Hai phim “khủng” của Nga: Trắc trở và hoành tráng

Áp phích phim “Matilda”
Áp phích phim “Matilda”
(PLO) -Một bộ phim 25 triệu USD về vị Sa hoàng cuối cùng đang bị vận động cấm chiếu ở Nga, còn một phim khác về các siêu anh hùng Liên Xô đang tung hoành trên màn ảnh rộng nhiều nước.
 

Trong một hãng phim ở phía bắc thủ đô Moscow của Nga, một nữ diễn viên đang đẩy cảm xúc của mình lên cao trào. Mắt mở to, thở hổn hển, cô thốt lên một câu nồng nàn, say đắm vào micro.

Cô đang thể hiện giọng của nữ chính trong Matilda - phim mới về Sa hoàng cuối cùng do ông Alexei Uchitel đạo diễn. Vị đạo diễn nổi tiếng của Nga giám sát mọi động thái diễn xuất của cô, bắt cô nhắc đi nhắc lại câu nói đầy cảm xúc cho đến khi ông hài lòng.

Theo nhật báo Nga Vedomosti, dự kiến, Matilda ra rạp từ ngày 30/3/2017, nhưng một số tín đồ Chính thống giáo Nga muốn bộ phim lịch sử này bị cấm chiếu. Họ cho rằng, phim có nội dung báng bổ.

Một nhóm có quan điểm cực đoan thậm chí đã gửi hàng trăm thứ tới các rạp chiếu phim ở Nga, cảnh báo rằng, họ sẽ đốt rạp nếu rạp dám chiếu Matilda. Người phát ngôn Điện Kremlin nói điều đó là không thể chấp nhận. Đạo diễn Alexei Uchitel đã đề nghị cảnh sát điều tra vụ việc.

“Không thể đụng chạm các vị thánh”

Matilda dựa trên câu chuyện tình của Sa hoàng Nicholas II với nữ diễn viên ba lê Matilda Kshesinskaya, trước khi Nicholas II kết hôn và đăng quang. Họ gặp nhau lần đầu sau khi cô biểu diễn tốt nghiệp Trường Ba lê Hoàng gia.

Matilda viết rằng, họ cuốn hút nhau ngay lập tức. Vì Nicholas II được Giáo hội Chính thống giáo phong thánh vào năm 2000, nên một số người cho rằng, việc phơi bày đời sống riêng tư của Thánh Nicholas II là một sự lăng mạ, báng bổ.

“Bạn không thể đụng chạm các vị thánh. Bạn không thể phô diễn cảnh họ quan hệ tình dục vì điều đó xúc phạm cảm xúc của các tín đồ”, BBC dẫn lời nghị sĩ trẻ Natalia Poklonskaya. Poklonskaya đang dẫn dắt một chiến dịch nhằm cấm chiếu Matilda.

Văn phòng của nữ nghị sĩ Nga được trang trí với nhiều ảnh chân dung và biểu tượng của vị Sa hoàng cuối cùng. Giờ đây, văn phòng của cô có thêm thư khiếu nại về bộ phim. Chồng thư từ khiếu nại ngày càng cao dần, cô nói.

Chân dung Sa hoàng Nicholas II
Chân dung Sa hoàng Nicholas II

“Đây không phải là kiểm duyệt. Đây là vấn đề vi phạm quyền của của người dân. Tự do nghệ thuật không phải là không có giới hạn. Nó không thể cản trở quyền của người khác”, nghị sĩ Poklonskaya nói. Cô đề nghị văn phòng công tố cấm bộ phim về Sa hoàng Nicholas II.

Một nhóm các nhà hoạt động Nga nói với BBC rằng, họ không đe dọa tấn công các rạp chiếu phim nhưng viết thư như vậy để gây sức ép. Người phát ngôn của nhóm nói rằng, “xã hội” giận dữ với phim Matilda và đó là “cái tát vào mặt” các tín đồ Chính thống giáo.

Cuối năm ngoái, các nhà hoạt động Chính thống giáo khiến vở nhạc kịch Jesus Christ Superstar (Siêu sao Chúa Jesus) không được diễn ở thành phố Omsk. Trước đó, một vở opera của nhà soạn nhạc Đức Richard Wagner bị cấm ở thành phố Novosibirsk vì bị cho là có nội dung xúc phạm. 

Đạo diễn lên tiếng

Ông Konstantin Raikin, giám đốc một trong những nhà hát nổi tiếng nhất Moscow, nói rằng, nhiều nhóm vận động đang tuyên truyền về lòng yêu nước, về giá trị đạo đức; điều đó không xấu. Nhưng không được lợi dụng điều đó để mưu đồ kiểm soát, kiểm duyệt nghệ thuật, ông nói. 

Đạo diễn Alexei Uchitel chỉ ra rằng, bộ phim của ông được nhà nước cấp kinh phí, được các chuyên gia kiểm tra kịch bản. Ông khẳng định, Matilda không có bất kỳ điều gì mang tính lăng mạ, báng bổ. “Vâng, Nicholas II và gia đình ông là các vị thánh. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể miêu tả cuộc đời họ trước khi họ bị xử tử”, ông nói.

Đạo diễn Uchitel cho biết, ông chọn chủ đề này vì ông đặc biệt quan tâm Nicholas II với tư cách là một nhân vật lịch sử. Theo ông, nghệ thuật phải khai phá cuộc đời của vị Sa hoàng cuối cùng. “Nếu bạn dán nhãn ai đó và nói rằng bạn không thể chạm vào người đó thì thật là lố bịch”, ông Uchitel nói. Vị đạo diễn Nga chỉ ra rằng, nghị sĩ Natalia Poklonskaya và tất cả những người chỉ trích khác thực sự chưa xem Matilda.

Đến nay, mới chỉ có một trailer ngắn được công bố. “Tôi nghĩ đây là một tiền lệ cần được chặn đứng”, đạo diễn Uchitel nói về nỗ lực cấm tác phẩm mới nhất của ông. “Nếu không, các công tố viên sẽ chỉ có mỗi việc xử lý khiếu nại của các nghị sĩ. Các nghị sĩ nói rằng, người ta bị lăng mạ phim ảnh, sách truyện và nghệ thuật. Tất nhiên, đó là sai. Tôi quả quyết là vậy”, ông nói.

Trong khi phim tranh cãi về Matilda chưa dứt, số phận bộ phim về vị Sa hoàng cuối cùng chưa được định đoạt, một phim bom tấn về các siêu anh hùng Nga vừa ra rạp Việt Nam.

Nhân vật Khan trong “Guardians”
Nhân vật Khan trong “Guardians”

Siêu chiến binh

Zashchitniki có tên tiếng Anh là Guardians, ra rạp Việt từ ngày 24/2 với nhan đề Siêu chiến binh. Đây là bộ phim hành động, giả tưởng của Sarik Andreasyan - đạo diễn Mỹ gốc Nga. Ở Nga, vị đạo diễn 33 tuổi này nổi tiếng với The Pregnant (doanh thu 8,3 triệu USD), Moms 7,8 triệu USD), That Was the Men’s World (11,3 triệu USD), theo Hollywood Reporter.

Guardians kể về một đội siêu anh hùng Liên Xô được thành lập trong Chiến tranh Lạnh. Sức mạnh của từng nhân vật chính thể hiện sức mạnh và truyền thống của người dân Liên Xô. Một tổ chức bí mật tên là “Yêu nước” sửa đổi ADN của bốn cá nhân, tạo ra các siêu chiến binh bảo vệ Tổ quốc, chống lại kẻ thù có sức mạnh siêu nhân.  

Diễn viên Sebastien Sisak (cựu điều tra viên, ngoài tiếng Armenia, nói được tiếng Anh, Pháp, Nga) vào vai Ler (tiếng Armenia nghĩa là núi). Ler có thể điều khiển đất đá, dịch chuyển núi non… Khi chiến đấu, Ler tạo ra động đất, miệng núi lửa, hẻm núi, hố tử thần… ngay dưới chân kẻ thù.

Diễn viên Kazakhstan Anton Pampushnyy hóa thân thành Ursus (nghĩa là gấu trong tiếng Latin). Ursus có thể biến hình thành gấu hoặc nửa người nửa gấu. Ursus trung thành, kiên định, sẵn sàng xé kẻ thù thành từng mảnh nhỏ.

Một diễn viên Kazakhstan khác tên là Sanzhar Madiev thủ vai Khan – nhân vật sử dụng thành thạo mọi loại vũ khí sắc bén, tinh thông thập bát ban võ nghệ. Bộ song đao của Khan trông như hai lưỡi liềm to tổ chảng, có thể cắt đôi xe hơi.

Khan cũng có thể dùng tay không đấm thủng tường gạch dày khộp và di chuyển nhanh đến mức như thể sử dụng bảo bối Cánh cửa thần kỳ hay Vòng xuyên thấu của mèo máy Doremon.

Nữ diễn viên Nga xinh đẹp Alina Lanina (sinh năm 1989) vào vai thủy nữ Xenia có thể đi lại trên mặt nước như trên mặt đất, trôi trong dòng nước như bay trong không trung. Ngoài khả năng biến hành, xenia có tuyệt kỹ của một diễn viên xiếc, một vận động viên thể dục dụng cụ, một võ sĩ… thượng thặng.

Nhân vật Xenia trong “Guardians”
Nhân vật Xenia trong “Guardians”

Nhân vật phản diện August Kuratov (do Stanislav Shirin đóng) có chiếc máy Modul-1 cho phép kiểm soát bất kỳ thiết bị kỹ thuật nào bằng cách tạo ra năng lượng giống như điện. Kuratov quyết định xây dựng đội quân nhân bản để đánh chiếm Moscow, chuẩn bị khống chế thế giới…

Phần 2 của Guardians đã được lên kế hoạch. Theo đó, Turbo Films (Trung Quốc), nhà phát hành Guardians, sẽ đồng sản xuất phần 2 với một số một số nhân vật Trung Quốc với một số cảnh quay ở đất nước đông dân nhất thế giới, theo China Film Insider.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.