Hàng năm có khoảng 250.000 - 300.000 ca phá thai

Hàng năm có khoảng 250.000 - 300.000 ca phá thai
(PLO) -  Nhân kỷ niệm lần thứ 10 Ngày tránh thai Thế giới (26/9), sáng ngày 26/9/2017, Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam có sự đồng hành của Công ty TNHH Bayer tổ chức Hội thảo: “Lợi ích của tránh thai hưởng ứng Ngày tránh thai Thế giới”.

Ngày tránh thai Thế giới năm nay với chủ đề “Lợi ích của tránh thai và trách nhiệm của chúng ta” nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho cộng đồng về nguyên nhân của việc mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, lợi ích của việc tránh thai… cũng như kêu gọi sự quan tâm và nhiều nỗ lực hơn nữa từ các cơ quan có liên quan đặc biệt là cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. 

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi phút có 38 ca phá thai không an toàn, cứ mỗi 8 phút lại có 1 ca chết mẹ do phá thai không an toàn. Theo đó, hàng năm có khoảng 85 triệu ca có thai ngoài ý muốn, trong đó có 42 triệu ca kết thúc bằng phá thai; 20 - 22 triệu ca phá thai không an toàn; có tới 47.000 ca tử vong mẹ là do phá thai không an toàn (chiếm 13%).

Mỗi năm thế giới có khoảng 5 triệu phụ nữ tàn tật do các biến chứng của phẫu thuật không an toàn và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ phá thai giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển (29/1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ so với 24/1.000).

Tuy nhiên phẫu thuật không an toàn lại chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển. Có tới 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25...

Tính tới thời điểm năm 2015, có khoảng 12,7 triệu trẻ em gái vị thành niên trong độ tuổi từ 15 - 19 sinh sống tại các nước đang phát triển có nhu cầu về KHHGĐ chưa được đáp ứng. Ở các quốc gia đang phát triển, ước tính hàng năm có khoảng 14,5 triệu trẻ em gái trong cùng lứa tuổi này đã sinh con.

Tại Việt Nam, theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, hàng năm có khoảng 250.000 - 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Tỷ số phá thai đã giảm nhưng vẫn còn cao. Nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn được biết là do không áp dụng biện pháp tránh thai là 55,6%; do thất bại của các biện pháp tránh thai là 39,5% (sử dụng không đúng cách, sử dụng các biện pháp tránh thai truyền thống kém hiệu quả); do nhu cầu không được đáp ứng - có nhu cầu KHHGĐ nhưng không được cung cấp BPTT, không tiếp cận được dịch vụ.

Hiện nay, dân số Việt Nam là khoảng 93 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số từ trên 2%/năm 1993 đã giảm xuống còn 1,08% năm 2016. Các kết quả công tác DS-KHHGĐ đạt được đó góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện đời sống nhân dân.

Nhờ thành công của chương trình DS-KHHGĐ, đã hạn chế việc tăng thêm 20 triệu người trong những thập kỷ qua, đã tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội. Theo kinh nghiệm của quốc tế, nếu chi 1 USD cho KHHGĐ thì sẽ tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội. Kết quả công tác DS-KHHGĐ đã làm tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2%/năm, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của đất nước.

 

Phòng tránh thai giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình: Lợi ích của việc phòng tránh thai giúp mỗi gia đình có đủ 2 con, không sinh quá nhiều. Từ đó, có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn. Nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình. Do có sức khỏe, văn hóa và kinh tế tốt, chị em phụ nữ và các cặp vợ chồng có đủ điều kiện để thực hiện quyền hưởng thụ và bồi dưỡng sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản./.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.