Hành trình giải mã bí mật xác ướp Linh Đường của lăng mộ đá

Người dân thắp hương tại ngôi mộ đá
Người dân thắp hương tại ngôi mộ đá
(PLO) - Nằm đìu hiu dưới gò đất, xung quanh là mặt hồ lăn tăn sóng vỗ, điều chắc chắn xác ướp này không phải là dân thường với táng thức trong mộ hợp chất, quan tài bằng gỗ ngọc am công phu và tốn kém, đặc biệt là 2 lớp áo hoàng bào quý phái. Tiền nhân đã chủ ý bảo quản thi hài này không về với cát bụi. Cùng với những đồ vật táng theo đã chứng tỏ danh phận người quá cố không đơn giản. Nhưng đó là ai?
Bất ngờ sau lớp áo cuối cùng
Cuộc khai quật đã thu hút đông đảo dư luận và sự tò mò của người dân. Do đó, chính quyền địa phương đã phải huy động một lực lượng lớn công an và dân quân bảo vệ vòng ngoài, không cho người dân tới gần. Ở vòng trong chỉ có một số cụ già trong làng Linh Đường được mời tham gia chứng kiến cuộc khai quật. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến người dân tò mò hơn. Họ theo dõi sát sao xem xác ướp và báu vật dưới mộ cổ. Trong số đó cũng có những người xem người đã mất là tổ tiên và muốn rõ sự thật về tiền nhân.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường vẫn nhớ như in khoảnh khắc mở lớp áo cuối cùng hơn 20 năm trước. Thi hài người chết tiếc thay không còn được nguyên vẹn. Thịt đã teo và rữa hết chỉ còn lại bộ khung xương. Các số đo nhân trắc học cho thấy bộ xương cao khoảng 1,5m. Mái tóc còn khá nguyên với những đốm tóc bạc hai bên thái dương, xương sọ to, hốc mắt, mũi cân đối. Hai hàm rằng chỉ còn lại 6 răng cửa ở hàm trên. Các răng đều có màu đen và bị mòn nhiều. Nội tạng còn nguyên và bị teo thành một cục, trút xuống phía dưới bụng.
Căn cứ vào những số đo nhân học của tử thi cho phép đoán định người chết nằm trong mộ là một người đàn bà xinh đẹp, cao khoảng 1,50m, dáng người đẫy đà, khuôn mặt cân đối. Bà mất vào tuổi khoảng từ 62-64. “Phải thừa nhận rằng, vấn đề mộ Quang Trung ở Linh Đường là kỳ vọng lớn của cuộc khai quật. Việc tìm ra chủ nhân ngôi mộ là người đàn bà cũng đã làm cho nhiều người thất vọng. Nhưng tất cả các xác ướp của tiền nhân luôn luôn ẩn giấu những thông điệp lịch sử nào đó”, Tiến sĩ Cường nói.
Ông Nhi mô tả kích thước miếng ngọc
 Ông Nhi mô tả kích thước miếng ngọc
Kết quả khai quật cho thấy, đồ tùy táng mang theo người quá cố không có vàng bạc châu báu như hình dung của nhiều người. Người chết mang theo bên mình một tủi vải gấm in hoa văn, 1 quạt giấy 14 nan còn nguyên vẹn, 1 bút lông có nắp đậy và tập giấy bản để trắng, 1 túi đựng trầu cau gồm 37 miếng trầu còn tươi xanh và 34 quả cau đã héo, 1 túi đựng 9 đồng tiền chinh bằng đồng thời Lê, 2 đồng tiền phạm hàm bằng đồng nhỏ... cùng đôi bao chân, bao tay bằng vải gấm rất đẹp. 
Ngoài ra, trên cổ người phụ nữ còn đeo 1 chuỗi tràng hạt gồm 105 hạt, trong đó có 104 hạt tạo và 1 hạt ngọc. Theo lời những người dân chứng kiến thì đó là một miếng ngọc màu xanh hơi bẹt kích thước khoảng 4x3 cm. “Không biết những kẻ đào trộm mộ có biết trước không nhưng cái lỗ trên nắp áo quan mà bọn chúng trọc thủng nằm đúng ở vị trí ngực người quá cố, nơi có đeo miếng ngọc”, ông Hoàng Đình Nhi nhớ lại.
Căn cứ vào các hiện vật chôn theo, cùng các hoa văn ở trên quần, áo, mũ, tất cho phép các nhà khảo cổ đoán định, người chết được chôn vào nửa cuối thế kỷ XVIII thế kỷ đầy những biến động lịch sử không riêng ở Thanh Trì mà của cả dân tộc. Kết thúc cuộc khai quật, các nhà khảo cổ lại bắt đầu một hành trình khác, đó là trả lại tên tuổi cho người đã khuất. Chẳng có ai vô danh trên cõi đời này. Hàng trăm năm sau, xác ướp vẫn còn đó, chẳng lẽ lại không tìm được danh phận của bà?
Gian nan tìm chủ nhân ngôi mộ
Thông thường trong các ngôi mộ xác ướp của Việt Nam vào thời Lê, những người chết luôn mang theo bên mình tấm thẻ căn cước nói về hành tung và thân phận xã hội của mình. Tấm thẻ căn cước này các nhà chuyên môn gọi là tấm minh tinh. Trong mộ cổ Linh Đường, ở dưới tấm ván thiên và trên tấm thất tinh, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy có hai miếng dải lụa hình chữ nhật có ghi chữ. Đây chính là manh mối để tìm chủ nhân ngôi mộ.
Các cán bộ Viện Khảo cổ học đã mời các chuyên gia Hán - Nôm giám định hai tấm vải này. Kết quả cho thấy, đó là những tấm vải hình chữ nhật, màu vàng, mỏng và rất dai, dài 2 m, rộng 0,6 m. Mỗi tấm vải đều có in chữ Hán trên một mặt. Các nét chữ, cũng như cỡ chữ khá đồng đều cho thấy đây là dạng chữ in từ khuôn gỗ lên trên mặt vải chứ không vải là dạng chữ viết tay. Trên cả hai văn bản đều in hình bát quát và các hàng chữ Hán chạy quanh một vòng tròn đã làm cho nó khác hẳn với các tấm minh tinh trong các ngôi mộ trước đó.
Điều bất ngờ, sau khi dịch nghĩa, khảo cứu nội dung văn bản, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là dạng bùa chú in sẵn với những câu thần chú bí ẩn, nhằm mục đích mong tà ma, quỷ khốc đừng phá hủy xác chết. Ngoài ý nghĩa thần chú, không hề có một dòng chữ nào nói về tên tuổi của người đã khuất. Do vậy, qua hai tấm vải trên, kết quả về danh phận của người đã chết vẫn chỉ là “con số 0 tròn trĩnh”.
Giữa lúc hành trình trả lại tên cho người quá cố rơi vào bế tắc thì tình cờ người ta phát hiện ở cách khu khai quật khoảng 500m về phía Bắc còn một tấm bia trụ, in chữ ở 4 mặt. Tuy rằng các mặt bia không được khắc vào cùng một thời gian song nhìn chung nó vẫn được làm vào thời Chính Hòa - cuối thế kỷ XVII. Nội dung tấm bia đề cập tới một người đàn bà họ Trần. Bà là cung phi trong phủ chúa Trịnh nên giàu có đã cúng tiền của, đất đai vào chùa, được ghi bia hậu cho đời sau.
Cũng trong quá trình khai quật, có người thuộc dòng họ Trần ở Linh Đường đã cho các nhà khảo cổ xem cuốn gia phả trong đó nói tới một người đàn bà quyền thế trong phủ chúa, khi chết được an táng tại Lăng Đá xứ thuộc cánh đồng Mô. Theo đó, thì chủ nhân ngôi mộ này có thể là đức bà Dĩnh, người làng Linh Đường, được phong là Chiêu Dung công chúa, gia tặng Hạnh Hoa công chúa, hiệu là Tư Trân, thụy là Đoan Trang, sau khi chết được táng tại làng Linh Đường địa phận Lăng Đá xứ.
Tiến sĩ Cường kể, ông cùng các đồng nghiệp đã cẩn thận xác minh thông tin này. Trong gia phả họ Trần ghi rõ đến đời thứ ba, cụ Phúc Độ Công có 5 người con gái là các bà: Thoi, Dĩnh, Các, Tĩnh và Viên. Theo gia phả thì bà Thoi mới là vợ của chú Trịnh còn bà Dĩnh chưa bao giờ là vợ chúa. Như vậy, chúng ta sẽ phải hiểu bà Dĩnh chính là em vợ chúa Trịnh Tạc.
“Theo quy định tang lễ nghiêm ngặt của chế độ phong kiến thì em vợ chúa lúc chết không mặc áo hoàng bào xuống mộ. Vậy người trong lăng đá chỉ có thể là bà Thoi. Song theo gia phả, bà Thoi lại không an táng tại đây. Cả hai bà đều được gia tặng công chúa. Hai chữ “gia tặng” nghĩa là sau khi chết mới được tặng thêm nên chưa hẳn đã có một địa vị cao ngay khi còn đang sống. Một chi tiết đang lưu ý là cả hai bà trên đều sống ở nửa cuối của thế kỷ XVII, trong khi đó, các hiện vật tùy táng trong mộ đá lại xác nhận dấu vết của thế kỷ XVIII”, Tiến sĩ Cường phân tích.
Từ những cơ sở khoa học nói trên cho phép các nhà khảo cổ kết luận: Đức bà Dĩnh được đề cập trong gia phả họ Trần không phải là chủ nhân của ngôi mộ đá như một số người nhận định. 
Lúc này, giả thiết quay về bà chúa Nguyễn Thị Hoa Dung hay Nguyễn Thị Ngọc Diễm. Như đã nói trong kỳ trước, bà là một bà chúa quyền cao chức trọng, vợ chúa Trịnh Doanh, mẹ Trịnh Sâm, được gia phong nhiều tước hiệu cao quý như: Hoa Dung vương phi, Vương Thái phi, Thánh Từ Thái Tôn Thái Phi, Trịnh Quốc mẫu. Có thể nói, ngày từ khi còn sống, bà Hoa Dung đã có uy quyền rất lớn. 
Sử cũ cho biết, bà là người đoan trang, chính trực. Việc Đặng Thị Huệ âm mưu đưa con trai mình lên ngôi chúa khiến bà rất tức giận và tìm lời khuyên giải Trịnh Sâm đừng vì quá yêu Thị Huệ mà xa rời phép nước nhưng không được nghe theo. Chán nản, bà rời phủ chúa về sống ở quê Linh Đường, giúp làng sửa đình, chùa, cày cấy, dệt lụa, làm nhiều việc thiện cho dân. Bà lâm bệnh rồi mất vào ngày 28 tháng 7 năm Giáp Thìn (1784), thọ 65 tuổi.
“Phải chăng thân phận của bà hoàng thất cơ như thế nên đám ma đưa tiễn bà về cõi bên kia cũng chỉ diễn ra một cách vội vàng đơn sơ? Chúng ta chưa có đủ các cứ liệu lịch sử để hình dung hết những gì đã xảy ra dưới nấm mồ này, song trong tình hình tư liệu hiện nay có thể kết luận rằng: Nguyễn Thị Hoa Dung là chủ nhân đích thực của ngôi mộ, là bà chúa nằm trong Lăng Đá xứ”, Tiến sĩ Cường nói.

Còn nữa....

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.