạo Thái Lan thì không hề rẻ so với giá gạo của các quốc gia láng giềng. Vì thế, Trung Quốc vẫn cần nhập khẩu gạo thường để đáp ứng nhu cầu của đa số người dân, mà rẻ và hiệu quả nhất vẫn là nhập từ các nước láng giềng như Việt Nam, Myanmar và Pakistan.

Nhu cầu của Trung Quốc là lâu dài và ổn định (biến động, nếu có chỉ mang tính thời điểm và số lượng không thấm thám vào đâu), vì thế, theo một số chuyên gia lương thực, cái mà VFA cần là chủ động “nắm” tình hình để làm chủ cuộc chơi thay vì để thương nhân Trung Quốc sục vào tận ruộng mua tận gốc, bán tận ngọn và thao túng giá.

Phillipines ra “đòn gió”

Một khách hàng lớn và quen thuộc khác là Philippines. Đã có thời điểm, như năm 2010, nước này nhập khẩu kỷ lục, tới 2,45 triệu tấn gạo, phần lớn trong số đó là gạo thường nhập từ Việt nam. Tuy nhiên, gần đây, nước này tuyên bố rằng sẽ tự cung, tự cấp lương thực vào cuối năm 2013.

Ông Tony Fleta - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines công bố, Bộ Nông nghiệp nước này đã yêu cầu xây dựng thêm nhiều kênh mương thủy lợi trên phạm vi toàn quốc để tạo điều kiện cho nông dân gieo cấy và thu hoạch lúa ít nhất 3 vụ/năm.

Ngoài ra, nước này cũng sẽ thúc đẩy các ngân hàng cho nông dân vay tiền mua lúa giống. Mục tiêu mà Philippines đặt ra là, cung ứng đủ nước tưới cho 290.000ha lúa trong năm 2013. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng đẩy mạnh cung cấp các thiết bị sau thu hoạch như máy tuốt, máy sấy, máy xay xát để nông dân có thể tiếp tục trồng và thu hoạch lúa ngay cả trong mùa mưa. Thậm chí, Phillipines đã chủ động công bố chỉ nhập khẩu 187.000 tấn gạo trong năm 2013 này.

Nhận định về thông tin này, chuyên gia lúa gạo Nguyễn Đình Bích  cho rằng: “Họ tuyên bố như vậy thôi, chứ thực chất chưa thể ngừng nhập khẩu gạo ngay được. Bởi việc sản xuất, cung ứng phải có thời gian mới làm được, chứ không phải cứ muốn là có gạo ngay”. Năm 2011, mặc dù thông báo giảm lượng nhập khẩu xuống còn 860.000 tấn, song trên thực tế, Philippines vẫn phải nhập khẩu tới trên 1 triệu tấn, trong đó có trên 975.000 tấn của Việt Nam với tổng giá trị hơn 476 triệu USD.

Năm trước, Philippines cũng ra thông báo tương tự và rút cục thì họ vẫn phải nhập 800.000 tấn.

Ông Phạm Quang Diệu - Kinh tế trưởng Công ty Phân tích thị trường Agro Monitor cho biết: “Thực ra, Philippines đã nói tự chủ lương thực từ mấy năm nay rồi, nhưng rất khó thực hiện. Việc chuyển từ một nước nhập khẩu gạo hàng triệu tấn sang tự chủ cần rất nhiều thời gian”.

Theo ông Diệu, sản xuất lúa gạo không hề đơn giản như Indonesia trước đây cũng từng muốn chủ động sản xuất lương thực, song từ năm 2010, họ đã phải quay trở lại nhập khẩu và hiện đã trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Theo báo cáo USDA, liên tục từ năm 2008 đến nay, năm nào chính phủ Trung Quốc cũng tăng giá mua lúa của nông dân. Giá mua lúa Indica năm 2008 chỉ mới có 1.540 nhân dân tệ/tấn tương đương 222 USD/tấn thì năm 2012 lên đến 2.640 nhân dân tệ/tấn tương đương 385 USD/tấn, tăng tổng cộng 73,4%, trong đó chỉ riêng năm 2012 tăng đột biến 17,6%. Quy ra gạo, giá gạo mà chính phủ Trung Quốc mua của nông dân trong năm 2012 đạt mức kỷ lục 575 USD/tấn, năm nay có thể sẽ tiếp tục tăng lên đến mức 625 USD/tấn.

Thành Lân

Đọc thêm

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!