Hải Phòng tiếp tục mở rộng khai quật bãi cọc Đầm Thượng

Bãi cọc Đầm Thượng, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên.
Bãi cọc Đầm Thượng, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên.
(PLVN) - Với diện tích khai quật gần 400m2, bãi cọc Đầm Thượng tại xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng được đánh giá không phải cọc kiến trúc, không phải cọc đáy, cọc kè đê hay phục vụ các mục đích dân sinh khác mà là bãi cọc liên quan đến chiến trận lịch sử xa xưa…

Bãi cọc mang tính chất quân sự

Ngày 14/6, Sở Văn hoá và Thể thao TP phối hợp Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) cùng UBND huyện Thủy Nguyên tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khẩn cấp di tích bãi cọc Đầm Thượng, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên. Hội thảo đã thu hút đông đảo những nhà nghiên cứu về lịch sử tham dự. 

Tại cuộc họp, TS. Bùi Văn Hiếu - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học dưới nước (Viện Khảo cổ học) cho biết, tháng 12/2019, trong quá trình khai quật lần thứ nhất di tích bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, cán bộ đoàn khai quật Viện Khảo cổ học và cán bộ Phòng Văn hóa huyện Thủy Nguyên đã tiến hành khảo sát mở rộng ra các xã xung quanh Liên Khê, bao gồm Lưu Kiếm, Lưu Kỳ, Lại Xuân.

Trong khu vực xã Lại Xuân, từ thông tin ban đầu của người dân, đoàn đã đến khảo sát khu vực Đầm Thượng và ao cá nhà anh Đào Văn Đến (khu Đầm Thượng, thôn 11). Trong quá trình đào ao tại khu vực nhà anh Đến, ở đây đã phát hiện được nhiều cọc. Tuy nhiên, do lúc đó nước đầy trong ao, nên không quan sát được hiện trạng dưới đáy. 

Tháng 2/2020, khi vét ao nuôi cá, anh Đến đã phát hiện một số cọc nổi lên dưới đáy ao và thông báo cho cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thủy Nguyên. Nhận được tin báo, các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Lịch sử đã đến khảo sát. Ngày 12/2/2020, một cuộc khảo sát tiếp theo được các nhà khảo cổ học thực hiện nhằm đánh giá giá trị và xem xét khả năng khai quật. Kết quả cho thấy nhiều đầu cọc đã xuất lộ trong phạm vi phía đông nam ao cá.

Phần giữa ao trũng sâu, do đang được tiến hành nạo vét bùn. Mặt bùn sau khi tát cạn nước nhanh chóng bị khô nứt. Các đầu cọc đều có hiện tượng bị mòn, gãy, nứt nẻ. Tình trạng xuất lộ cho thấy các cọc gỗ dễ bị hủy hoại do phơi ra môi trường tự nhiên. Do đó, Viện Khảo cổ học, ngành Văn hóa huyện Thủy Nguyên và TP Hải Phòng đã đề xuất khai quật khẩn cấp nhằm mục đích nghiên cứu và có căn cứ đề xuất cho vấn đề bảo tồn và bảo quản theo quy định.

Với tổng diện tích khai quật gần 400m2 đã phát lộ 37 cọc gỗ và một số cụm gỗ, mảnh gỗ rời rạc. Cọc được làm từ nhiều loại gỗ, trong đó có sến. Độ dài và kích cỡ các cọc khác nhau, dài nhất 2,87m, đường kính lớn nhất 32cm.

Hầu hết cọc có hình dáng tự nhiên, cắm thẳng đứng xuống lớp bùn lầy trong phạm vi rất rộng, cọc lớn và bé cắm xen lẫn nhau; một số còn dấu vết mắt gỗ, bị cong và thường có mộng tròn khoét sơ sài phía dưới. Chân cọc có cái chặt vát bằng rìu, có cái chặt bằng.

Theo TS. Bùi Văn Hiếu, đặc điểm của các cọc cho thấy đây không phải là cọc kiến trúc, cũng không phải cọc đáy, cọc kè đê hay phục vụ cho các mục đích dân sinh khác. Sự việc lần này cũng chưa phát hiện thấy các dấu hiệu và di vật của di chỉ cư trú, bến cảng, kiến trúc… trong phạm vi khai quật.  

Từ kết quả khảo sát cảnh quan và địa hình khu vực, có thể thấy bãi cọc nằm ở vị trí chiến lược, án ngữ phía sau nút thắt tạo ra bởi các núi đá trên sông Đá Bạc và các núi đá trên sông Kinh Thầy. Có thể thấy rõ tính chất quân sự của bãi cọc này.

Sự có mặt của các cọc lớn, xen lẫn các cọc nhỏ, được đóng rất chắc chắn xuống vùng đầm lầy ở phần giáp ngã ba, trong khi các cọc nhỏ hơn được đóng phía sau, trong phạm vi rất rộng, cho thấy tính chất một trận địa vừa nhằm mục đích phòng thủ, ngăn chặn, vừa nhằm tiêu diệt sinh lực địch.

Hầu hết các cọc đều có độ dài và kích thước khác nhau.
 Hầu hết các cọc đều có độ dài và kích thước khác nhau.

Với giả thiết đặt ra đây là một bãi cọc trong một trận thủy chiến, các cọc phải nhô lên khỏi mặt bùn ít nhất 1-2m để phát huy tác dụng, có thể dự đoán các cọc lớn tối thiểu dài 4-5m và việc bà con thông tin các cọc dài tới 6-7m là có nhiều khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, bãi cọc được đóng từ bao giờ? Ai là chủ nhân của bãi cọc? Đây là câu hỏi đang được các nhà khảo cổ tiếp tục nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng các tài liệu lịch sử Trung Hoa nhắc đến việc trận Ngô Quyền đánh quân Nam Hán diễn ra ở khu vực này. Tuy nhiên, tài liệu này chưa được trích dẫn và kiểm chứng cụ thể. Trong địa tầng Đầm Thượng chưa phát hiện được các dấu tích liên quan đến vùng cửa biển, thiếu vắng sự có mặt của các loại hàu hà.

Giả thuyết ban đầu

Bãi cọc Đầm Thượng nằm trong một địa điểm có tính chất chiến lược trên sông Đá Bạc nối với sông Bạch Đằng, nơi đã phát hiện nhiều bãi cọc. Trong đó các bãi cọc ở Yên Hưng đã được xác định do quân và dân triều Trần đóng trong trận chiến chống quân Nguyên năm 1288.

Bãi cọc Cao Quỳ là phát hiện mới nhất, bước đầu được xác định có liên quan đến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1288, cụ thể là các trận đánh và căn cứ địa của Trần Hưng Đạo ở Trúc Động... Đối diện với Đầm Thượng, bên kia sông Đá Bạc, các cuộc khai quật khảo cổ học gần đây đã phát hiện khu căn cứ địa thời Trần trong dãy núi Phượng Hoàng. 

Với một số tín hiệu ban đầu, đoàn khai quật đưa ra giả thuyết bãi cọc Đầm Thượng là một trong các điểm đánh chặn và tiêu diệt đoàn chiến thuyền quân Nguyên trên đường rút lui năm 1288. Tuy nhiên, giả thuyết này cần tiếp tục được kiểm chứng qua việc mở rộng phạm vi nghiên cứu khảo cổ học và các khoa học liên ngành (địa chất, địa mạo, cổ môi trường, lịch sử, tư liệu dân gian...) và việc nghiên cứu chi tiết hơn các chứng tích khảo cổ học và kết quả phân tích các mẫu vật thu được.

Qua kết quả khai quật và nghiên cứu bước đầu, các nhà khoa học đề nghị tiếp tục thực hiện khai quật mở rộng các khu vực có cọc và tiến hành nghiên cứu, phân tích các mẫu gỗ và mẫu đất nhằm làm rõ hơn đặc điểm và chức năng của di tích bãi cọc này.

Đồng thời, mở rộng phạm vi nghiên cứu khảo cổ học một số di tích khác thuộc khu vực tổng Trúc Động xưa (huyện Thủy Nguyên ngày nay) và cả các khu vực lân cận để xây dựng một hồ sơ đầy đủ cho các di tích có liên quan hoặc cùng loại ở khu vực này. Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thực hiện các chương trình nghiên cứu chuyên sâu và nghiên cứu so sánh nhằm làm rõ hơn các giả thiết đặt ra về chức năng, chủ nhân, niên đại của di tích và mối liên hệ với các di tích khác thuộc hệ thống Bạch Đằng Giang.

Đặc biệt, các nhà khoa học đề nghị UBND TP Hải Phòng cần sớm có phương án bảo tồn, bảo quản di tích, tiến tới lập hồ sơ công nhận di tích đối với bãi cọc Đầm Thượng nói riêng và quần thể di tích gắn với trận chiến trên sông Bạch Đằng nói chung để làm tốt công tác bảo tồn liên quan đến vấn đề lịch sử. 

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.