Hé lộ 'luật ngầm' của phạm nhân trong phòng giam

Các bị cáo tại tòa
Các bị cáo tại tòa
(PLO) -Theo quy định ngầm trong buồng giam, khi can phạm mới nhập buồng phải ngồi “chấp hành”, tức ngồi xếp bằng, hai tay để sau lưng để trưởng buồng “sinh hoạt” (thông báo quy định và phân công công việc hàng ngày). Nếu can phạm mới phản ứng sẽ bị trưởng buồng và các can phạm “mâm trên” đánh đập, buộc phải chấp hành.

Ngày 12/10, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên xử phúc thẩm vụ án. Trình bày trước tòa, mẹ của bị hại Nguyễn Thế Nhân nghẹn ngào: “Tôi đã mất con, đó là nỗi đau quá lớn, tôi không muốn gia đình nào phải rơi hoàn cảnh như tôi nữa, mong HĐXX cho các bị cáo một con đường sống”.

Tuy nhiên, khi xem xét hồ sơ cùng lời khai các bị cáo tại tòa, HĐXX cấp phúc thẩm nhận định, bản án sơ thẩm tuyên từ có căn cứ pháp luật, đúng người đúng tội, từ đó bác đơn kháng cáo, tuyên y án tử hình đối với hai bị cáo, một án chung thân cùng về tội Giết người.

Bị đánh vì “không biết” ngồi xếp bằng

Các bị cáo trong vụ án đều có nhân thân xấu. Trong đó, Đào Trung Hậu (SN 1983, ngụ Tây Ninh) có một tiền án về tội Trộm cắp tài sản, bị tuyên phạt một năm tù, sau đó ngày 25/3/2016 bị TAND quận 6 (TP.HCM) xử phạt 3 năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Châu Lễ Hiền (SN 1987, ngụ TP.HCM) có một tiền án về tội Cướp giật tài sản, bị xử phạt 3 năm tù, năm 2014 lại bị TAND quận 6 tuyên phạt 3 năm tù về tội Buôn bán trái phép chất ma túy.

Ngô Tiến Nam (SN 1975, quê quán Nam Định) năm 1999 bị TAND TP.HCM xử phạt 15 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy, năm 2016 bị TAND quận 6 xử phạt 5 năm tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thế Nhân bị Công an quận 6 (TP.HCM) bắt khẩn cấp ngày 03/02/2015 về hành vi trộm cắp tài sản và bị đưa vào tạm giữ tại buồng nhà giam D, nhà tạm giữ Công an quận. Thời điểm này, buồng giam có 8 can phạm là Đào Trung Hậu, Châu Lễ Hiền, Ngô Tiến Nam, Lý Văn Phong, Trần Đình Minh và 3 người khác. Trước đó, các can phạm trong buồng giam tự bầu Đào Trung Hậu là trưởng buồng.

Trong sinh hoạt hàng ngày, Hậu phân chia các can phạm trong buồng giam thành 2 “mâm”: “Mâm” thứ nhất (hay còn gọi là “mâm trên”) gồm có: Hậu, Hiền, Nam, Phong. Hậu giao cho 3 người còn lại cùng “mâm” hỗ trợ mình trong việc quản lý chấp hành sinh hoạt hàng ngày của các can phạm khác. Theo đó, những can phạm thuộc chức vụ “quản lý” không phải làm bất cứ công việc gì. 

“Mâm” thứ 2 (“mâm dưới”) gồm có Trần Đình Minh, Nguyễn Thế Quân (mới nhập buồng) và ba can phạm khác. Hàng ngày các can phạm “mâm dưới” phải làm những công việc do trưởng buồng phân công như: quét dọn buồng giam, rửa chén, lau chùi khu vực vệ sinh, giặt quần áo…

Theo quy định ngầm trong buồng giam, khi can phạm mới nhập buồng phải ngồi “chấp hành”, tức là ngồi xếp bằng, hai tay để sau lưng để trưởng buồng “sinh hoạt” (thông báo quy định và phân công công việc hàng ngày). Nếu can phạm mới phản ứng sẽ bị trưởng buồng và các can phạm “mâm trên” đánh đập, buộc phải chấp hành. Quy định này có từ trước do các can phạm trong buồng giam đặt ra.

Do đó, Hậu kêu Nhân phải ngồi giữa buồng giam để “sinh hoạt”. Có thể do không không biết “luật ngầm” trong trại giam nên Nhân đã ngồi xổm thay vì ngồi xếp bằng theo như “quy định”. Đào Trung Hậu lớn tiếng: “Mày biết ngồi không?”. Cho rằng bị bắt nạt, can phạm mới định đứng dậy đánh lại trưởng buồng.

Thấy “đại ca” bị đánh, Hiền, Nam, Phong xông vào kéo Nhân ra. Đồng thời, 4 người này dùng tay chân đấm đá liên tục vào người Nhân khiến can phạm này phải bỏ chạy lên bệ xi măng (là chỗ ngủ trong buồng giam).

Tuy nhiên, 4 người trên tiếp tục vây đánh, dồn Nhân ngồi xuống góc tường chịu trận. Lúc này, Đào Trung Hậu thể hiện uy quyền “trưởng buồng” của mình bằng các dùng cùi chỏ đánh trên xuống đầu, dùng chân đá vào ngực “kẻ làm loạn”. 

Sau đó, Châu Lễ Hiền đứng bên cạnh dùng đầu gối đánh vào trán khiến Nhân ngã bật ra phía sau đập vào tường buồng giam. Tiếp theo, đối tượng cùng “mâm trên” là Nam và Phong tiếp tục dùng chân đá liên tục vào người nạn nhân. 

Bốn can phạm trên tiếp tục đấm đá vào người Nhân sau đó bỏ mặc nạn nhân ngồi ở góc tường.

Khoảng 2h sau, Minh kêu Nhân dậy, nhưng can phạm mới này rất mệt mỏi, xin “trưởng buồng” cho nằm nghỉ, xong Hậu không đồng ý. Nhân ngồi dậy với thái độ miễn cưỡng, thì bị Minh ngồi đánh vào bả vai. 

Sau đó Phong, Nam, Hiền cũng lao vào đấm đá. Một lúc thấy Nhân thở nấc, Hậu báo cáo cán bộ nhà tạm giữ đưa đi cấp cứu. Chưa tới 1h sau, nạn nhân tử vong tại bệnh viện.

Hình phạt nghiêm khắc

Trung tâm pháp y TP.HCM xác định: Nguyên nhân chết của Nguyễn Thế Nhân là chấn thương sọ não do té ngã va đập đầu vùng chẩm vào vật cứng. Đồng thời giải thích về nguyên nhân cái chết như sau:

Tư thế đứng và hành động của Châu Lễ Hiền dùng gối đánh vào trán của làm nạn nhân bật ra sau va đập vào tường, phù hợp để gây ra tình trạng trấn thương sọ não làm Nhân tử vong. Tư thế và hành động của Hậu đánh gót chân vào đầu Nhân, cũng góp phần gây nên chấn thương sọ não.

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện VKSND TP.HCM cho rằng chỉ vì lý do nạn nhân ngồi xổm, không xếp bằng theo ý của Hậu mà các bị cáo đánh nạn nhân đến chết, nên các bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ. Từ đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX xử phạt các bị cáo với mức hình phạt: Đào Trung Hậu: Tù chung thân, các bị cáo còn lại bị đề nghị từ 12-16 năm tù về tội giết người.

Tuy nhiên, HĐXX cấp sơ thẩm nhận định: Việc bị cáo Hậu được tôn làm trưởng buồng giam và tự lập ra “mâm trên, mâm dưới” để ép buộc các nạn nhân phải tuân thủ theo ý của Hậu và nhóm “mâm trên”, đặc biệt là các phạm nhân mới nhập buồng giam.

Nguyễn Thế Nhân là người mới nhập trại bị Hậu và các đồng phạm tấn công hành hạ đến chết, thể hiện ý thức coi thường pháp luật, coi thường tính mạng và sức khỏe của người khác, thể hiện tính côn đồ. 

Theo HĐXX, trong vụ án này, Châu Lễ Hiền và Ngô Tiến Nam đã có tiền án về tội rất nghiêm trọng, nay lại phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, là tái phạm nguy hiểm, cần áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng.

HĐXX xét về vai trò vị trí, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng bị cáo: Đào Trung Hậu là người chỉ huy và trực tiếp đánh vào đỉnh đầu nạn nhân, góp phần dẫn đến cái chết của bị hại. Bị cáo nhân thân xấu, có một tiền án là tình tiết tăng nặng. Trong đó, Châu Lễ Hiền là kẻ thủ ác trực tiếp dùng chân, đầu gối đánh vào mặt, đầu nạn nhân gây chấn thương sợ não trực tiếp dẫn đến cái chết cho Nguyễn Thế Nhân. 

Xét thấy hành vi phạm tội của hai bị cáo này là đặc biệt nghiêm trọng, không thể cải tạo thành công dân có ích cho xã hội, HĐXX cho rằng cần loại trừ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.

Trong đó, bị cáo Ngô Tiến Nam đã dùng tay đánh nhiều nhát vào thái dương gián tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân. Nam đã có một tiền án về tội rất nghiêm trọng, lại tái phạm nguy hiểm cũng cần phải có mức hình phạt nghiêm khắc cách ly vĩnh viễn ra khỏi cuộc sống xã hội. 

Ngoài ra, các bị cáo Lý Văn Phong, Trần Đình Minh cũng có nhân thân xấu dùng tay chân gây ra cái chết cho nạn nhân. 

Từ đó HĐXX cấp sơ thẩm tuyên phạt Đào Trung Hậu, Châu Lễ Hiền mức án tử hình. Ngô Tiến Nam mức án chung thân, Lý Văn Phong 14 năm tù, Trần Đình Minh mức án 12 năm tù.

Sau đó, Đào Trung Hậu, Châu Lễ Hiền, Ngô Tiến Nam làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bên cạnh đó, gia đình bị hại cũng đã làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho cả ba bị cáo.

Ngày 12/10, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên xử phúc thẩm. Trình bày trước tòa, mẹ của bị hại Nguyễn Thế Nhân nghẹn ngào: “Tôi đã mất con, đó là nỗi đau quá lớn, tôi không muốn gia đình nào phải rơi hoàn cảnh như tôi nữa, mong HĐXX cho các bị cáo một con đường sống”.

Tuy nhiên, khi xem xét hồ sơ cùng lời khai các bị cáo tại tòa, HĐXX cấp phúc thẩm nhận định, bản án sơ thẩm tuyên từ có căn cứ pháp luật, đúng người đúng tội, từ đó bác đơn kháng cáo, tuyên y án tử hình đối với Đào Trung Hậu (SN 1983), Châu Lễ Hiền (SN 1987); tù chung thân Ngô Tiến Nam (SN 1975) cùng về tội giết người.

Các bị cáo trong vụ án đều có nhân thân xấu. Trong đó, Đào Trung Hậu (SN 1983, ngụ Tây Ninh) có một tiền án về tội Trộm cắp tài sản, bị tuyên phạt một năm tù, sau đó ngày 25/3/2016 bị TAND quận 6 (TP.HCM) xử phạt 3 năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Châu Lễ Hiền (SN 1987, ngụ TP.HCM) có một tiền án về tội Cướp giật tài sản, bị xử phạt 3 năm tù, năm 2014 lại bị TAND quận 6 tuyên phạt 3 năm tù về tội Buôn bán trái phép chất ma túy.

Ngô Tiến Nam (SN 1975, quê quán Nam Định) năm 1999 bị TAND TP.HCM xử phạt 15 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy, năm 2016 bị TAND quận 6 xử phạt 5 năm tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Đọc thêm

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
(PLVN) - TAND TP HCM vừa ra thông báo sẽ xử sơ thẩm vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Cty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức từ 20/11 - 5/12.

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù
(PLVN) - Hôm qua (30/10), TAND tỉnh Bình Dương tuyên mức án với các bị cáo trong vụ cháy quán karaoke An Phú hồi tháng 9/2022. Theo đó, Lê Anh Xuân (chủ quán) bị phạt 8 năm tù; Phạm Quốc Hùng, Vũ Trường Sơn, Phạm Thị Hồng (cùng là cựu cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an Bình Dương); Nguyễn Thành Luân (Giám đốc Cty TNHH MTV Thái Bình) bị phạt từ 5 đến 7 năm 6 tháng tù cùng về tội Vi phạm quy định về PCCC.

Bắt đầu xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh

Cảnh phiên tòa.
(PLVN) - Sáng 29/10, TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh và 12 bị cáo khác về tội “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Xét xử lưu động vụ án mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý

Toàn cảnh phiên tòa

(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà văn hoá xã Đồng Tuyển, Toà án Nhân dân thành phố Lào Cai đã mở phiên toà xét xử lưu động 03 vụ án mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma tuý.  Phiên tòa thu hút đông đảo người tham gia, qua đó lồng ghép tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trên địa bàn.

Cựu Trưởng Công an TP Mỹ Tho lãnh 4 năm 6 tháng tù

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
(PLVN) - Sáng 25/10, TAND tỉnh Tiền Giang tuyên phạt cựu Trưởng Công an TP Mỹ Tho, 4 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cụ thể, bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới phạt “cảnh cáo” 253 hồ sơ, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 650 triệu đồng.

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài phản ánh về vụ án bồi thường tiền đặt cọc tại cần Thơ, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Cái Răng đã yêu cầu Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Bình Thủy tạm dừng cấp sổ đỏ mới; đồng thời các cơ quan liên quan đã họp và thống nhất thu hồi quyết định hủy 4 sổ đỏ mà VPĐKĐĐ đã ban hành.

Vụ án “hành động kỳ quặc trong nhà vệ sinh siêu thị”

Bị cáo Phú tại hiện trường vụ án. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Vụ án có nhiều tình tiết pháp lý thú vị gây tranh cãi. Chứng cứ cho thấy nạn nhân liên tục đi ra vào nhà vệ sinh công cộng, khi gặp một số nam thanh niên thì sẽ có “hành động kỳ quặc”. Cho rằng mình bị quấy rối tình dục, nam giáo viên dạy nhạc đã huých một cùi chỏ vào lưng nạn nhân, ngã đập vào tường, bất tỉnh nhân sự. Án sơ thẩm tuyên bị cáo 3 năm tù. TAND TP HCM sau đó hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại.