Hiểm họa từ mỹ phẩm khiến 4.300 trẻ em Mỹ nhập viện mỗi năm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Đối với người lớn, những sản phẩm mỹ phẩm như son môi, nước hoa, sơn móng tay, dầu gội đầu… rất hữu ích và thiết thực cho cuộc sống hàng ngày. Nhưng đối với trẻ em lại hoàn toàn khác, tất cả các loại mỹ phẩm đều có chứa chì hay thủy ngân nếu con chẳng may nghịch ngợm và nuốt phải sẽ có nguy cơ ngộ độc cao, thậm chí khiến trẻ con tử vong.

Nguy hiểm khó lường

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Mỹ vừa được đăng trên tạp chí khoa học Clinical Pediatrics, cứ mỗi hai giờ lại có một trẻ em ở Mỹ bị cấp cứu liên quan đến mỹ phẩm, dầu gội đầu và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Hơn 64.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở Mỹ bị thương vì mỹ phẩm tính từ năm 2002 - 2016, trong đó có đến 4.300 ca phải nhập viện mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét các loại mỹ phẩm dành cho trẻ em, quá trình tiếp xúc, vị trí thương tích và các yếu tố khác ở trẻ em dưới 5 tuổi được điều trị tại các khoa cấp cứu của Mỹ. Những phát hiện này đến từ Hệ thống giám sát chấn thương điện tử quốc gia, một cơ sở dữ liệu được điều hành bởi Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ về thương tích và ngộ độc liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng. Nghiên cứu lưu ý rằng từ năm 1999-2015, mỹ phẩm là nguyên nhân gây ra 7 trường hợp tử vong ở trẻ em.

Bà Rebecca McAdams, công tác tại Trung tâm nghiên cứu và chính sách về chấn thương tại Bệnh viện Nhi quốc gia ở Columbus, bang Ohio và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Đối với các bé, màu sắc của các chai lọ hoá mỹ phẩm này rất bắt mắt và mùi thì có vẻ ăn được. Do đó, các bé cố mở nắp và thử một miếng”. 

 “Mặc dù các sản phẩm mỹ phẩm không gây hại nếu được dùng đúng theo hướng dẫn, nhưng bố mẹ và người chăm sóc trẻ phải biết rằng trẻ nhỏ nếu ăn phải quá nhiều có thể bị thương nghiêm trọng bởi những sản phẩm này”, bà Rebecca McAdams cho biết.

Mỹ phẩm được phân thành năm nhóm, dựa trên cách chúng được sử dụng: chăm sóc móng, chăm sóc tóc, chăm sóc da, nước hoa và các loại khác, bao gồm chất khử mùi và trang điểm. Theo đó, các chấn thương phổ biến nhất đến từ các sản phẩm chăm sóc móng (28,3%), tiếp theo là các sản phẩm chăm sóc tóc (27%), các sản phẩm chăm sóc da (25%) và nước hoa (12,7%). Khoảng 75% các thương tích xảy ra khi trẻ nuốt phải sản phẩm, tiếp theo là tiếp xúc với da hoặc mắt. 

Nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ nhỏ có nguy cơ chấn thương và nhập viện cao hơn, với tỷ lệ thương tật trung bình ở trẻ dưới 2 tuổi cao gấp 2 lần so với trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4. Trẻ dưới 2 tuổi cũng có khả năng bị thương từ các sản phẩm tóc nhiều hơn. Khi trẻ đã 1 tuổi, chúng đã tự đứng được và thường xuyên mở ngăn kéo, phá phách đồ dùng để trên bàn. Trong khi trẻ 6 tháng tuổi gặp chấn thương khi bắt đầu biết bò, nắm và đưa vật dụng vào miệng chúng.

Riêng đối với các sản phẩm chăm sóc tóc, bệnh nhân có thể phải nhập viện sau khi tiếp xúc. Trẻ em tiếp xúc với chúng có khả năng bị bỏng hóa chất cao gấp 2 lần và có khả năng phải nhập viện cao gấp 3 lần so với tất cả các sản phẩm khác…

Bên cạnh đó, ở các loại mỹ phẩm kém chất lượng, giá thành rẻ, nguồn gốc không rõ ràng, rất nhiều khả năng thành phần dung môi sẽ bị lẫn các tạp chất như methanol, aldehyde… có thể gây kích thích, tổn thương đường hô hấp khi hít vào. Về lâu dài sẽ có nhiều nguy cơ gây ung thư các cơ quan hô hấp như xoang mũi của trẻ.

Cần thiết phải có chiến lược ngăn chặn

Như con số đã nêu trên, mỗi năm các bác sĩ tại các khoa cấp cứu trên khắp nước Mỹ điều trị trung bình khoảng 4.300 trẻ nhỏ bị chấn thương liên quan đến mỹ phẩm. Số lượng và tỷ lệ thương tích hầu như không có nhiều thay đổi trong suốt 15 năm qua. 

Tuy nhiên, có thể con số thống kê trong báo cáo nhỏ hơn thực tế, do các nhà nghiên cứu chỉ ghi nhận các trường hợp có đi cấp cứu. Như vậy, họ đã bỏ sót những trường hợp tự xử lý ở nhà, gọi đến trung tâm xử lý chất chất độc, đến các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế khác. Do vậy, cần thiết phải có một chiến lược nhằm ngăn chặn những tai nạn do mỹ phẩm gây nên cho trẻ nhỏ.

Bà Jay Ansell, Phó chủ tịch chương trình mỹ phẩm tại Hội đồng Sản phẩm Chăm sóc Cá nhân (PCPC), một hiệp hội thương mại quốc gia về ngành công nghiệp mỹ phẩm cho biết. “PCPC và các thành viên đồng ý rằng, tất cả các sản phẩm trong nhà như thuốc, vitamine, chất tẩy rửa, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác cần được để xa tầm tay trẻ em”.

Trước kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã đưa ra lời cảnh báo cho các bậc làm cha mẹ và người lớn cần cất chai lọ đựng hoá mỹ phẩm trong nhà cẩn thận hơn. Các sản phẩm này được thiết kế cho người lớn sử dụng, nhưng trẻ nhỏ lại rất dễ tiếp cận chúng nên sự cố là có thể xảy ra.

Lời khuyên của các chuyên gia là nếu có trẻ nhỏ trong nhà, hãy xem các loại chai lọ đựng sơn móng tay, xà bông, nước hoa… giống như thuốc. Cha mẹ hãy cất các sản phẩm chăm sóc cơ thể này trong tủ mà trẻ không với tới hoặc mở ra được. Khi không sử dụng, chúng luôn được bỏ trong tủ và lưu ý đến chúng khi sử dụng, tránh để trẻ tiếp cận, cầm chơi. Nếu trẻ lỡ nuốt hay để hoá chất dây vào mắt, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử lý hoặc gọi đến cơ quan chuyên môn có thể trợ giúp.

Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có nhiều loại mỹ phẩm khiến bậc làm cha mẹ phải đắn đo suy nghĩ. Cần lựa chọn những sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ có thương hiệu uy tín, tránh sử dụng sản phẩm giảm giá, có khả năng giả mạo hoặc sản phẩm từ các công ty không thể xác minh.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.