Hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc làm việc. (Nguồn: DMS).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc làm việc. (Nguồn: DMS).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong 8 tháng của năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 50.445 vụ, phát hiện và xử lý 35.510 vụ buôn lậu, gian lận thương mại. Dù số vụ vi phạm giảm, nhưng lực lượng chức năng đã tập trung kiểm tra, xử lý được nhiều vụ vi phạm lớn, đặc biệt trong đấu tranh với hàng giả - hàng nhái trên thương mại điện tử.

Hàng hóa vi phạm vẫn diễn biến phức tạp

Báo cáo tại cuộc làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và 63 UBND các tỉnh/thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cho biết, trong 8 tháng năm 2024, tình hình vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là vào các thời điểm lễ, tết, kỳ nghỉ dài ngày do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao.

Theo ông Linh, hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được đối tượng tập kết tại khu vực biên giới hoặc các kho hàng trung chuyển trên tuyến lưu thông để thẩm lậu vào tiêu thụ nội địa. Vi phạm chủ yếu phát hiện đối với nhóm hàng có nhu cầu cao, như thời trang, mỹ phẩm, thiết bị điện, thực phẩm…

Đáng chú ý, thời gian qua, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT không bày bán tràn lan như trước mà sau khi qua biên giới được tập kết tại các kho hàng nơi hẻo lánh, ít người qua lại hoặc nhà riêng, rồi lợi dụng thương mại điện tử (TMĐT) để kinh doanh; hàng hóa được chuyển đến người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Với hình thức này, đa số các thương nhân xây dựng nhiều kho hàng gần cửa khẩu và thiết lập các điểm livestream chốt đơn; Các tài khoản chào hàng trung gian, địa điểm tiếp nhận đơn và chuyển hàng được bố trí ở nhiều địa điểm khác nhau.

Trong 8 tháng qua, lực lượng QLTT tập trung giám sát, kiểm tra 50.445 vụ, phát hiện, xử lý 35.510 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử lý là 674 tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 342 tỷ đồng (tăng 20%), trị giá hàng hóa tịch thu gần 148 tỷ đồng (tăng 6%), trị giá hàng hóa tiêu hủy và buộc tiêu hủy trên 184 tỷ đồng (tăng 86%). Đã thu nộp ngân sách nhà nước 395 tỷ đồng (tăng 11%); Chuyển Cơ quan điều tra 118 vụ có dấu hiệu hình sự (giảm 9% so với cùng kỳ năm 2023), nhiều nhất là Hà Nội với 39 vụ, TP Hồ Chí Minh có 8 vụ, An Giang 7 vụ…

Tập trung kiểm tra, xử lý được nhiều vụ vi phạm lớn

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ghi nhận, trong 8 tháng qua, lực lượng QLTT cả nước đã triển khai nhiều đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, thanh tra chuyên ngành có trọng tâm, trọng điểm, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm, nhất là trong các đợt cao điểm Tết và các ngày lễ lớn trong năm.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, lực lượng QLTT đã làm tốt công tác quản lý địa bàn, tăng cường công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật… Trong đó nhấn mạnh: “Số vụ vi phạm giảm, nhưng đã tập trung kiểm tra, xử lý được nhiều vụ vi phạm lớn, tổng số tiền xử lý là 674 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023”. Một số lĩnh vực nổi cộm, có diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã được quan tâm chỉ đạo như TMĐT, số vụ xử lý tăng 2,4 lần và số tiền xử phạt tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, một số vụ việc đã chuyển cơ quan điều tra.

Dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng lưu ý, mục tiêu chung của lực lượng QLTT thời gian tới là hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại. Do đó, lực lượng QLTT cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm các sai phạm, nhất là những sai phạm có tính phổ biến trong sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo tuyến, địa bàn, nhất là dịp cao điểm cuối năm, Tết Nguyên đán năm 2025 và tập trung vào các mặt hàng nổi cộm ở từng tuyến, địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Các nhân viên kỹ thuật VNPT đang nỗ lực khôi phục hệ thống thông tin cho người dân tại Yên Bái.

Đã có 100% sóng di động tại Yên Bái

(PLVN) - Trong mấy ngày này, tại các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do Cơn bão số 3 và lũ quét/sạt lở, VNPT đã triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục (xử lý truyền tải, đảm bảo nguồn điện, đảm bảo duy trì cơ sở hạ tầng… Hàng ngàn CBCNV của Tập đoàn VNPT đang làm việc không quản ngày đêm để khắc phục mạng lưới đảm bảo phục vụ người dân và chính quyền.

Đọc thêm

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market

Thực phẩm thiết yếu “cháy hàng” tại Tops Market
(PLVN) -  Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, siêu thị Tops Market Hà Nội ghi nhận tình trạng gia tăng đột biến về lượng khách hàng đổ xô mua sắm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt bò, thịt lợn, rau củ, mì tôm, ...

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại các 'điểm nóng' của bão số 3 cơ bản đảm bảo

Hệ thống cung ứng hàng hóa thiết yếu tại nhiều địa phương ảnh hưởng nặng do bão số 3 vẫn được duy trì, giá biến động nhẹ.
(PLVN) - Theo thông tin từ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc cung ứng hàng hóa tại các khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 3 vẫn cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, một số địa phương ghi nhận sự tăng giá nhẹ đối với các mặt hàng rau, củ, quả và sự gián đoạn trong công tác vận chuyển do tình trạng ngập úng.

Xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo

Hình ảnh giao diện Cổng Thông tin điện tử huyện Lâm Thao và Fanpage chính thống của Mặt trận Lâm Thao.
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu. Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Nỗi lòng tiểu thương khi Trung thu chưa tới mà bão đã về

Sạp hàng nhỏ của chị Luyến trên tuyến phố Hàng Mã, Hà Nội sau cơn bão.
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến Tết Trung thu, thế nhưng thay vì không khí náo nhiệt thường thấy, những tiểu thương trên phố Hàng Mã (Hà Nội) đang đứng trước tình cảnh ế ẩm. Bão Yagi bất ngờ đổ bộ đã phá tan mọi kỳ vọng về một mùa buôn bán khởi sắc, khiến nhiều người bán lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Roaming ngay tại các khu vực có khả năng bị mất liên lạc kéo dài

Các doanh nghiệp viễn thông cần roaming ngay tại các khu vực có khả năng mất liên lạc kéo dài. (Ảnh minh họa: Viettel)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai roaming (chuyển vùng) ngay tại các khu vực có nhà mạng có khả năng bị mất liên lạc kéo dài; hướng dẫn người dân cách cài đặt để máy điện thoại có thể tự động chuyển vùng dịch vụ...

Người Hà Nội lại ‘đổ xô’ tích trữ thực phẩm sau bão

Người dân đi mua thực phẩm tích trữ tối ngày 10/9.
(PLVN) - Ngày hôm nay (10/9) người dân ở Hà Nội lại “đổ xô” đi mua thực phẩm tích trữ. Nguyên nhân do sau bão số 3, tình hình mưa lớn vẫn tiếp tục duy trì ở Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội, nhiều khu vực ngập úng, nước lũ trên các sông dâng cao. Nhiều quầy hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh gần như trống trơn…