Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Hải Dương quyết “phát huy tối đa tiềm năng, tạo nhiều giá trị khác biệt”

(PLVN) - Mặc dù ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 cũng đang đến gần và dịch COVID-19 bùng phát trở lại hết sức căng thẳng, nhưng Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng đã có những chia sẻ rất chân thực, sâu sắc về những ngày “cam go” mà Đảng bộ và nhân dân Hải Dương đã và đang trải qua khi vừa chống dịch vừa thực hiện những nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Phóng viên: Xin ông cho biết tình hình tổ chức học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII tại địa phương diễn ra như thế nào?

Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Xuân Thăng: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước không chỉ cho 5 năm tới, mà cho cả kỳ chiến lược 2021-2030 và tầm nhìn đến giữa thế kỷ XXI.

Đợt học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng diễn ra trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhưng với sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ, hình thức tổ chức quán triệt phù hợp nên Đảng bộ đã thực hiện đúng kế hoạch học tập, quán triệt theo Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 09/03/2021 của Bộ Chính trị.

Cụ thể, ngay trong tháng 3/ 2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện trong Đảng bộ tỉnh. Công tác tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, chất lượng; kết hợp tự nghiên cứu với nghe phổ biến, quán triệt.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, chủ trì và chịu trách nhiệm về chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; đồng thời, chỉ đạo bổ sung, xây dựng chương trình hành động của các cấp ủy.

Nội dung quán triệt tập trung chủ yếu vào những giá trị cốt lõi, những vấn đề mới trong các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030…

Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng.
 Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng.

Phóng viên: Khi Đại hội XIII đang diễn ra thì dịch COVID-19 "tấn công" Hải Dương và hiện nay Hải Dương cũng đang phải đối phó khi dịch này tái bùng phát. Vậy việc học  tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã bị ảnh hưởng như thế nào, thưa Bí thư?

Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Xuân Thăng: Tại Hải Dương, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết nối đường truyền từ Trung ương xuống tới cơ sở (ở những nơi có điều kiện). Tại điểm cầu của tỉnh có gần 700 đại biểu, ở các điểm cầu cấp huyện, xã có trên 11.000 đại biểu tham dự.

Đối với các chi, Đảng bộ cơ sở không có đường truyền trực tuyến hoặc đã tổ chức hội nghị trực tuyến mà vẫn còn đảng viên chưa được nghiên cứu, học tập Nghị quyết do số lượng đảng viên đông và đảm bảo giãn cách phòng chống dịch bệnh COVID-19 thì cấp ủy tổ chức các hội nghị trực tiếp; trong đó, yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp đều được nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Thời gian hoàn thành trong quý II/2021.

Cán bộ, đảng viên sau khi dự hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết phải hoàn thành bài thu hoạch cá nhân nộp về chi bộ mình đang sinh hoạt để lưu hồ sơ đảng viên và làm căn cứ đánh giá, xếp loại đảng viên cuối năm.

Cùng với học tập, quán triệt đối với cán bộ, đảng viên, phải thực hiện tốt việc tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Tuyên truyền toàn diện về thành công của Đại hội, những nội dung cốt lõi, những vấn đề mới trong các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng; nhận diện đầy đủ những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức trong những năm tới.

Đặc biệt, để việc học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII thêm hiệu quả, Hải Dương sẽ tiếp tục chú trọng trong công tác đấu tranh phản bác các quan điểm lệch lạc, sai trái, thù địch và định hướng dư luận xã hội theo đúng phương châm lấy “xây làm chính”, “lấy đẹp dẹp xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”; phản ánh kịp thời, toàn diện kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội tới đông đảo quần chúng nhân dân.

Phóng viên: Với vai trò và trách nhiệm là người đứng đầu, ông cùng tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương sẽ tập trung triển khai những kế hoạch cụ thể, trọng tâm nào vào địa phương để phát triển kinh tế - xã hội?

Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Xuân Thăng: Hải Dương có vị trí rất thuận lợi, nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, kề sát vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ. Đó là tiềm năng, lợi thế khác biệt và nổi trổi để Hải Dương tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục phát triển bứt phá, bền vững trong giai đoạn chiến lược mới - giai đoạn đổi mới toàn diện, chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Xác định rõ những lợi thế khác biệt đó, Hải Dương đang trên đà phấn đấu đến  năm 2025 Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu phát triển của tỉnh "đồng hành" với mục tiêu phát triển của đất nước, với quan điểm phát triển bao trùm xuyên suốt là: "Tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo để phát triển bứt phá, bền vững, nâng tầm vị thế Hải Dương" và triết lý phát triển: "Phát huy tối đa tiềm năng, tạo nhiều giá trị khác biệt” đã thực sự bám sát vào các định hướng phát triển trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hơn 2 thế kỷ hình thành và phát triển, TP Hải Dương - đô thị trung tâm của tỉnh Hải Dương - đã là một đô thị năng động. Ảnh: VOV
 Hơn 2 thế kỷ hình thành và phát triển, TP Hải Dương - đô thị trung tâm của tỉnh Hải Dương - đã là một đô thị năng động. Ảnh: VOV

Phóng viên: Bí thư của thể nói rõ hơn về một số nhiệm vụ chủ yếu sẽ được Tỉnh uỷ tập trung chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới để thực hiện các mục tiêu phát triển chung đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh?

Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Xuân Thăng:Từ quan điểm, tư duy, tầm nhìn và triết lý phát triển đã nêu, trong thời gian tới, Tỉnh uỷ tập trung sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như: Chủ động thích ứng với tình trạng “bình thường mới” và tập trung khắc phục ảnh hưởng tiêu cực do tác động của đại dịch COVID-19 nhằm thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”: Kiểm soát và phòng, chống tốt dịch bệnh COVID-19, đồng thời sớm hồi phục và lấy lại đà phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo bước đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh để thu hút đầu tư có chọn lọc, tạo sự liên kết theo chuỗi giá trị;

Bên cạnh đó, Hải Dương sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển các đô thị và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, hạ tầng đồng bộ, bền vững. Tập trung đầu tư xây dựng các đô thị động lực của tỉnh trở thành đô thị xanh, thông minh, hiện đại, đáng sống; đảm bảo đô thị có nhiều công trình kiến trúc điểm nhấn, nhiều không gian công cộng, công viên, cây xanh... để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, để Hải Dương sớm trở thành TP trực thuộc Trung ương.

Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Thực hiện phân công, phân cấp và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xây dựng chính quyền điện tử nhằm tăng cường khả năng kết nối liên thông, giữa các sở, ngành, địa phương, tạo thuận lợi trong việc giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, tạo môi trường làm việc minh bạch, hiệu lực, hiệu quả cao và hướng tới sự hài lòng của người dân…

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.