Hàng triệu người Yemen nguy cơ chết đói

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Nạn đói đang hoành hành ở đất nước Yemen, nó giày vò hàng triệu người dân, nhất là trẻ em. Theo thống kê, 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính và sắp chết.

Số lượng người chết đói ngày càng tăng lên

Không chỉ có cuộc nội chiến kéo dài 19 tháng qua tại Yemen mà cuộc chiến về nạn đói cũng đang khiến bao người dân ở quốc gia Trung Đông này phải đau khổ, nhiều người gọi họ là những người nghèo nhất trên bán đảo Ả Rập. Thực phẩm thì phải cung cấp cho những cuộc giao tranh, nhiều người phải dời bỏ quê hương của mình, mà dẫn đến tình trạng vô cùng bi đát đó là đói nghèo cùng cực. 

Khi cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng diễn biến tồi tệ đi ở Yemen,  Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hợp quốc đang lo ngại rằng, số lượng người phải đối mặt với nguy cơ chết đói sẽ càng ngày càng tăng lên ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này. Trước tình hình trên, tổ chức này đã cung cấp một số lượng lớn lương thực cho 3 triệu người mỗi tháng kể từ tháng 2/2016. Tuy nhiên, số lượng thực phẩm giờ đây phải chia lên cho 6 triệu người mỗi tháng và cũng đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. 

“Cả một thế hệ người Yemen có thể sẽ bị hủy hoại bởi cái gọi là nạn đói”, Giám đốc WFP Torben Due cho biết trong một tuyên bố, “Chúng ta cần phải mở rộng hơn nữa quy mô viện trợ để giúp cho những người đang phải hứng chịu nạn đói cũng được phân phát lương thực, được hỗ trợ kịp thời và điều trị dự phòng.  Chúng tôi cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy cứu giúp người dân Yemen. Thực trạng đáng buồn hiện nay là dù rất muốn cung cấp đầy đủ suất ăn cho mỗi gia đình nhưng chúng tôi lại phải chia nhỏ, san sẻ ra nhiều xuất ăn khác vì số người đói ngày càng nhiều mà nguồn lương thực thì có hạn”. 

Trong tuần qua, hãng tin Reuters đã công bố một câu chuyện và hình ảnh của một người phụ nữ trẻ gầy gò, trở thành nạn nhân điển hình của nạn đói ở Yemen. Đó là cô gái có tên Saida Ahmad Baghili, 18 tuổi, cô gái đã phải đến bệnh viện Al Thawra một tuần trước đây trong tình trạng da bọc xương, hoàn toàn nằm giường, đói khát và suy dinh dưỡng nặng.

Thậm chí, cô gái còn không thể ăn mà chỉ uống nước trái cây, sữa và trà. Cô gái Ahmad Baghili đến từ một ngôi làng nghèo ở Hodeida, thành phố ven Biển Đỏ. Trước khi chiến tranh nổ ra cô đã bị ốm nhưng cha của cô không có tiền chữa trị mà chỉ nhờ một số người từ thiện giúp đỡ. Hình ảnh của cô gái dường như đã khiến cho nhiều người không khỏi xót xa và đồng thời cũng nói lên thực trạng nạn đói do chiến tranh gây ra đang hoành hành ở Yemen. 

Các cuộc xung đột 

Cuộc chiến ở Yemen bắt đầu từ năm  2015, khi quân nổi dậy Houthi, lực lượng được Iran hậu thuẫn, chiếm quyền kiểm soát thủ đô Sanaa. Đất nước Yemen trở thành chiến trường giữa Ả-rập Xê-út và Iran.

Liên quân Ả-rập do Ả-rập Xê-út dẫn đầu bắt đầu chiến dịch quân sự hồi tháng 3/2015 nhằm khôi phục Chính phủ Yemen và ngăn lực lượng nổi dậy Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh nắm quyền lực. Các cuộc giao tranh giữa liên quân Ả-rập và phe 

nổi dậy Houthi tiếp diễn tại quốc gia Trung Đông này đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người đối mặt với nguy cơ chết đói.

 Và theo WFP,  hiện Yemen là một trong những quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất thế giới ngay cả trước khi cuộc nội chiến xảy ra. Và tổ chức này đã có những hỗ trợ nhằm ngăn chặn suy dinh dưỡng và điều trị cho khoảng 700.000 trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. 

Ihsan, một bà mẹ 26 tuổi, nói với WFP rằng cô phải mượn tiền hàng xóm để đưa con trai của mình tới bệnh viện vì thằng bé bị suy dinh dưỡng. “Tôi đang phải cho con bú, nhưng thằng bé vẫn bị giảm cân mỗi ngày, bởi vì tôi không được ăn uống đầy đủ để nuôi con”.

Suy dinh dưỡng

Hiện WFP đã thiết lập khoảng 2.200 trung tâm y tế ở các địa phương tại 14 khu vực trên khắp Yemen. Theo WFP, tại một số khu vực ở Yemen như Hodeida, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi đã tăng lên đến 31%, nhiều gấp đôi ngưỡng khẩn cấp 15%. Theo một báo cáo hồi tháng 6/2006, 14,1 triệu người dân ở Yemen không hề biết đến “thực phẩm bổ dưỡng” là gì. Ở một số khu vực trong nước, 70% dân số phải chật vật kiếm ăn qua ngày. 

WFP cho biết, hiện tổ chức này đang cần hơn 257 triệu USD để cung cấp lương thực cho người dân đến tháng 3 và tổ chức cũng kêu gọi sự giúp đỡ từ phía quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.