Hải Dương 'bó tay' với nạn xe quá tải trên tỉnh lộ 388

Nhận diện xe ben "hóa trang" thành xe container
Nhận diện xe ben "hóa trang" thành xe container
(PLO) - Tỉnh lộ 388 có chiều dài khoảng 16km, là tuyến giao thông huyết mạch, cắt ngang địa bàn huyện Kinh Môn, Hải Dương đang trở thành con đường khủng khiếp bởi vấn nạn xe quá tải.

Đây là con đường được đầu tư, xây dựng theo hình thức BOT, do Công ty cổ phần BOT 188 xây dựng và khai thác có một đầu nối với Quốc lộ 18 tại thị trấn Mạo Khê, tỉnh Quảng Ninh và một đầu nối với Quốc lộ 5, tại thị trấn Phú Thái, Hải Dương.

Trên tuyến đường 388 có nhiều khu dân cư đông đúc như thị trấn Kinh Môn, thị trấn Minh Tân (huyện Kinh Môn) và hàng loạt các công trình xây dựng quan trọng cũng như các nhà máy công nghiệp quy mô lớn như nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Thành Công III; các điểm tập kết vật liệu phục vụ sản xuất xi măng và đặc biệt, con đường này có các điểm tập kết than trên khu vực sông Đá Vách và sông Kinh Thầy. Do đó, con đường 388 là một điểm nóng giao thông, đặc biệt là tình trạng xe tải trọng lớn, xe quá tải.

Sau nhiều ngày lăn lộn trên tuyến đường 388, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận được nhiều diễn biến phức tạp về giao thông trên tuyến đường này. Mật độ phương tiện giao thông trên tuyến đường rất đông, với nhiều loại phương tiện "hạng nặng" so với sức vóc của con đường. Đây cũng là tuyến đường có sự hoạt động  đậm đặc phương tiện vận chuyển container loại 20ft, 40ft nối đuôi nhau chạy theo tuyến đường Quốc lộ 18 đi Quốc lộ 5.

Xe ben "hóa trang" thành xe container để chở hàng hạng nặng mà không bị kiểm tra tải trọng trên đường 388
Xe ben "hóa trang" thành xe container để chở hàng hạng nặng mà không bị kiểm tra tải trọng trên đường 388

Nhưng, đáng chú ý nhất là các phương tiện vận chuyển đất đá, vật liệu phục vụ sản xuất xi măng và hàng hóa của các bên cảng khu vực sông Kinh Thầy. Những chiếc xe tải ben chở đầy thùng loại hàng hóa nặng hơn cả đất đá chạy rầm rập qua tuyến đường này bất kể ngay đêm. Chỉ nhin mắt thường cũng có thể đoán biết các phương tiện cơ giới hạng nặng này có dấu hiệu vượt quá tải trọng cho phép. Ngoài ra, các phương tiện này còn được hoán cải để chở được nhiều hàng hơn, như cơi nới thêm thành thùng và đặc biệt là sự góp mặt của loại xe tải ben "hóa trang" bằng thùng container.

Mặc dù phương tiện tải trọng lớn, có dấu hiệu quá tải xuất hiện đậm đặc nhưng lực lượng kiểm soát tải trọng trên tuyến đường này thì rất mỏng. Theo ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hải Dương cho biết, trước vấn nạn xe quá tải chạy trên tuyến đường 388, gây nguy cơ mất an toàn giao thông nghiêm trọng, UBND huyện Kinh Môn đã đề xuất với Sở GTVT Hải Dương thiết lập một trạm cân tải trọng trên tuyến đường này. Yêu cầu này đã được Sở GTVT đáp ứng bằng việc điều chuyển trạm cân tải trọng quốc lộ 18 về đặt tại đầu đường 388, sát với trạm thu phí BOT ở chân cầu Đá Vách, thị trấn Minh Tân.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của trạm cân tải trọng này cũng không giải quyết được tình trạng xe quá tải. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, trong thời gian trạm cân tải trọng được đặt ở đây đến đầu tháng 11/2016, xe tải trọng lớn, có dấu hiệu quá tải vẫn vô tư chạy trên đường, qua mặt trạm cân mà không gặp sự kiểm tra, giám sát. Theo chân một chiếc xe này, chúng tôi còn ghi nhận được một vụ nổ lốp kinh hoàng do chở quá tải trọng gây ra.

Xe quá tải nổ lốp trên đường 388, đoạn thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn

Về hoạt động của trạm cân tải trọng này, ông Nguyễn Tá Duân, Chánh thanh tra Sở GTVT Hải Dương cho biết, trong thời gian hoạt động, trạm kiểm tra tải trọng đã phát hiện nhiều trường hợp xe quá tải; bắt giữ 3 xe ben đội lốt xe container. Tuy nhiên, đầu tháng 11/2016, trạm kiểm tra tải trọng này đã được điều động trở lại vị trí cũ trên đường Quốc lộ 18. Như vậy, hiện nay tuyến đường 388 đang trở thành "mặt trận" bỏ không, để xe quá tải mặc sức tung hoành.

Cũng theo chia sẻ của Lãnh đạo Sở GTVT Hải Dương thì vấn nạn xe quá tải khó giải quyết, vì liên quan đến lợi ích, lợi nhuận của doanh nghiệp và chủ xe. Việc kiểm soát tải trọng của tỉnh Hải Dương cũng thực sự bất cập do đầu mối xe quả tái đều xuất phát từ nguồn là hai địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng. Đối với việc kiểm soát tải trọng xe ô tô, tỉnh Hải Dương chỉ có thể làm tốt việc kiểm soát các phương tiện ở nội tỉnh bằng việc kiểm tra ngay từ nguồn bốc hàng. Đối với xe đến từ địa phương khác, việc kiểm soát tải trọng thực sự khó khăn.

Có vẻ như các cơ quan chức năng đã "bó tay" và việc đối phó với nạn xe quá tải trên đường 388 là nhiệm vụ "bất khả thi". Và như vậy, nhưng người tham gia giao thông trên tuyến đường đành phải trông chờ vào vận may khi trên đường đầy rẫy những chiếc xe tử thần này.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.