Hạn chế tư duy theo lối mòn trong phân tích chính sách

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Thời gian qua, việc xây dựng và phân tích chính sách trong thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực nhưng đôi khi tư duy của các cán bộ làm công tác này vẫn bị ảnh hưởng bởi lối mòn, thụ động nên một số chính sách pháp luật còn chưa tiếp cận kịp thời với nhu cầu đời sống xã hội và của người dân.

Xây dựng, phân tích, chuyển hóa nội dung, yêu cầu của chính sách pháp luật thành hệ thống quy phạm trên thực tế là việc làm hết sức quan trọng thuộc quy trình xây dựng pháp luật nói chung và lập pháp nói riêng. Phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp là quá trình kiến giải một cách thấu đáo cho việc nhận thức, cụ thể hóa các nội dung chính sách pháp luật vào từng bước, từng giai đoạn của quy trình lập pháp. 

Phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp cần làm rõ đối tượng tác động, nhóm quan hệ xã hội được hoặc chịu điều chỉnh của chính sách đó trên thực tế; điều kiện bảo đảm đối với việc thể chế hóa nội dung của chính sách. Đây là giai đoạn quan trọng để biến, chuyển cái chung trong chính sách bằng các quy định pháp luật cụ thể, thực chất đó là quá trình pháp luật hóa quan hệ xã hội bằng hệ thống quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý rất cao. 

Theo đó, nhiệm vụ cốt lõi là định chuẩn pháp lý như thế nào cho phù hợp về nội dung, hình thức với tính chất quan hệ xã hội, quy định của chính sách lập pháp và điều kiện thực tế. Có nhiều yếu tố quy định, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách như phạm vi không gian, thời gian, các yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện từng nội dung của chính sách cần thể hiện như thế nào trong các quy định pháp luật... 

Nhìn một cách tổng quan, trong thập kỷ qua, việc xây dựng chính sách pháp luật, phân tích chính sách trong thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta đã có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực. Điều đó đã đem lại những giá trị thiết thực cho chất lượng VBQPPL, trật tự hóa các quan hệ pháp luật, hội nhập sâu rộng vào đời sống pháp lý của khu vực và thế giới. 

Có được kết quả đó bắt nguồn từ các văn bản thể hiện rõ nét chính sách xây dựng pháp luật ở nước ta như Nghị quyết số 48/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 900/UBTVQH ngày 21/3/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48/NQ/TW của Bộ Chính trị. Cùng với đó là Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ đã tạo cơ sở pháp lý cho quá trình xây dựng pháp luật. 

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những hạn chế nhất định trong tư duy xây dựng chính sách và phân tích chính sách lập pháp ở nước ta thời gian qua. Trước hết về tư duy, có thể nói Việt Nam bị ảnh hưởng bởi lối mòn, thụ động từ lâu khi cứ làm theo kinh nghiệm bởi hệ thống pháp luật nước ta còn mỏng, thiếu.

Đối với việc lập chính sách trong đề án ban hành các văn bản có giá trị pháp lý cao như Bộ luật, Luật thường làm muộn, tính bao quát chưa cao, các dự báo đánh giá tác động nhiều khi còn chưa thuyết phục hoặc phiến diện, thiếu chiều sâu. Điều này gây khó khăn cho việc phân tích, xử lý nội dung, truyền tải, thể hiện trong quá trình xây dựng văn bản. Một số chính sách pháp luật còn chưa tiếp cận kịp thời với nhu cầu thực tiễn đời sống xã hội và của chính quan hệ xã hội đó. 

Thực tế, có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến chính sách pháp luật và xây dựng pháp luật nhưng không có điều kiện sử dụng, phục vụ cho thực tiễn. Ngay cả những ý kiến của các nhà khoa học đóng góp cho việc xây dựng Bộ luật, Luật nào đó cũng hàm chứa những giá trị ít nhất cũng có những vấn đề phản biện tích cực. Do đó, để nâng cao chất lượng phân tích chính sách cần mở rộng, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học một cách thực chất và hiệu quả hơn để dự thảo các Bộ luật, Luật có thêm tiếng nói phân tích khách quan và thấu đáo hơn./.

Đọc thêm

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.