"Hàng Tàu" đang cản người Việt dùng hàng Việt

Ba điều ám ảnh cả người tiêu dùng lẫn người kinh doanh từ thực tế một thời gian dài DN trong nước “buông lửng” thị trường nông thôn là: không biết và chẳng quan tâm thế nào là hàng Việt - quen xài hàng giá rẻ - chấp nhận một cách vô tư hàng giả, nhái và "hàng Tàu". Thực tế này đã cản trở người Việt dùng hàng Việt.

 

[links()]Ba điều ám ảnh cả người tiêu dùng lẫn người kinh doanh từ thực tế một thời gian dài DN trong nước “buông lửng” thị trường nông thôn là: không biết và chẳng quan tâm thế nào là hàng Việt - quen xài hàng giá rẻ - chấp nhận một cách vô tư hàng giả, nhái và "hàng Tàu". Thực tế này đã cản trở người Việt dùng hàng Việt.

Bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA), Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao - chia sẻ kinh nghiệm đưa hàng Việt về nông thôn.
“Miếng bánh ngon” bị bỏ quên?
Nghiên cứu gần đây của AC.Nielsen về cấu trúc bán lẻ ở Việt Nam chỉ ra, 70% dân số sống ở nông thôn nhưng mạng lưới cửa hàng bán lẻ tương ứng đang phục vụ họ chỉ chiếm 47% của cả nước. Và mức tiêu dùng của lực lượng 70% dân số này chỉ chiếm 27% doanh số bán lẻ trên cả nước.  
bà Vũ Kim Hạnh
Bà Vũ Kim Hạnh
Theo tham khảo của BSA với các chuyên gia về thị trường nông thôn, cơ cấu tiêu dùng phổ biến của một hộ nông dân như sau: 50% tổng chi tiêu dành cho lương thực, thực phẩm (cơ cấu đang có thay đổi từ chỗ chỉ toàn gạo muối, nay có thêm các sản phẩm chế biến của lương thực và nước chấm đa dạng). Cụ thể, 5% dành cho may mặc; 15% dành cho tất cả đồ dùng gia đình khác; 15% dành cho y tế, giáo dục của con cái; 5% dành sửa chữa nhà, điện nước, đi lại 5% (xăng dầu); còn lại là giỗ chạp, giao tế xã hội ....
Cả nước hiện có 63 tỉnh thành, trong đó 5 đô thị lớn nhất trực thuộc Trung ương: TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng; 42 thành phố trực thuộc tỉnh và 45 thị xã trực thuộc tỉnh. Ước có hơn 6.000 xã, 9.000 chợ và 550.000 điểm bán lẻ trên cả nước. 

Ba điều ám ảnh cả người tiêu dùng lẫn người kinh doanh từ thực tế một thời gian dài DN trong nước “buông lửng” thị trường nông thôn là: không biết và chẳng quan tâm thế nào là hàng Việt - quen xài hàng giá rẻ - chấp nhận một cách vô tư hàng giả, nhái và hàng Tàu

Kinh nghiệm vàng
Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn do BSA cùng với các DN Việt Nam thực hiện từ tháng 3/2009 cho đến ngày 25/7/2010; kết thúc phiên chợ thứ 46 tại tỉnh thứ 18 trên cả nước (miền Nam: An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Kiên Giang; miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Nông; miền Bắc: Bắc Giang, Thái Bình, Hòa Bình, Lạng Sơn).
Từ hình thức ban đầu chỉ có bán hàng, sau đó đã hình thành dần mô hình đầy đủ với 8 loại hình hoạt động cho mỗi phiên chợ kéo dài 2 ngày ở từng huyện. Đó là: truyền thông cho chuyến bán hàng (bằng xe loa lưu động, băng rôn, quảng cáo truyền hình, tờ rơi…); bán hàng với ưu đãi và có tư vấn tiêu dùng; khám bệnh phát thuốc cho dân địa phương; tặng quà khuyến học cho học sinh nghèo; huấn luyện kỹ năng cho người bán lẻ; tư vấn kỹ thuật nông nghiệp; biểu diễn văn nghệ hàng đêm; cung cấp thông tin về thị trường bán lẻ cho địa phương và cho DN.
Qua các chuyến đưa hàng về nông thôn cho thấy, người tiêu dùng nông thôn có nhu cầu tiêu dùng hàng Việt và sẵn sàng ủng hộ chủ trương ưu tiên dùng hàng Việt, với điều kiện hàng có mức giá phải chăng và dễ mua. Tuy vậy, số đông DN vẫn còn ngần ngại trong việc đưa hàng về nông thôn. Bài toán chi phí và tính chuyên nghiệp đang thực sự làm đau đầu các DN Việt Nam.
Qua các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, chúng tôi xin chia sẻ: Đúc kết ban đầu từ những Cty đang được xem là thành công trong khai thác thị trường nông thôn là do: hàng có chất lượng ổn định, giá bán phải chăng, đa số có quảng cáo trên tivi thường xuyên, có mạng lưới phân phối rộng khắp và có sự giám sát, chăm sóc và hỗ trợ thương mại tốt.
Đồng thời, muốn bán được hàng cho nông dân thì phải giúp họ nâng cao đời sống, tiêu thụ được nông sản để họ có khả năng mua hàng tiêu dùng. Đưa hàng công nghệ phẩm về nông thôn cần nỗ lực, bền bỉ; về lâu dài, cần những thay đổi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đời sống và tiêu dùng nông thôn như cầu, đường nội xã, huyện, nước sạch, điều kiện học hành, chữa bệnh…
Nhà nước cần hỗ trợ cho DN nhiều hơn, căn cơ và dài hạn hơn để họ nhanh chóng thay đổi giải pháp chiến thuật “giật gấu vá vai” để sang theo đuổi chiến lược lâu dài, ổn định.
Hy vọng những “bài học dọc đường này” sẽ được DN coi là “vốn giắt lưng” để tiếp tục hành trình đưa hàng Việt về với thị trường nông thôn nhiều hơn nữa.
PVKT

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Làm gì để mọi người đều ý thức chắt chiu sử dụng điện?

(PLVN) - Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được các địa phương, DN, thậm chí từng gia đình thực hiện ráo riết cụ thể hơn nữa. Mục đích không chỉ là bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế; mà còn để ý thức tiết kiệm điện của từng người trở thành một nét văn hóa; để mọi người đều coi điện là tài nguyên quý giá cần chắt chiu sử dụng,..

Đọc thêm

Nhiều nhà đầu tư 'để ý' các công ty đóng tàu thuộc SBIC

Hôm 11/5, sau khi hạ thủy tàu hàng rời 65.000 tấn mang tên “Trường Minh Dream 01”, đóng tàu Nam Triệu tiếp tục đặt ky đóng mới con tàu thứ 2 có trọng tải tương tự.
(PLVN) - “Một nhà đầu tư Hà Lan và một số đơn vị trong nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu trong bối cảnh Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục để định giá, đấu giá bán một số doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.